Tìm hiểu chữ “người” trong quan niệm của Hồ Chí Minh

       PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng                

27/04/2023 15:25

Theo dõi trên

Chữ “người” được hiểu như thế nào? Đây là vấn đề gắn liền với văn hoá cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người, nhưng đã nhiều thế kỷ nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới làm rõ về học thuật.

Bằng tư duy chân thật, sáng tạo, bài viết phân tích làm sáng tỏ tính chất, bản chất, thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời kiến nghị giải pháp nhận thức đúng chữ người, góp phần xây dựng con người nhân văn, trung thực, quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, bảo đảm công bằng, bình đẳng, công lý và văn minh.

b1a-nguyen-sy-chuyen-giai-ba-1682583858.jpg

Tranh cổ động. Nguồn: Internet.

 

Chữ “người” trong quan niệm của Hồ Chí Minh

Chữ “người” hay thuật ngữ người bao hàm các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý như sau: tính chất người gắn với hình thức cá nhân (cá thể) trong gia đình; bản chất người gắn với nội dung nhóm (tập thể) gia đình trong họ hàng, dòng tộc; thực chất người gắn với nguyên lý cộng đồng (đồng bào) các dân tộc trong quốc gia (nước), xã hội loài người.

Hình thức cá nhân biểu hiện tính chất không rộng (hẹp) ở bên ngoài, không phải loài người; nội dung nhóm biểu hiện bản chất chưa rộng ở bên trong, chưa phải loài người; còn nguyên lý cộng đồng biểu hiện thực chất rộng tồn tại ở giữa, loài người. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, trong bài báo “Cần Kiệm Liêm Chính” đăng trên báo Cứu quốc ngày 02/06/1949, Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [1].

Theo đó, chữ người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là nói về cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Quan niệm này chỉ ra rằng, về thực chất, mối liên hệ giữa người với người trên thế giới đều chỉ là mối quan hệ “bạn bè” (bầu bạn), cùng sống chân thật, thân thiện và hợp tác chân thành với nhau; không thể có các “đẳng cấp” hay “giai cấp” người trong đời sống xã hội; không thể có các hạng người, như: chủ nô và nô lệ, bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức, bề trên và kẻ dưới, kẻ có quyền lực và người không có quyền lực.

Nói cách khác, trong đời sống xã hội chỉ tồn tại tổ chức, hoạt động của con người với các hình thức, như: nước, quốc gia, chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, khoa học phát triển; đồng thời, có các cá nhân, cá thể, nhóm, tập thể, cộng đồng khác giới, khác màu da, khác dân tộc làm việc ở các châu lục, vùng, miền, ngành nghề, lĩnh vực, môi trường sống đa dạng, khác nhau.

Thực chất, định nghĩa chữ người

Từ quan niệm của Hồ Chí Minh nêu trên cho thấy rằng, chữ người được hiểu theo ba nghĩa, tương tự genk của sự sống (A-D-N) như sau: bản chất nhóm gắn với sự sống trong tự nhiên; tính chất cá nhân gắn với sức sống trong xã hội; thực chất cộng đồng gắn với cuộc sống trong tự nhiên và xã hội. Sự sống gắn với quy luật phát triển của thế giới tự nhiên; sức sống gắn với hiện thực phát triển khách quan của xã hội loài người; cuộc sống gắn với quy luật, hiện thực “phát triển khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội loài người” – khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2].

Sự sống biểu hiện bản chất chưa chân thật, chưa phát triển sáng tạo của nhóm trong cộng đồng; sức sống biểu hiện tính chất không chân thật, không phát triển sáng tạo của cá nhân trong nhóm; còn cuộc sống biểu hiện thực chất chân thật, phát triển sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, người biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật, phát triển sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.

