Thanh Hóa: Phục dựng sắp xong chùa Hưng Phúc phối thờ Phật và Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc tại làng Tràng Lang, xã Định Tiến (Yên Định)

Vũ Xuân Bân

18/01/2023 07:05

Theo dõi trên

Qua trao đổi với lãnh đạo xã Định Tiến, huyên Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nếu không có gì thay đổi đến ngảy 13/5/2023 âm lịch, tức ngày 30/6/2023 dương lịch thì phục dựng xong chùa Hưng Phúc nơi phối thờ Phật và Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc tại chính quê hương làng Lang Thôn (còn gọi là Tràng Lang), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương cho phép phục dựng, ngày 14/9/2019, chủ đầu tư là UBND huyện Yên Định phối hợp cùng với xã Định Tiến và nhà thầu thi công là Công ty cổ phần thương mại Thăng Long- Hoa Lư đã  động thổ dự án bảo tồn, tôn tạo chùa Hưng Phúc (còn gọi là chùa làng Tràng Lang, hay làng Lang Thôn) nơi thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, từng được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

dao-cam-moc-1673978097.jpg

Tượng thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc. Nguồn Internet

 

chua-hung-phuc-1712023a-1673975569.jpg

Khuôn viên phục dựng chùa Hưng Phúc phối thờ Phật và Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc tại làng Tràng Lang, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

 

Còn nhớ những năm 1965 -1968, cách nay gần 60 năm, khi đó học cấp 3 (nay là Trung học phổ thông) Yên Định sơ tán tại làng Bái Thủy, xã Định Liên, trên đường đi học, tôi từ làng Mỹ Lộc đi bộ hơn 1 Km là đến chùa làng Tràng Lang ngay cạnh bờ đê nam Sông Mã, thường ghé qua chùa này, thấy có nhiều bài vị, bát hương, có lần đếm được 36 tượng thờ nhưng không để ý và không phân biệt tượng Phật và tượng thờ danh nhân Đào Cam Mộc.

Thật đáng tiếc, do thiếu hiểu biết lịch sử và buông lỏng quản lý, không coi đó là di tích lịch sử, di sản văn hoá, là công sức đóng góp của nhân dân địa phương xây dựng nên mà có lúc còn cho rằng tụ tập thờ cúng ở chùa là mê tín dị đoan. Do đó, ngôi chùa phối thờ Phậtdanh nhân Đào Cam Mộc đã bị phá hoàn toàn vào những năm sau này. Có những tượng, hiện vật quý thờ tại chùa này bị ném trôi xuôi theo dòng sông Mã. Địa phương đã cắm đất chùa cho một số hộ dân làm nhà ở. Thực tế cho thấy, những hộ  làm nhà ở trên đất chùa này gặp nhiều tai ương trong cuộc sống, có những hộ như bị vong gia bại sản mà dư luận dân làng cho là “xâm phạm đất chùa bị thần phật quở trách”.

chua-hung-phuc-2-1712023b-1673975690.jpg

 Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010, lãnh đạo TP Hà Nội khi đó đã dành kinh phí cho Thanh Hoá đầu tư phục dựng nhà thờ danh nhân Đào Cam Mộc tại làng Tràng Lang, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Vì danh nhân Đào Cam Mộc là người có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi Vua năm 1010, được ví như là Thái sư Trần Thủ Độ có công đầu trong khởi nghiệp triều Trần. Nhưng địa phương khi đó không làm kịp hồ sơ xây dựng, không giải phóng được mặt bằng, đành phải gác lại.

Trên cơ sở đó, được sự quan tâm của các cấp, các ngành hữu quan từ Trung ương, tỉnh Thanh Hóa, huyện Yên Định, đóng góp của con cháu họ Đào cả nước, những người con quê hương xa xứ, đáp ứng nguyện vọng thờ cúng văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương đã huy động bằng nhiều nguồn vốn hợp pháp trên 20 tỷ đồng để phục dựng lại Chùa Hưng Phúc ở nền chùa cũ trên khuôn viên hơn 4.000 m2, trong đó được kinh phí của huyện Yên Định hỗ trợ và nhân dân làng Lang Thôn đóng góp gần 5 tỷ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng  4 hộ dân ở trước chùa..

chua-hunwg-phuc-3-1712023c-1673975722.jpg

Hai ảnh trên: Các nghệ nhân khẩn trương hoàn thành các bức hoành phí trang trí nhà thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc tại làng Tràng Lang, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

 

Chỉ huy công trường phục dựng bảo tồn, tôn tạo chùa Hưng Phúc cho biết: Toàn bộ cột nhà tiền bái và nhà thờ chính đều bằng gỗ tứ thiết nhóm A. Công trình xây dựng nhà thờ danh nhân Đào Cam Mộc đến nay đang khẩn trương hoàn thành nhà tiền bái và nhà thờ chính hình chữ đinh cùng các hạng mục khác, phấn đấu hoàn thành dự án bàn giao cho địa phương tổ chức lễ giỗ lần thức 1008 của Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc.

Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia): Đào Cam Mộc (chữ Hán: 陶甘沐 942-1015) là Đại công thần nhà Tiền Lê và Đại công thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Các sử liệu đã giúp xác định được rõ ràng, chính xác về nguồn gốc quê hương của Đào Cam Mộc là ở huyện Yên Định với quê nội ở thôn Tràng Lang (còn gọi là Lang Thôn nay thuộc xã Định Tiến) và quê ngoại là ở thôn Nam Thạch (hay còn gọi là thôn Nam Trịnh, nay thuộc xã Yên Trung cùng huyện Yên Định).

vxb-2192019-1673977457.jpgTác giả bài viết  bên cạnh móng nhà thờ chính chùa Hưng Phúc phối thờ Phật và Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc tại làng Tràng Lang, xã Định Tiến, huyệnYên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh chụp  ngày 21/9/2019.

Theo truyền thuyết, sau khi bố mất, Đào Cam Mộc đã cùng mẹ từ biệt quê nội (Tràng Lang) để về quê ngoại (Nam Thạch) sống. Tại quê ngoại, Đào Cam Mộc đã có một cuộc đời tuổi thơ đầy dấu ấn, kỷ niệm. Vào tuổi tráng niên, Đào Cam Mộc đã rất nổi tiếng về chí thông minh và sức khoẻ hơn người. Tương truyền, khi vua Lê Đại Hành tuần du về Thanh Hoá, thuyền rồng bị mắc cạn ở đoạn sông Mã qua Nam Thạch (mà bây giờ gọi là Cựu Mã Giang), thấy quân lính loay hoay mãi mà không khắc phục được, chàng thanh niên họ Đào đã tự nguyện dùng mưu trí, sức khoẻ giúp đoàn thuyền của nhà vua vượt qua được chỗ mắc cạn trước sự ngạc nhiên, thán phục của mọi người. Vì vậy, Đào Cam Mộc được Lê Hoàn mời ra giúp nước. Và dưới triều Tiền Lê (980 - 1009), từ thân phận bình dân, Đào Cam Mộc đã từng bước được tin dùng và vươn tới chức Chi hậu - một chức quan có thế lực dưới triều Tiền Lê.

Sau khi Lê Hoàn mất (1005), Lê Long Đĩnh (còn là Lê Ngọa Triều) lên nối ngôi đã làm cho triều đình nhà Tiền Lê lung lay, nghiêng ngả đến tột độ. Trước tình hình như vậy, với sự thức thời của mình, Đào Cam Mộc đã chủ động phối hợp với sư Vạn Hạnh cùng những người thân tín khác trong triều đình suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, mở ra vương triều Lý - một vương triều rực rỡ, huy hoàng trong lịch sử phong kiến Việt Nam hồi thế kỷ XI đầu thế kỷ XIII. Và sự kiện này đã được sách Việt sử lược - một bộ sách khuyết danh thời Trần và sách Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sách thời Lê do Ngô Sĩ Liên biên soạn một cách khá đầy đủ, sinh động.

Cũng với nội dung sự kiện về Đào Cam Mộc có công suy tôn Thân vệ Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép cũng gần tương tự như Việt sử lược.

Như vậy, qua sự ghi chép của sử sách xưa, chúng ta có thể thấy rõ vai trò, vị thế của Đào Cam Mộc trong bước phát triển của lịch sử dân tộc hồi cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Chính ông (cùng với sư Vạn Hạnh) là một trong hai người chủ xướng đưa Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, lập ra vương triều Lý - một vương triều tiến bộ có nhiều đóng góp to lớn trong việc duy trì, giữ vững đất nước và phục hưng văn hoá dân tộc. Với công lao trực tiếp trong việc thiết lập vương triều Lý mà Đào Cam Mộc đã được vua Lý Công Uẩn ban thưởng nhiều đặc ân (như được lấy công chúa An Quốc và được phong tước Nghĩa Tín hầu) để rồi trở thành đệ nhất công thần triều Lý. Với vai trò, vị thế của mình, Đào Cam Mộc xứng đáng được lịch sử suy tôn là nhân vật tiêu biểu của đất nước hồi cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.

Theo sự ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư thì vào năm “Ất Mão (Thuận Thiên) năm thứ 6 (1015), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 8)... Đào Cam Mộc chết, đượcc tặng Thái sư Á Vương”. Từ đó trở đi, người đương thời và người hậu thế ở các triều sau đều chỉ gọi Đào Cam Mộc là Thái sư Á Vương một cách đầy tôn kính.

