Thông điệp của Tiểu thuyết Lịch sử Bể than Đông Bắc trường tồn trong lòng người thợ mỏ

Tối 26-11-2023, khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội vang lên Màn múa tương tác: Hành trình vinh quang, kịch bản văn học Đặng Huỳnh Thái, hình tượng hóa các nhân vật và sự kiện lịch sử trong Tiểu thuyết lịch sử "Bể than Đông Bắc". Trên màn hình, một trang sách bay lên, bốc cháy ngùn ngụt mang theo những giòng chữ "Than đốt cháy tất cả, nấu thép thành nước, nhưng không nấu được trái tim người thợ mỏ".

trich-man-mua-1702688247.png

Trích màn múa tương tác: Hành trình vinh quang, mở đầu Lễ trao giải cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do TLĐLĐ VN, HNV VN

và Báo Lao động tổ chức

Đó là thông điệp mà Nhà văn Đặng Huỳnh Thái thể hiện xuyên suốt tác phẩm "Bể than Đông Bắc", mở đầu Lễ trao giải cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Lao động tổ chức 2021-2023. 

Chúng tôi hồi hộp, cả khán phòng hồi hộp. Những hình ảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh trong khối lượng hơn 500 tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn giai đoạn 2021-2023.

"Bể than Đông Bắc" có bối cảnh lịch sử kéo dài hơn 100 năm, kể từ thập niên 1920 thế kỷ trước, khi Triều đình nhà Nguyễn ký khế ước bán vùng than Đông Bắc cho chủ mỏ thực dân Pháp đến nay. Bể than vùng Đông Bắc kéo dài hàng trăm cây số, từ Đông Triều đến cù lao Cái Bầu, trải qua hàng trăm năm với những biến động lớn lao của thời cuộc đã chứng kiến số phận của người thợ mỏ trầm mình trong than và máu! "Người trần gian làm việc âm phủ".

Là tiểu thuyết văn học, nhưng tác phẩm "Bể than Đông Bắc" chứa đựng khối lượng tài liệu lịch sử đồ sộ, hiếm có. Suốt hơn 400 trang, những câu chuyện có thật đã xen trong những câu chuyện văn học, tạo không khí sôi động. Viết về thợ mỏ rất khó; Viết về lịch sử một vùng than lại càng khó. Đọc lại càng khó nếu như ta không cảm nhận được sự vui sướng "Đến khi lò thủng đón cơn gió nồm nam mát rượi" mà NSND Quang Thọ hát "Tôi là người thợ lò". Không cảm nhận được những tiếng gào thét đau thương, nước mắt trào ra mặn chát như nước biển. Những nụ cười chiến thắng của những người thợ lò.

 

   

 

Khai trường khai thác than lộ thiên Núi Trọc, Cẩm Phả giai đoạn cuối thế kỷ XIX

Ảnh:Album được lưu giữ tại Bảo tàng thuộc địa Pháp

Trích từ Tiểu thuyết Bể than Đông Bắc

 

"Tôi nhớ mãi câu chuyện về những linh hồn lạc lối. Đó là năm 1944, lò Mông Dương ngập nước khiến 100 người chết dưới hầm sâu một trăm mét. Chủ mỏ lập tức đó đóng cửa. Những linh hồn bị mắc kẹt lại. 100 người thợ mỏ chết ấy, để lại 100 gia đình mất chồng, mất cha không biết đường về. Hay những vụ nổ mìn, hàng trăm tấn thuốc để lấy hàng triệu mét khối đất đá, sức công phá của nó lớn hơn sức tưởng tưởng, đã có nhiều người chết, như vụ "sáu người đi khắp thế gian" ở mỏ than Đèo Nai."- Tác giả Đặng Huỳnh Thái kể.

 

 

 

Tác giả Đặng Huỳnh Thái (giữa) trong buổi họp báo ngày 20-11-2023.

Ảnh Hải Nguyễn

 Hơn bảy mươi năm chiếm lĩnh Bể than Đông Bắc, tranh dành đất đai, tài nguyên, không chỉ có cu li chết, mà ông chủ thực dân Pháp cũng chết. Khác chăng là được yên vị nơi Đảo Cát vàng, trên vịnh Hạ Long, còn cu li thì chết bỏ gốc sim, nơi Khe Cát, núi Dái Nhện. Có những bà mẹ vì lầm than đói khổ phải để con lại dưới gốc sim, châm 5 mũi kim trên bàn tay, bôi than chìm trong da thịt, đánh dấu cho đời sau tìm lại. Than lẫn trong máu, máu nhuộm than đen. Hết đời cụ, đến ông bà, bố mẹ đều chìm trong cảnh đau thương tàn khốc.