So sánh thể trạng của một người với cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người cho thấy rằng, phần “đầu” biểu hiện tính chất hình thức thể trạng, tương tự hiện tượng “tinh thần” (văn hoá) của cá nhân, người dân ở phía trên; phần “thân” biểu hiện bản chất nội dung thể trạng, tương tự sự vật “vật chất” (kinh tế-chính trị) của nhóm, công dân ở phía dưới; còn phần “cổ” biểu hiện thực chất nguyên lý thể trạng, tương tự hiện thực “ý thức” (pháp luật) của cộng đồng, nhân dân tồn tại ở giữa.

Theo đó, nhìn từ góc độ triết học cho thấy rằng, vật chất là không thể có trước và quyết định ý thức; ngược lại, ý thức cũng không thể có trước và quyết định vật chất, như các trường phái triết học duy vật, duy tâm từng tranh luận với nhau hàng thế kỷ. Nhìn từ góc độ thể chế quốc gia, quốc tế cho thấy rằng, cộng đồng các dân tộc biểu hiện thực chất nhân dân, còn cá nhân, nhóm biểu hiện tính chất, bản chất công dân, cá nhân người dân (cư dân); đồng thời, kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật đều có vị trí, vai trò, chức năng quan trọng, tương tự vị trí, vai trò, chức năng của cái đầu, cổ và thân con người; chẳng hạn, như: “Con người sống không thể thiếu cái cổ, cũng như quốc gia không thể không có sự thi hành pháp luật” [3].

Điều đó có nghĩa, trong đời sống xã hội, con người gắn liền với sự chân thật và sáng tạo, hay gắn liền với văn hoá. Nói đến con người là nói đến văn hoá; ngược lại, nói đến văn hoá là nói đến con người. Loài người tổ chức, hoạt động sáng tạo, chân thật, thân thiện, hài hoà với thiên nhiên, hợp tác, hoà bình, hữu nghị với nhau, biết bảo vệ môi trường sống là biểu hiện thực chất của xã hội tiến bộ, phát triển văn minh; còn ngược lại là xã hội phản tiến bộ, không phát triển văn minh.

Hạn chế nhận thức chữ người trên thế giới và ở Việt Nam

Hạn chế trên thế giới

Chữ người gắn liền với đời sống cộng đồng xã hội; nói đến chữ người là nói đến vẻ đẹp của văn hoá khoa học và phát triển. Tuy nhiên, ở các quốc gia, công dân nói chung, giới nghiên cứu nói riêng chưa nhận thức đúng tính chất, bản chất, thực chất người là gì? Tức là, nhiều công dân chưa hiểu biết rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa người với văn hoá, môi trường sống, phát triển như sau: tính chất người gắn với môi trường, sức sống không chân thật, không phát triển văn hoá; bản chất người gắn với môi sinh, sự sống chưa chân thật, chưa phát triển văn hoá; thực chất người gắn với môi trường sống, cuộc sống chân thật, phát triển văn hoá.

Hạn chế nhận thức chữ người làm cho công dân không hiểu rõ rằng, con người khó có thể “tồn tại” (có cuộc sống bình thường, lâu dài) ở bên ngoài trái đất, mà chỉ có thể tồn tại ở trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời. Tức là, nhiều công dân, kể cả giới nghiên cứu không hiểu rõ “mối liên hệ giữa “sự không sống” (không đúng thật sự) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng sự thật) ở bên trong thế giới, và “sự sống” (đúng thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” [4]; không nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chữ người với chữ số tự nhiên như sau: “chữ số 2 tương tự như vật chất chưa thật” (sự chưa sống), “chữ số 1 tương tự như tinh thần không thật” (sự không sống), “chữ số 3 tương tự như ý thức chân thật” (sự sống), dạng mô hình: “sự chưa sống (2) – sự sống (3) – sự không sống (1)” [5]; đặc biệt, giới nghiên cứu đã không hiểu rõ nguồn gốc của sự sống được hình thành là do bởi “quỹ đạo vòng quay của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời” tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong “con đường của vũ trụ” (the way of the universe) [6] hay tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong “đạo vũ trụ” (cosmic religion) [7] – khái niệm được Albert Einstein nêu ra.

