Thực chất sự thật lịch sử, tâm linh
Thực chất sự thật lịch sử, tâm linh (The essence of historical and spiritual truth) gồm các mặt sau: tính chất sức sống không chân thật, lịch sử không phát triển không tâm linh; bản chất sự sống chưa chân thật, lịch sử chưa phát triển chưa tâm linh; thực chất cuộc sống chân thật, lịch sử phát triển và tâm linh. Điều đó có nghĩa, lịch sử tâm linh là người chân thật phát triển trong cộng đồng loài vật. Tức người sống không chân thật không phát triển và không có tâm linh (That means people who live inauthentically do not develop and not spirituality); người chết sống chân thật đều có tâm linh (the truly dead and alive all have spirituality), hay “tâm linh những người đã khuất” (spirituality of the deceased) [1].
Gắn lịch sử tâm linh và Tết cho thấy, sử không chân thật Tết không tâm linh; lịch chưa chân thật Tết chưa tâm linh; còn lịch sử chân thật là Tết tâm linh. Tức lịch sử tâm linh là Tếtchân thật, hay loài người chân thực; người không chân thật không có lịch sử tâm linh (inauthentic people have no spiritual history).
Gắn lịch sử tâm linh và chữ số cho thấy, sử không chân thật là số dương không tâm linh; lịch chưa chân thật là số âm chưa tâm linh; còn lịch sử chân thật số thực tâm linh. Tức lịch sử tâm linh là người sống chân thật; người không chân thật thiếu lịch sử tâm linh (inauthentic people lack spiritual history).
Gắn lịch sử tâm linh và văn hoá cho thấy, sử không chân thực không văn hoá; lịch chưa chân thực chưa văn hoá; còn lịch sử chân thực thì văn hoá. Tức lịch sử tâm linh gắn với văn hoá, hình thành “văn hoá tâm linh” - khái niệm biểu hiện con người chân thật sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người; thiếu văn hoá thiếu lịch sử và tâm linh (lack of culture, lack of history and spirituality).
Gắn lịch sử tâm linh và văn minh cho thấy, sử không chân thật loài người không văn minh; lịch chưa chân thật loài người chưa văn minh; còn lịch sử chân thật loài người văn minh.Tức lịch sử tâm linh là loài người văn minh, bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống cho con người.
Gắn lịch sử tâm linh và phát triển cho thấy, sử không chân thật mục tiêu không phát triển; lịch chưa chân thật, phương pháp thực hiện mục tiêu không phát triển; lịch sử chân thật, nguyên tắc thực hiện mục tiêu phát triển. Tức lịch sử tâm linh là phát triển bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.
Hạn chế hiểu biết lịch sử, tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam
1. Hạn chế trên thế giới
Lịch sử và tâm linh gắn liền với cuộc sống xã hội loài người.Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia hiểu biết lịch sử, tâm linh còn hạn chế. Chẳng hạn, khi phân tích “lịch sử”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất chưa phát triển, tính chất không phát triển, chứ không nhìn thực chất lịch sử phát triển (rather than looking at the actual historical development), tức loài người không thể “tiến hoá” (that is, humans cannot “evolve”) như có người nghiên cứu đã nêu ra [2], mà về thực chất loài người phát triển văn minh (but in essence, humanity develops civilization); hay khi phân tích “tâm linh”, giới nghiên cứu chỉ nhìn tính chất linh không thật, bản chất tâm chưa thật, chứ không nhìn thực chất tâm linh chân thực (rather than seeing the true spiritual essence).
