A/ Ca Dao, Tục Ngữ :
Tiếng “THIẾP “ gợi cho ta bóng dáng một “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu “, một thục nữ “Công- dung- ngôn - hạnh “, cốt cách thảo hiền, vấn khăn tóc thả đuôi gà, mặc áo tứ thân, dải yếm hoa Đào, bao lưng thiên thanh màu hoa Thiên lý, ra vào nhỏ nhẹ đi đứng đoan trang…Gợi nhớ cho ta một thời của các bà Mẹ đã trôi quá xa vào dĩ vãng…
*. Thiếp lấy chàng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám, Thiếp đà năm con
Ngoài đường, Thiếp hãy còn son
Về nhà, Thiếp đã năm con cùng chàng.
*. Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng
….
Đói no Thiếp chịu, lạnh lùng Thiếp cam
*. Nàng nay phận gái chữ tòng
Chàng đi, Thiếp cũng một lòng xin theo.
*. Thiếp ở đầu sông Tương
Chàng ở cuối sông Tương
Cùng uống nước một dòng
Sao không thấy mặt nhau ?
(Thiếp tại Tương giang đầu
Quân tại Tương giang vỹ
Đồng ẩm Tương giang thủy
Bất kiến diện tương phùng )
B/ Trong Văn học :
*. Cách đây khoảng 70 năm, nhà văn Ngọc Giao có viết truyện “ Trúc Đào “, ông đặt tên :” Cầu Sương, hay là THIẾP đã phụ chàng “ .
Tiếng “Thiếp “ở đây chỉ là chút vĩ thanh tìm về vang bóng của Tục gữ Ca dao.
*. Trong “ Tiếng Địch Sông Ô “ của Phạm Huy Thông, nhà thơ đã đặt từ “ Thiếp “ vào không gian cổ xưa đầy bi tráng :
…Hạng Võ đang bị quân Hán của Lưu Bang khép kín vòng vây sau trận Cai Hạ. Trong cơn nguy khốn, Hạng Võ lưu luyên Ngu Cơ, không muốn rời xa. Ngu Cơ , xưng là “ Tiện Thiếp “, giục Hạng Võ lên ngựa …,nếu không nàng sẽ tự vẫn:
Đường mênh mang chàng vỗ ngựa ra đi thôi
Bằng vì quyến vì thương tấm thân hèn mọn
Tiện Thiếp đây xin khuất bóng trước mặt chàng
Cho chàng đi ngang dọc bước ngang tàng..
Tiếng “ THIẾP “ đặt đúng chỗ, nghe hợp cảnh hợp tình , thống thiết sao mà bi tráng thế, gợi cho con người thương tiếc mãi không thôi : một tiếng “THIẾP “ trong tấm thân ngà ngọc.
Theo Chuyện làng quê