Hạn chế nhận thức chữ người còn làm cho công dân không nhận thức đúng thực chất nhiều khái niệm có liên quan, như thế nào là triết học về con người, công dân toàn cầu, phát triển con người, con người chính trị; nhiều công dân không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất cá nhân gắn với tri thức không khoa học về con người, bản chất nhóm gắn với tri thức chưa khoa học về con người, thực chất cộng đồng gắn với tri thức khoa học về con người; thậm chí hiện nay nhiều công dân không hiểu rõ mặt trái của văn hoá, “chẳng hạn, nền văn hoá Ai cập cổ đại, sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá to lớn - khổng lồ như các Kim tự tháp, cũng chính là thời gian mà hàng triệu lao động nô lệ bị đày ải cực nhọc trên các công trường đó”, hay “Tần Thuỷ Hoàng đốt sách và chôn sống nho sĩ là hành vi phản văn hoá không chối cãi, biểu hiện một xã hội độc đoán chuyên chế của một con người, một xã hội không có chỗ cư trú cho trí tuệ công cộng” [8].

Hạn chế nhận thức chữ người được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng giả dối, sùng bái cá nhân, độc tài, độc đoán, chuyên quyền, hay “các hành vi bạo lực, phân biệt chủng tộc, giới tính” [9], phân chia “đẳng cấp”, “giai cấp” trong xã hội như đang diễn ra ở nhiều quốc gia; dẫn đến đấu tranh giai cấp, xung đột, nội chiến, chiến tranh, chạy đua vũ trang, sản xuất, chế tạo các loại vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân nguyên tử giết người, đe doạ và huỷ diệt sự sống loài người. 

Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức chữ người ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngay cả khái niệm quan điểm, quan niệm, ý thức, lý luận, tư tưởng của con người, như: phải - trái, đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác vẫn chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), chữ người chỉ được nhìn nhận chung chung về tính chất, bản chất, dạng động vật “tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động xã hội” chứ không nhìn nhận cụ thể thực chất cuộc sống chân thật, sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, nhiều công dân không hiểu biết rõ các mặt của người như sau: tính chất người gắn với cá nhân không chân thật, không sáng tạo; bản chất người gắn với nhóm chưa chân thật, chưa sáng tạo; thực chất người gắn với cá nhân, nhóm, cộng đồng chân thật, sáng tạo.

Hạn chế nhận thức chữ người làm cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu nói riêng không hiểu biết rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa con người, văn hoá và phát triển; làm cho nhiều công dân, kể cả giới nghiên cứu không nhận ra cái “sai” trong “thuyết tiến hoá” [10] của Charles Darwin; đặc biệt, nhiều công dân không hiểu rõ truyện cổ tích mang tính huyền thoại “bọc trăm trứng” (nguồn gốc dân tộc) như sau: “Lạc Long Quân” biểu tượng cho sức sống gắn với số dương (tử số), “Âu Cơ” biểu tượng cho sự sống gắn với số âm (mẫu số), “một trăm quả trứng” biểu tượng cho cuộc sống người Việt gắn với số không (cái gạch ngăn) tồn tại ở giữa, dạng mô hình: (-\+), (-0+) [11].

Hạn chế nhận thức chữ người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu coi trọng giáo dục văn hoá, đạo đức, ý thức sống chân thật cho công dân trong công sở, nhà trường, ngoài xã hội; dẫn đến tư tưởng, hành động phản văn hoá, dạng “trâu buộc ghét trâu ăn” hay “tranh đấu quyền lực và đe doạ tình hữu nghị”, “thiếu tinh thần đoàn kết và sự hợp tác” [12] giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc, tôn giáo; tình trạng vô cảm, “thiếu văn hoá đang lớn dần” [13] ở nhiều địa phương, lĩnh vực, ngành nghề; tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống, “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” [14]; tình trạng giả dối trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học của công dân nói chung, sinh viên, học sinh nói riêng; hay dẫn đến nạn bạo lực học đường, trong gia đình, ngoài xã hội có xu hướng ngày càng tăng,v.v...