Sau khi mất, Đào Cam Mộc đã được vua Lý cho đục tượng thờ ở chùa Hưng Phúc của Tràng Lang quê nội - một ngôi chùa có từ thời Đinh, và cho quê ngoại Nam Thạch (xã Yên Trung) - nơi có nhiều gắn bó kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến tráng niên lập đền thờ ông với qui mô bề thế. Sau đó một thời gian, ở làng Bùi Hạ (nay thuộc xã Yên Phú, Yên Định) cũng có nghè thờ Đào Cam Mộc vì theo truyền thuyết thì xưa kia, cứ về mùa lũ, nước sông Mã cũ (tức Cựu Mã Giang) thường gây ra lụt lội, ngập úng. Trong vài lần lụt lội, bài vị và đồ thờ ở đền thờ Đào Cam Mộc thôn Nam Thạch cứ trôi dạt về thôn Bùi Hạ. Lần đầu tiên, biết là đồ thờ ở đền Đào Cam Mộc, dân làng Bùi Hạ đều đem trả về cho làng Nam Thạch. Nhưng lần lụt thứ hai, rồi thứ ba, đồ thờ và bài vị ấy vẫn cứ trôi về chỗ cũ ở sát gò đất cao của làng Bùi Hạ. Dân làng Bùi Hạ cho là chuyện thiêng nên đã quyết định xây dựng một ngôi đền để thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc, và đặt tên cho nó là Nghè Hạ (còn đền ở Nam Thạch thì gọi là Nghè Thượng). Từ đó, hai làng Bùi Hạ và Nam Thạch đã kết nghĩa cùng nhau và cùng tổ chức tế lễ vào các ngày 23, 24, 25 tháng 11 âm lịch hàng năm.

Trong quá trình lịch sử từ rất lâu đời, quê nội (Tràng Lang) và quê ngoại (Nam Thạch) của Đào Cam Mộc đã vun đắp mối tình đoàn kết keo sơn. Và trên thực tế, trong chiến tranh giặc dã, hoặc khi mất mùa đói kém, dù ở cách xa nhau tới hơn chục km nhưng nhân dân của hai làng vẫn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau.

Gần đây, sau khi được Bảo tàng tổng hợp Hải Phòng tặng tập sách “Hải Phòng di tích danh thắng xếp hạng quốc gia”, xuất bản năm 2005, chúng ta lại được biết rõ hơn về hành trạng thân thế, cuộc đời của Đào Cam Mộc. Ngoài người vợ được vua Lý Công Uẩn gả cho là công chúa An Quốc, Đào Cam Mộc còn có một vợ nữa, đó là bà Đỗ Thị Uyển - con quan Đỗ Hương ở làng Vân Tra (nay thuộc xã An Đông, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng). Bà Uyển sinh được hai người con trai là Đào Lôi và Đào Điện. Thần phả ở làng Vân Tra ghi chép rất rõ về Đào Lôi, Đào Điện chính là con của Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc, và cả ba cha con đều là đại thần của vương triều Lý. Sau khi mất, Đào Lôi được thờ ở đình và chùa Vân Tra cùng với cha là Đào Cam Mộc và mẹ là Đỗ Thị Uyển. Ngoài ra, ở Hải Phòng, Đào Lôi còn được thờ ở chùa Nhân Lý (nay thuộc xã Cao Nhân, huyện Thuỷ Nguyên). Hiện tại, di tích đình - chùa Vân Tra và chùa Nhân Lý đều đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia - nơi mãi mãi ghi nhận công đức của vợ chồng, cha con Đào Cam Mộc.

Nhớ về công đức của vị đệ nhất công thần triều Lý, ở thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn còn con đường mang tên Đào Cam Mộc.

Vì vậy, các địa điểm thờ Đào Cam Mộc ở Thanh Hoá (như ở Tràng Lang - Định Tiến), Nam Thạch - Yên Trung và Bùi Hạ - Yên Phú cũng  được phục hồi, tôn tạo để biểu thị sự thành kính, biết ơn vị danh nhân tiêu biểu của đất nước hồi cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.

Còn trên trang baotanglichsu.vn cho biết: Sau 6 năm phò Lý Thái Tổ ổn định triều chính, Thái sư Đào Cam Mộc đã tạ thế tại tư dinh nay thuộc đất Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) năm Thuận Thiên thứ 6 (1015). Để ghi nhớ công ơn vị khai quốc công thần, Lý Thái Tổ đã truy phong cho ông chức vị cao nhất là Á Vương, cho xây đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc ngay tại tư dinh và ban tặng câu đối: "Lý triều định đô vương tứ phúc/ Đào trạng văn quan Quốc ân thân".

Cùng với đền thờ tại tư dinh trên đất Cổ Loa, Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc cũng được lập đền thờ tại nhiều nơi. Ông là một trong 3 vị quan (Đào Cam Mộc, Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu) được thờ ở Võ chỉ thuộc đền thờ Lý Bát Đế (Đền Đô, thuộc xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh).

Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đang kiến nghị, đề xuất để sớm khôi phục lại đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc giúp cho các thế hệ sau hiểu rõ hơn và tưởng nhớ đến công ơn của vị Thái sư Á vương Đào Cam Mộc tài đức xuất chúng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

V.X.B