Cuộc Tổng đình công của ba vạn thợ mỏ Đông Bắc ngày 12 tháng 11 năm 1936 là đỉnh cao của phong trào đấu tranh đòi quyền sống, mở ra một cao trào đấu tranh cách mạng, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. Báo Le Travail (Báo Lao động) luôn luôn sát cánh cùng thợ mỏ, cập nhật tin tức hàng ngày. Kêu gọi thợ mỏ nêu cao ý chí: Kỷ luật, đồng tâm là chiến thắng.

cuoc-tong-bai-cong-1702689330.jpg
cuoc-tong-bai-cong1-1702689330.jpg

Cuộc Tổng bãi công 12-11-1936 của ba vạn thợ mỏ vùng than Đông Bắc

                          Ảnh: Tiểu thuyết Bể than Đông Bắc

Ngày 25-4-1955 Vùng mỏ Đông Bắc hoàn toàn giải phóng. Những câu chuyện tình đẹp như mơ trong ngày đón đoàn quân chiến thắng trở về. Những tên thực dân Pháp cuối cùng, cúi đầu lặng lẽ xuống tầu há mồm cuốn gói khỏi Việt Nam. Vùng than Đông Bắc hoàn toàn được giải phóng, người thợ mỏ thoát khỏi ách nô lệ, làm chủ hầm mỏ, làm chủ cuộc đời mình. "Ngày xưa thằng cai Phùng, cầm roi đánh vào đít, tôi cũng chỉ chạy được ba mươi chuyến. Làm nhiều nó cũng chỉ trả cho ba hào, than thì nó mang về Pháp. Bây giờ mình làm cho mình, cho Tổ quốc. Tự hào lắm chứ!". Một công nhân nói.

 

Phong trào thi đua "Phá kỷ lục" nở rộ trên các công trường phân xưởng

Ảnh: trong tiểu thuyết Bể than Đông Bắc.

 

Ngày ấy qua rồi!

Bình minh hửng sáng!

Nhìn thiết bị và những người thợ mỏ mở đường xuống lòng đất sâu bốn năm trăm mét như họ đang lên thiên đường, chứ không phải "Người trần gian làm việc âm phủ" Ca dao Vùng mỏ ngày xưa, ngày xưa đã hát.

mo-than-1702689543.jpg
mo-than1-1702690848.jpg

    Ảnh trái: Mỏ Than Dương Huy có trữ lượng hàng tỷ tấn.

Ảnh phải: Công nhân Mỏ than Khe Chàm vào lò ở độ sâu 300 mét

Hàng năm làm ra hàng trăm triệu tấn than. Dù mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa Tổ chức Môi trường Thế giới  kêu gọi giảm khí thải do bụi  than gây ra, các mỏ phải đóng cửa, chuyển sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thủy điện. Nhưng khí phách kiên cường bất khuất của những người thợ mỏ, mãi mãi vang vọng khắp năm châu, khắc sâu trong lòng thợ mỏ muôn đời sau.

Kiều Bích Hậu tác giả bài viết, trong lò Khe Chàm sâu 300 mét

dưới mặt nước biển. Ảnh: tác giả cung cấp

Cuốn tiểu thuyết đã giới thiệu được những nhân vật lịch sử, bên cạnh đó là những nhân vật văn học, tất cả họ đã tải được những nét lớn trong các giai đoạn lịch sử thăng trầm của vùng than Đông Bắc. Vang lên bài ca kiên cường bất khuất của những người thợ mỏ. Những tên đất, tên người: "Đặng Châu Tuệ", "Ngô Huy Tăng", 'Đèo Nai, Lộ Trí", "Đệ tứ chiến khu Đông Triều", "Vàng Danh"...đã phủ sáng cả miền than Đông Bắc lịch sử.

Trước đó, Đặng Huỳnh Thái đã có kịch bản văn học bộ phim tài liệu "Vùng mỏ con người và lịch sử" làm nền tảng tư liệu cho tiểu thuyết "Bể than Đông Bắc". Năm 2021 có tiểu thuyết "Đất và Máu" 745 trang, NXB Hội Nhà văn ấn hành. Trên kênh Cầm kỳ Official Trung tâm Tôn vinh văn hóa đọc đã phát 32 buổi suốt 5 tháng năm 2022. Năm 2023 tiểu thuyết "Đất và Máu" do nhóm nữ dịch giả Hà Nội HFT chúng tôi thực hiện, dịch ra ngôn ngữ Anh và phát hành trên toàn cầu bởi Nhà xuất bản Ukiyoto Canada. Bây giờ là tiểu thuyết lịch sử "Bể than Đông Bắc" được giải thưởng cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn. Ở tuổi 84 viết nên ba tác phẩm đồ sộ, tác giả Đặng Huỳnh Thái là cây bút đặc biệt hiếm hoi trong dòng chảy văn học Việt Nam.

Đọc hết 400 trang sách và hơn trăm tấm ảnh minh họa trong tiểu thuyết "Bể than Đông Bắc", gặp gỡ hàng chục nhân vật với cuộc đời thăng trầm theo dòng lịch sử hàng trăm năm suốt chiều dài Bể than Đông Bắc từ Đông Triều đến cù lao Cái Bầu, với nước mắt rơi, nụ cười hiền hậu chiến thắng. Gấp sách lại, nín thở, nhắm mắt mà trong đầu vẫn âm vang: "Than đốt cháy tất cả, nấu thép thành nước, nhưng không đốt cháy trái tim người thợ mỏ". Thông điệp này, mãi mãi trường tồn với thời gian và trong lòng người thợ mỏ.