Kiến nghị giải pháp nhận thức đúng chữ người, xây dựng con người nhân văn

Thứ nhất, xây dựng mô hình “tư duy khoa học”. Tư duy khoa học gắn liền với con người chân thật và sáng tạo. Xây dựng mô hình tư duy khoa học là cơ sở lý luận để nhận thức đúng chữ người. Tuy nhiên, hiện nay tư duy khoa học chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “tư” và “khoa” biểu hiện bản chất tư duy chưa đổi mới sáng tạo; thuật ngữ “duy” và “học” biểu hiện tính chất tư duy không đổi mới sáng tạo; còn tư duy khoa học biểu hiện thực chất tư duy đổi mới sáng tạo, dạng mô hình: bản chất tư duy chưa đổi mới sáng tạo –thực chất tư duy đổi mới sáng tạo –tính chất tư duy không đổi mới sáng tạo. Tức là, xây dựng mô hình tư duy khoa học là thực hiện quan điểm của Đảng về “đổi mới sáng tạo” và “đổi mới tư duy phát triển” để nhận thức đúng chữ người [15].

Thứ hai, xây dựng mô hình “con người văn hoá”. Con người văn hoá gắn liền với con người thân thiện và nhân văn. Xây dựng mô hình con người văn hoá là cơ sở lý luận để nhận thức đúng chữ người. Tuy nhiên, hiện nay con người văn hoá chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “con” và “văn” biểu hiện bản chất con người chưa thân thiện, chưa nhân văn; thuật ngữ “người” và “hoá” biểu hiện tính chất con người không thân thiện (người ác), không nhân văn; còn con người văn hoá biểu hiện thực chất con người thân thiện, nhân văn, dạng mô hình: bản chất con người chưa nhân văn –thực chất con người nhân văn –tính chất con người không nhân văn. Tức là, xây dựng mô hình con người văn hoá là nhận thức đúng chữ người, xây dựng được con người nhân văn.

Thứ ba, xây dựng mô hình “con người sáng tạo”. Con ngườisáng tạo gắn liền với con người có văn hoá và văn minh. Xây dựng mô hình con người sáng tạo là cơ sở lý luận để nhận thức đúng chữ người. Tuy nhiên, hiện nay con người sáng tạo chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “con” và “sáng” biểu hiện bản chất con người chưa có văn hoá; thuật ngữ “người” và “tạo” biểu hiện tính chất con người không có văn hoá; còn con người sáng tạo biểu hiện thực chất con người có văn hoá, dạng mô hình: bản chất con người chưa có văn hoá –thực chất con người có văn hoá –tính chất con người không có văn hoá. Tức là, xây dựng mô hình con người sáng tạo là nhận thức đúng chữ người, xây dựng được con người có văn hoá và văn minh.

Thứ tư, xây dựng mô hình “con người phát triển”. Con người phát triển gắn liền với con người có văn hoá, sáng tạo và văn minh. Xây dựng mô hình con người phát triển là cơ sở lý luận để nhận thức đúng chữ người. Tuy nhiên, hiện nay con người phát triển chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “con” và “phát” biểu hiện bản chất con người chưa văn minh; thuật ngữ “người” và “triển” biểu hiện tính chất con người không văn minh; còn con người phát triển biểu hiện thực chất con người văn minh, dạng mô hình: bản chất con người chưa văn minh –thực chất con người văn minh –tính chất con người không văn minh. Tức là, xây dựng mô hình con người phát triển là nhận thức đúng chữ người, xây dựng được con người có văn hoá, sáng tạo và văn minh.