Hạn chế hiểu biết lịch sử, tâm linh làm cho nhiều người không nhận thức rõ mối liên hệ giữa con người và tâm linh như sau: tâm chưa thật con người chưa chân thực, linh không thật con người không chân thực, tâm linh thực thì con người chân thật, hay “con người tâm linh” [3]; không nhận thức rõ mối liên hệ giữa con người và lịch sử như sau: sử cá nhân không chân thật nhiều bạo lực, lịch nhóm chưa chân thật ít bạo lực, lịch sử cộng đồng chân thật không bạo lực (genuine non-violent community history); không nhận thức rõ tính chất không thật lịch sử cá nhân, bản chất chưa thật lịch sử nhóm, thực chất sự thật lịch sử cộng đồng hay lịch sử quốc gia - dân tộc. Đặc biệt, hạn chế nêu trên làm cho nhiều người ở các quốc gia tin vào thần thánh, như: “Người Hồi giáo thì tin vào thánh Ala, người Kito giáo thì tin vào Chúa Giêsu” hay “Có những nước, người ta thờ thần bò, thần lợn, thần sao (thái bạch, thái ất, tinh quan, thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ…), thần sông, thần suối, thần núi, thần đất… Người Nhật Bản thì theo đa thần giáo, thờ rất nhiều đấng thần linh khác nhau; hòn đá, miếng gỗ… vật gì cũng có thể có thần, nhiều không đếm xuể” [4]; nhiều người không hiểu rõ rằng, “người không yêu người không hết chiến tranh”, “con người độc quyền là nguồn gốc của chiến tranh (human monopoly is the sourse of war)” [5]; hay nhiều người nghiên cứu không hiểu rằng, đảng phái độc quyền lãnh đạo là không chân thật (party monopoly leadership is not genuine), làm hại nước hại dân như tham quyền, tham nhũng và lãng phí (harming the country and harming the people is like greed for power, corruption and waste).
2. Hạn chế ở Việt Nam
Hiểu biết lịch sử, tâm linh của giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người chưa nhìn rõ bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật lịch sử và tâm linh. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “lịch sử”chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận khái quát là quá trình “phát sinh, phát triển” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự thật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người; còn “tâm linh” chỉ nhìn nhận khái quát là “Tâm hồn, tinh thần” chứ không nhìn nhận là con người chân thực trong đời sống xã hội.
Hạn chế hiểu biết lịch sử, tâm linhlàm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ rằng, tính chất lịch sử không tâm linh, bản chất lịch sử chưa tâm linh, thực chất lịch sử tâm linh; nhiều người không hiểu rõ rằng, lịch sử dân tộc trường tồn, còn lịch sử nhóm thì không trường tồn (and group history is not eternal); nhiều người không hiểu rằng, loài người sẽ “không còn chiến tranh khi mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng biết sống chân thật với nhau, tôn trọng sự thực và công lý, đoàn kết cùng nhau xây dựng pháp luật đúng đắn hay pháp luật có văn hoá để ngăn ngừa, ngăn chặn bạo lực, tránh thảm hoạ huỷ diệt sự sống loài vật, loài người trên trái đất” [6]; nhiều người không hiểu rõ tại sao có nước nhiều chùa, nước ít chùa, nước không có chùa, hay không hiểu rõ rằng, vào những ngày Lễ, Tết, đi chùa “thì “lạy Chúa Phật, tổ tiên là lạy chính mình (to bow to God Buddha, and ancestors is to bow to yourself)”” [7], chứ không phải “cúng thần linh”, hay “cúng dường tiền mặt” như ở chùa Ba Vàng [8]; nhiều người cũng không hiểu rõ rằng, tâm linh chính là “cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người” [9].
Hạn chế hiểu biết lịch sử, tâm linh là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống xã hội; chẳng hạn, như: tư liệu lịch sử chủ yếu nói về “những chuyện chống ngoại xâm” mà ít thấy có “văn hoá dân tộc” [10]; “lâu nay lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc từ khi có Đảng” [11]; “Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ”, “bảo tàng Hải Dương có diện tích hơn 8000m2 là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nhưng nhiều ngày không một người ghé thăm” [12], tức nhiều người không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất lịch sử cá nhân không phát triển, bản chất lịch sử nhóm chưa phát triển và thực chất lịch sử cộng đồng phát triển; “môn Sử trở thành nỗi ám ảnh với bao thế hệ học sinh” [13]; “đạo đức, văn hoá trong đời sống xã hội có biểu hiện xuống cấp; thiếu vắng sự chân thật của nhiều người” [14]; “trục lợi từ du lịch tâm linh” [15]; hay “những cảnh bạo lực, phi nhân tính ngay chốn cửa Phật, đền Thánh, trong lễ hội xảy ra nhan nhản: Người ta lại có thể đánh trọng thương một cụ già sơ ý giẫm phải chân mình, dùng cả gậy gộc đánh nhau để tranh một chút lộc ở trong lễ hội; cướp lộc, tranh giành lễ vật phản cảm, bạo lực; đua nhau dâng cúng những đồ lễ kỷ lục kệch cỡm; trục lợi, “buôn thần bán thánh”, bói toán, cúng thuê lừa đảo… nhiều không kể xiết” [16].
Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ tâm, sử và Tết Nguyên đán tâm linh
1) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “tâm”:
Lịch sử tâm linh gắn liền với “tâm”.Tuy nhiên, tâm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Tâm gồm có các mặt chủ yếu sau: tính chất tâm không chân thật không phát triển; bản chất tâm chưa chân thực chưa phát triển; thực chất tâm chân thực là phát triển. Tức để nhận thức đúng đắn tâm đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: cá nhân sống không có tâm không phát triển; nhóm sống chưa có tâm thiếu phát triển; cộng đồng sống có tâm thì phát triển (communities that lives mildfully will develop), dạng mô hình: bản chất nhóm sống chưa có tâm - thực chất cộng đồng sống có tâm - tính chất cá nhân sống thiếu tâm. Nói cách khác, tâm là cộng đồng sống chân thực; cộng đồng sống không chân thật không có tâm (the community lives insincerely and without heart); cộng đồng sống không có tâm thì không phát triển, tức không bảo đảm công bằng bình đẳng công lý cho con người.
2) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “sử”:
Tâm linh từ góc nhìn lịch sử gắn với “sử”.Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa được giới nghiên cứu làm rõ.Sử gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất sử cá nhân không phát triển; bản chất sử nhóm cũng không phát triển; thực chất sử cộng đồng thì phát triển. Điều đó có nghĩa, để nhận thức đúng đắn sử đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: sử cá nhân không thật không phát triển; sử nhóm chưa thật chưa phát triển; sử cộng đồng thật thì phát triển, dạng mô hình: bản chất sử nhóm thiếu phát triển - thực chất sử cộng đồng phát triển - tính chất sử cá nhân không phát triển. Tức sử biểu hiện sử các dân tộc phát triển, chứ không phải “lịch sử địa phương” - lịch sử không phát triển [17], hay “không phải viết lịch sử Đảng” như Hồ Chí Minh từng nói nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng năm 1949 [18]; về thực chất lịch sử nhóm là chưa phát triển (in essence, the group’s history is undeveloped). Theo đó, lịch sử địa phương, lịch sử Đảng không kiến tạo phát triển (the Party’s history has not created development), tức không đạt được “mục đích ích nước lợi dân” (that is, the good of the country and the people” cannot be achieved) [19]; bởi chúng chỉ là lịch sử nhóm, chứ chưa phải “lịch sử dân tộc” - lịch sử có cội nguồn “gốc tích” nước Việt Nam [20]. Do vậy, tác giả kiến nghị rằng, giới lãnh đạo cần chú trọng truyền đạt lịch sử dân tộc cho người dân. Đồng thời, đổi tên Đảng thành “Đảng dân tộc Việt Nam” như Hồ Chí Minh từng nêu ra [21], hay thành “Đảng Nhân dân Việt Nam” dạng “Đảng Nhân dân hành động” của Singapore [22]; bởi vì nhân dân gắn chặt với dân tộc, chứ không gắn với đảng phái (not tied to a party). Ngoài việc đổi tên Đảng như vậy, Đảng cần có “nền pháp quyền” [23], luật phát triển để bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, và cũng là “vì cộng đồng các dân tộc trong quốc gia và cả loài người.Đây cũng là lẽ sống của Đạo Phật - Đạo làm Người (The Tao of Humanity)” [24].
3) Nhận thức đúng đắn về Tết Nguyên đán tâm linh:
Lịch sử là “Tết Nguyên đán tâm linh” (history is “spiritual Lunar New Year”), hay Tết Nguyên đán người sống chân thật (or Lunar New Year, people live honestly).Tuy nhiên, khái niệm này chưa được người dân nhận thức rõ. Tết Nguyên đán tâm linh bao hàm các mặt sau: tính chất đán không chân thật, đán không tâm linh; bản chất Tết chưa chân thật, Tết chưa tâm linh; thực chất Tết Nguyên đán chân thật, Tết Nguyên đán tâm linh, dạng mô hình: bản chất Tết chưa tâm linh - thực chất Tết Nguyên đán tâm linh - tính chất đán không tâm linh. Tức để nhận thức đúng đắn về Tết Nguyên đán tâm linh đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: bản chất con chưa tâm linh, tính chất người không tâm linh, thực chất con người tâm linh, hay người sống chân thực với nhau trong cộng đồng (or people living authentically together in community); người không yêu người không Tết Nguyên đán tâm linh (people who don’t love people don’t have a spiritual Lunar New Year).
