VH&PT - Đề tài chống Covid-19 có những tác phẩm đoạt giải cao, giải báo chí quốc gia 2021 và hẳn rằng dù dịch bện đã tạm lắng nhưng đề tài này sẽ còn tiếp tục được khai thác trong một thời gian dài với các thể loại báo chí và cả nghệ thuật khác nhau. Covid- 19 cũng đang là đề tài “màu mỡ” của thể loại văn học, dù mức độ xuất hiện chưa phải là nhiều.
Mới đây, nhà thơ Ngô Đức Hành, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện sinh sống và viết tại Hà Nội vừa cho ra đời tập sách Mai ngày do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Sách là hợp tuyển gồm 55 bài thơ và 10 bản phổ nhạc từ thơ Ngô Đức Hành của một số tác giả Phạm Hồng Sơn, Phạm Việt Long, Huy Tập…
Ấn tượng của người xem trước những tác phẩm ảnh đoạt giải báo chí về đề tài Covid-19 là một Sài Gòn khốc liệt trong những ngày chống dịch. Đèn xe cứu thương lóe sáng trong đêm tối. Những gương mặt thất thần, ánh mắt lúc như chực nổ tung, lúc lại đượm vẻ ưu tư của các y bác sĩ chống dịch. Nhưng bức ảnh khiến người xem có thể chẳng nhận ra ai với ai trong những bộ đồng phục xanh dương lại nói lên một điều rằng toàn quốc lúc ấy đang căng ra, như một sự nổ tung và đầy lo âu.
Trở lại với tập thơ nhạc của tác giả Ngô Đức Hành. 55 bài thơ đều về đề tài Covid-19 hoặc lấy cảm hứng từ đại dịch do virus Vũ Hán gây ra. Những bài thơ có lẽ được tác giả thực hiện hàng ngày như một thứ nhật ký xuyên xuốt những tháng năm đại dịch để rồi tình cờ trở thành một hợp tuyển. Tác giả đều để lại thời gian dưới mỗi bài thơ như là một ẩn ý rằng đây là những dòng nhật ký bằng thơ về đại dịch. 55 bài thơ được thực hiện từ tháng 1.2020 đến tháng 8.2021. Các nhạc sĩ đã đọc thấy những bài thơ trên báo chí, trên mạng xã hội và các bản phổ xuất hiện. Xuyên suốt tập sách, người đọc như được tua chậm lại từng khoảnh khắc khi đại dịch. Từ khi Việt Nam xuất hiện những ca bệnh đầu tiên.
Trong bài thơ đầu tiên của tập sách tác giả đề ngày 10.1.2020 khi đại dịch bắt đầu “gõ cửa” Việt Nam. Chính phủ lúc đó xem đây là một cuộc chiến. Toàn dân đề cao cảnh giác. Dưới góc nhìn của nhà thơ thì đó là một cuộc chiến đặc biệt:
Cuộc chiến không có đạn bom / Không thời gian, phân chia giới tuyến / Khó nhận ra đâu là làn đạn / Chiến tranh không rõ mặt người.
Cũng như nhiều người lúc đó. Trước một thứ dịch bệnh mà thế giới còn quá ít thông tin về nó, thậm chí WHO lúc ấy còn cho rằng chưa chắc nCoV có thể bùng phát thành đại dịch. Nhưng dưới con mắt ngờ vực của nhà thơ thì: Cuộc chiến này không kém phần ồn ào / Dư thừa lời hay ý đẹp.
Rồi mọi sự trở nên rõ ràng hơn khi xuất hiện những tâm dịch như Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, rồi Hà Nội, Sài Gòn: Ôm Sài Gòn vào lòng / Ngày gặp nhau mừng tủi / Em chờ đợi nụ hôn chín tới / Mẹ chờ con và vợ ngóng tin chồng. (Sài Gon ngủ chưa). Đó là những dòng xúc tích về những ngày Sài Gòn căng mình chống dịch.
Giãn cách, cách ly xã hội là những thuật ngữ y tế lần đầu được thế giới nhắc nhiều từ khi virus corona mới (nCoV) bùng phát. Nó lại đi vào thơ một cách mềm mại. Hết giãn cách rồi xích lại gần anh / Hãy nhóm lửa làn môi đang khao khát.
Các y bác sĩ, lực lượng quân đội trên tuyến đầu chống dịch hiện lên gấp gáp và cũng đầy trắc ẩn: Đồng đội ơi sắt son nghĩa tình / Khi tổ quốc cần sá gì nguy hiểm / Cơn đói chảy lên mồ hôi chảy xuông/ Đôi mắt nhòe lưng áo gọi tên (Những người lính lên đường)
Lòng trắc ẩn là căn tính của thi nhân. Thế nên phần lớn các bài thơ trong Ngày mai là nỗi thương cảm đối với mình với cuộc đời, với những người xung quanh trong đại dịch. Một tại họa mà hiếm hoi lắm loài người mới mắc phải. Và đây là niềm thương cảm với những em bé sinh ra trong cuộc di tản lớn của những công nhân từ miền nam về quê.
Giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ Ngày mai, khép lại phần thơ trong tập sách:
Ngày mai
Bảy ngày tuổi lên đường
Thiên đường bụi bặm
Thay vì nằm nôi bé nằm trên đất
Chưa kịp mở mắt nhìn biết vận ngôi sao
Có lẽ đó là em bé đầu tiên
Chưa biết đi đã hành trình ngàn cây số
Có thể bạn chưa tin
Soi vào gương chẳng ai xấu hổ
Chẳng nghe được gì sau bảy ngày chào đời
Dòng người bấn loạn
Mẹ chưa kịp ăn sữa chưa kịp xuống
Nghẹn trong
Bao em bé vừa sinh
Số phận bay cùng hạt cát
Bé lớn lên nhọc nhằn đói khát
Ngày hô qua tuyên cáo những gì
….
Em bé sinh ra
Đường thiên lý thay nôi, thay võng
Chắc chắn ngày mai sẽ lớn
Đôi mắt nhìn khác hướng hôm nay.