Thứ năm, xây dựng mô hình “mục tiêu con người”. Mục tiêu con người gắn liền với mục tiêu dân chủ, pháp quyền, phát triển bền vững. Xây dựng mục tiêu con người là cơ sở lý luận để nhận thức đúng chữ người, xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay mục tiêu con người chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “mục” và “con” biểu hiện bản chất phương pháp thực hiện mục tiêu thiên lệch về nội dung bên trong, chưa đoàn kết cộng đồng, chưa xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, chưa bảo vệ quyền con người, chưa vì hạnh phúc của nhân dân; thuật ngữ “tiêu” và “người” biểu hiện tính chất mục tiêu thiên lệch về hình thức bên ngoài, không đoàn kết cộng đồng, không xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, không bảo vệ quyền con người, không vì hạnh phúc của nhân dân; còn mục tiêu con người biểu hiện thực chất phương pháp, nguyên tắc thực hiện mục tiêu không thiên lệch về nguyên lý ở giữa, đoàn kết cộng đồng, xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc của nhân dân, dạng mô hình: bản chất phương pháp thực hiện mục tiêu chưa đoàn kết cộng đồng, chưa xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, chưa bảo vệ quyền con người, chưa vì hạnh phúc của nhân dân –thực chất phương pháp, nguyên tắc thực hiện mục tiêu đoàn kết cộng đồng, xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc của nhân dân –tính chất mục tiêu không đoàn kết cộng đồng, không xây dựng quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, không bảo vệ quyền con người, không vì hạnh phúc của nhân dân. Tức là, xây dựng mô hình mục tiêu con người là thực hiện đúng quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển con người toàn diện; xây dựng được khối đại đoàn kết giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc, tôn giáo; xây dựng được quốc gia dân chủ, xã hội pháp quyền, “bảo vệ quyền con người, quyền công dân” [16], bảo đảm mọi chính sách đều “hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân” [17] như Văn kiện Đại hội XIII đã xác định.

Kết luận

Chữ người biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật, sáng tạo của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia. Tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia không thể phát triển bền vững khi công dân nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng không chân thật và sáng tạo. Do vậy, tìm hiểu chữ người trong quan niệm của Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giai đoạn đổi mới hiện nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng con người nhân văn, phát huy tối đa “nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển” [18]. Để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nêu trên, trước hết, công dân, đội ngũ cán bộ của quốc gia cần phải thật sự đổi mới sáng tạo, xây dựng mô hình tư duy khoa học, con người văn hoá, con người sáng tạo, con người phát triển, mục tiêu con người, từ đó hình thành những con người nhân văn có văn hoá, trung thực trong giao tiếp, ứng xử, làm việc, học tập, nghiên cứu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

------------

Tài liệu trích dẫn:

1. CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 6, tr. 130.

2. Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 04/01/2023.

3. Nguyễn Hữu Đổng, Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí?https://kienthuc.net.vn/, ngày 27/4/2016.

4. Nguyễn Hữu Đổng,Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn, ngày 18/04/2022.

5, 11.Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 01/12/2022.

6. Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà, vanhoavaphattrien.vn/, ngày 11/12/2022.

7. Phạm Khiêm Ích, Quan niệm của Einstein về đạo vũ trụ, https://tiasang.com.vn/, ngày 14/07/2017.

8. Bùi Thiết, Về phản văn hoá - Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, http://unescovietnam.vn/, ngày 09/06/2010.

9, 12.Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 23/03/2023.

10. Pham Viet Hung’ blog, Thuyết tiến hoá Darwin: Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại, https://nghiencuuquocte.org/, ngày 10/01/2018.

13. Quý Hiên, Vô cảm và thiếu văn hoá đang lớn dần: Phải dạy cho người trẻ 5 cái… tự”, https://thanhnien.vn/, ngày 27/04/2015.

14. Dương Tâm, Tổng bí thư: ‘Tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, https://vnexpress.net/, ngày 11/12/2017.

15, 16, 17, 18. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, H. 2021, t. 1, tr. 213, 175, 213, 47.

Bạn đang đọc bài viết "Tìm hiểu chữ “người” trong quan niệm của Hồ Chí Minh" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn