Thông tin Khoa học cần chính thức song hành với Báo chí ở Việt Nam

Tại tất cả mọi quốc gia, bên cạnh nền báo chí còn có nền thông tin khoa học. Thậm chí có thể nói mối quan hệ giữa báo chí và thông tin khoa học là tuy 2 mà 1 và tuy 1 mà 2. Thế nhưng ở Việt Nam thì vị thế của thông tin khoa học lại có phần tương đối chìm so với báo chí.
thong-tin-khoa-hoc-1708196902.jpg
 

Việt Nam gần như chưa có thị trường thông tin khoa học

Về góc độ quản lý nhà nước ở Việt Nam, có hẳn một cơ quan chuyên trách trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ làm đầu mối cho việc quản lý hoạt động này. Còn về mặt xã hội thì đã có Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tập hợp đội ngũ những người trực tiếp làm và yêu thích công tác thông tin khoa học trong phạm vi toàn quốc cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân.

Theo ông Phạm Văn Vu – Phó Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong bất cứ thời đại nào thì thông tin khoa học cũng rất cần thiết. Thông tin khoa học luôn gắn liền với mọi quyết định trong công việc hằng ngày của chúng ta. Với mỗi người, đặc biệt là những người làm công tác lãnh đạo hay quản lý, đều thường xuyên phải cập nhật thông tin, cần có đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin khoa học trước việc ra quyết định để giải quyết một vấn đề nào đó, hoặc trong việc xây dựng các chiến lược, chương trình hay đề án phát triển của tổ chức mình. Mọi thông tin trước khi được cung cấp đến đối tượng sử dụng đều cần được xử lý, đảm bảo chính xác và có giá trị gia tăng.

Trong thời đại Internet ngày nay, có thể nhiều người nghĩ rằng nguồn thông tin cần tìm là rất phong phú, rất nhiều. Nhưng thông tin thu được từ đó có đáng tin cậy không, có chính xác không thì lại là vấn đề cần được xem xét, kiểm chứng. Người ta có thể nhờ các cỗ máy tìm kiếm như Google, Copilot…  để tìm được rất nhiều thông tin theo những từ khóa nào đó và kết quả có thể lên tới số lượng hàng ngàn, hàng vạn bài báo. Và chắc chắn, với một số lượng lớn như vậy không người sử dụng nào có thể đọc hết được, cũng như không thể chọn lọc hết được thông tin cần thiết và vì thế phải cần đến đội ngũ chuyên gia và cơ quan chuyên trách về lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu thông tin.

Tuy nhiên vẫn theo ông Phạm Văn Vu thì một thực tế hết sức đáng buồn ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có thị trường thông tin khoa học. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trước đây, nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cũng như nhiều cơ quan thông tin khoa học ở các bộ ngành và địa phương hàng năm thường nhận được rất ít yêu cầu cung cấp thông tin mặc dù nhu cầu chắc chắn là có. Ngay cả cơ quan nghiên cứu về chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ ngay cạnh Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia hình như cũng chưa bao giờ “đặt hàng” cung cấp thông tin.

Cũng cần nói thêm là với các đề tài nghiên cứu phát triển sử dụng ngân sách của Nhà nước, mặc dù đã có quy định trong dự toán dành chi phí cho thông tin, song trên thực tế, người ta cũng không hề chịu chi một phần dù nhỏ để đặt “mua” thông tin, mà thường sử dụng khoản dự toán chi đó vào những hoạt động khác của đề tài nghiên cứu... Chính vì thiếu yếu tố thông tin khoa học trong việc xây dựng các chiến lược và chính sách, trong việc xây dựng chương trình và đề tài nghiên cứu phát triển mà chiến lược và chính sách, chương trình và đề tài  đưa ra, thiếu tính thực tiễn và khoa học, khó hiện thực hoá.

Đồng hành cùng báo chí: Tất yếu!

Nói vể nghề báo của mình, không ít nhà báo đã đưa ra định nghĩa rằng “báo chí là thứ văn chương viết vội”. Mà một khi đã viết vội thì chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Đương nhiên, mọi cơ quan báo chí đều phải chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông. Và những sai phạm quá rõ ràng của các cơ quan báo chí chắc chắn sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, những sai phạm của báo chí liên quan đến các lĩnh vực khoa học cụ thể nào đó thì ít khi thấy chính giới lên tiếng đủ mạnh để cải thiện diễn đàn.

Cũng cần nói thêm là về cơ bản là các hội khoa học chuyên ngành đều có cơ quan ngôn luận của mình và trong hoàn cảnh đó thì chính các cơ quan này phải lên tiếng với đồng nghiệp để góp thêm tiếng nói cải thiện văn đàn. Riêng với Hội Nhà báo Việt Nam thì lực lượng nhà báo về khoa học công nghệ chắc chắn cũng có một số lượng đông đảo. Tuy nhiên, cũng vì cả lý do chủ quan lẫn khách quan nên cộng đồng nhà báo này cũng chưa làm được nhiều việc để góp phần thay đổi cục diện cho những dư luận thái quá không nên có trong rất nhiều thực tế.

Như mọi người đều biết, đều đặn hàng tuần Ban Tuyên giáo Trung ương cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông đều tổ chức những buổi giao ban với sự có mặt của đông đủ lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương để tổng thuật lại những việc tốt và không tốt của báo chí. Qua đó, các cơ quan báo chí có trách nhiệm tiếp thu và rút kinh nghiệm để cải thiện nội dung của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn.

Học tập mô hình này, nên chăng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ cùng Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cần có những sinh hoạt thường kỳ với báo chí để điểm lại những mặt được và chưa được của họ trong việc phản ánh về khoa học công nghệ nước nhà. Có thể khẳng định chắc chắn, giới báo chí sẽ tích cực hưởng ứng hoạt động này để nắm bắt những vấn đề chung nhất nhằm cải thiện chất lượng của chính mình. Còn thông tin cụ thể và sâu sắc hơn thì xin hỏi các cơ quan nhà nước và hội khoa học chuyên ngành.

Vậy khi nào sẽ có những sinh hoạt thường kỳ này mà báo chí chắc chắn đang rất mong đợi? Câu trả lời xin chờ Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ cùng Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

thong-tin-khoa-hoc2-1708196902.jpg
 

Tham khảo:

Một số quốc gia đã tiên phong trong việc cải thiện hoạt động thông tin khoa học và thúc đẩy sự đối thoại và hợp tác giữa các bên để đảm bảo rằng thông tin khoa học được truyền tải một cách chính xác và hiệu quả đến công chúng. Dưới đây là một số ví dụ:

  1. Hoạt động của các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế như UNESCO, WHO, và các tổ chức liên quan đến hợp tác và phát triển quốc tế thường tạo ra các nền tảng và chương trình để tăng cường việc truyền tải thông tin khoa học và y tế đến các quốc gia thành viên và công chúng toàn cầu.

  2. Chính phủ và các tổ chức quốc gia: Một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, và Canada đều có các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc gia chịu trách nhiệm về thông tin khoa học và y tế, như Cơ quan Y tế và Dịch vụ Nhân loại Hoa Kỳ (US Department of Health and Human Services), Cơ quan Dinh dưỡng và Y tế Công cộng Anh (Public Health England), và Cơ quan Y tế Canada (Health Canada). Những tổ chức này thường tổ chức các chiến dịch thông tin, hội thảo, và sản xuất tài liệu để giáo dục và thông tin cho công chúng.

  3. Sự hợp tác với báo chí: Các quốc gia như Thụy Điển và Phần Lan đã thành công trong việc xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học và báo chí. Các nhà báo thường có đào tạo chuyên sâu về khoa học và y tế, và các nhà khoa học cũng được đào tạo về cách truyền thông và làm việc với báo chí. Các tổ chức khoa học thường cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các nhà báo để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách chính xác và hiểu biết.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức tương tự như ở Việt Nam:

  1. Hoạt động thông tin khoa học không đồng đều: Mặc dù các quốc gia phát triển thường có các tổ chức và cơ sở hạ tầng tốt hơn cho hoạt động thông tin khoa học, nhưng vẫn có sự không đồng đều trong việc truy cập và phân phối thông tin khoa học.

  2. Thiếu kênh thông tin chính thống: Trong một số trường hợp, báo chí có thể không đủ chuyên môn để đánh giá và truyền tải thông tin khoa học một cách chính xác và đáng tin cậy. Điều này dẫn đến việc một phần lớn thông tin khoa học không được truyền tải đúng cách đến công chúng.

  3. Sự cần thiết của sự đối thoại và hợp tác: Cũng giống như ở Việt Nam, có sự cần thiết cho sự đối thoại và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học, chính phủ, tổ chức xã hội và báo chí để cải thiện chất lượng thông tin khoa học và đảm bảo rằng công chúng có thể tiếp cận được thông tin chính xác và đáng tin cậy.

  4. Đầu tư vào thông tin khoa học: Một số quốc gia phát triển có các chương trình và nguồn lực đầu tư vào việc tạo ra và phân phối thông tin khoa học một cách hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin khoa học.

Tóm lại, trong các quốc gia tiên tiến, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức quốc gia, tổ chức quốc tế và báo chí thường được thực hiện để cải thiện hoạt động thông tin khoa học và đảm bảo rằng thông tin khoa học được truyền tải một cách chính xác và hiệu quả đến công chúng. Tuy nhiên, trong các quốc gia phát triển, cũng cần tập trung vào việc cải thiện hoạt động thông tin khoa học và tăng cường sự đối thoại và hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo rằng thông tin khoa học được truyền tải một cách chính xác và hiệu quả đến công chúng.