Kết luận
Lịch sử, tâm linh là chân thật phát triển, hay con người chân thật, sống thân thiện với nhau trong xã hội loài người. Hiện nay, lịch sử, tâm linh chưa được người dân hiểu đúng; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất lịch sử tâm linh, Tết Nguyên đán tâm linh. Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực, sự thật lịch sử chưa được làm sáng tỏ, nhiều người giả dối trong cuộc sống cộng đồng, sống thiếu văn hoá, xã hội kém phát triển. Do đó, để phát triển đất nước bền vững, con người văn minh, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu cần phải thay đổi tư duy không thật chưa thật sang tư duy thật, nhận thức đúng đắn thuật ngữ tâm, sử và Tết Nguyên đán tâm linh.
………………..
Tài liệu trích dẫn:
[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 1, tr. 99-100.
[2] Lê Quỳnh Ba biên tập (Theo “The Incredible Human Journey”), Nguồn gốc loài người, https://nghiencuulichsu.com/2017/04/25/nguon-goc-loai-nguoi/, ngày 25/04/2017.
[3] Nguyễn Hữu Đổng, Tết con người tâm linh, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-con-nguoi-tam-linh-a22973.html, ngày 25/01/2024.
[4], [16] Trần Văn Sỹ, Giáo dục tâm linh, tại sao không? https://lsvn.vn/giao-duc-tam-linh-tai-sao-khong1614180446.html, ngày 24/02/2021.
[5], [7] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về Tết từ góc nhìn con số, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-tet-tu-goc-nhin-con-so-a22537.html, ngày 28/12/2023.
[6] Nguyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hoà bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/su-that-ve-chien-tranh-va-hoa-binh-a19949.html, ngày 21/07/2023.
[8] N. Huyền, Cúng dường tiền mặt ở chùa Ba Vàng: GS Trần Lâm Biền khẳng định 'không dâng tiền lên Tam Bảo được', https://infonet.vietnamnet.vn/cung-duong-tien-mat-o-chua-ba-vang-gs-tran-lam-bien-khang-dinh-khong-dang-tien-len-tam-bao-duoc-417972.html, ngày 19/08/2022.
[9], [14] Nguyễn Hữu Đổng,Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.
[10] Nguyễn Văn Nghệ, Việt Nam: môn học Lịch Sử trong quá khứ, hiện tại và tương lai, https://nghiencuulichsu.com/2016/09/14/viet-nam-mon-hoc-lich-su-trong-qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai/, ngày 14/09/2016.
[11] Phiên An, Lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc, https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32343364/lich-su-dang-thuong-bi-nham-lan-voi-lich-su-dan-toc/333339323364.html, ngày 12/12/2020.
[12] Nguyễn Thảo, Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ, https://vietnamnet.vn/lich-su-chung-ta-rat-hao-hung-nhung-lai-bi-tho-o-555630.html, ngày 03/08/2019.
[13] Việt Thành tổng hợp, Để lịch sử không bị bỏ rơi khi thành môn tự chọn, https://vnexpress.net/de-lich-su-khong-bi-bo-roi-khi-thanh-mon-tu-chon-4455679.html, ngày 26/04/2022.
[15] Hạnh Duyên, Ngăn chặn tình trạng trục lợi từ du lịch tâm linh, https://nhandan.vn/ngan-chan-tinh-trang-truc-loi-tu-du-lich-tam-linh-post349779.html, ngày 05/03/2019.
[17] Đặng Chung (thực hiện), Giáo dục lịch sử địa phương qua bài giảng thông minh, https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-lich-su-dia-phuong-qua-bai-giang-thong-minh-post632697.html, ngày 05/04/2023.
[18] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 2.
[19] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 132.
[20] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t.3, tr. 255.
[21] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr. 187.
[22] Hoàng Vũ, Đảng Nhân dân hành động chiến thắng áp đảo, https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/dang-hanh-dong-nhan-dan-chien-thang-ap-dao-626734, ngày 11/07/2020.
[23] Minxin Pei, Biên dịch Nguyễn Thị Kim Phụng, Hiệu đính Phạm Hồng Anh, Trung Quốc và “Mô hình Sinhgapore”, https://nghiencuuquocte.org/2015/04/08/mo-hinh-singapore/, ngày 08/04/2015.
[24] Nguyễn Hữu Đổng, Tết bàn về khái niệm “văn Phú”, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-ban-ve-khai-niem-van-phu-a23048.html, ngày 30/01/2024.
…………………
Ngày 05/02/2024
N.H.Đ