Trao bản quyền và ra mắt tác phẩm “Đi qua mùa lữ thứ”của Đại đức Thích Tâm Tuệ

Chiều qua nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch (15/5/2022 dương lịch) là Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2566, tại chùa Khánh Long, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã trao bản quyền tác phẩm thơ “Đi qua mùa Lữ thứ” cho tác giả Đại đức Thích Tâm Tuệ, nhũ danh là Nguyễn Viết Phước, bút danh là Hàn Sơn Tử, hiện trụ trì chùa Khánh Long, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Tác phẩm “Đi qua mùa lữ thứ” dày 151 trang, khổ 19x21 Cm, in bằng giấy trắng gồm hơn 150 bài thơ và Tản văn cùng một số ảnh minh họa do NXB Dân Trí cấp phép xuất bản năm 2021.

Đông đảo các nhà thơ, nhà văn, nhà báo cùng nhiều tăng ni, Phật tử tới dự cầu cho quốc thái, dân an, gia đình an lạc, sống an vui, hạnh phúc.

1552022a-chua-khanh-long-1652671317.jpg
Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) Phạm Thị Kim Oanh trao bản quyền tác phẩm thơ “Đi qua mùa Lữ thứ” cho tác giả Đại đức Thích Tâm Tuệ.
img-20220515-165625-1652671521.jpg
Các đại biểu dự Trao bản quyền và ra mắt tác phẩm “Đi qua mùa lữ thứ” tại chùa Khánh Lang.

 

Nhà báo Trần Đình Thảo (ảnh dưới) biên tập viên cao cấp, người biên tập tác phẩm “Đi qua mùa lữ thứ” đã phát biểu nêu rõ: Đến với “Đi qua mùa lữ thứ” là tập thơ độc, lạ của một sư thầy. Đó là những dòng tâm thức tuy vô tình nhưng hữu lý, nó chi phối toàn bộ cá thể và linh hồn của một thực thể. Thành quả của cuộc sống đã biểu đạt của cách làm và cách nói . Ở đây mục đích của cuộc sống là sự tìm kiếm giá trị đích thực của tâm hồn hay cũng chính là con đường nội tại.

img-20220515-161548-1652671669.jpg
Chú thích ảnh

 

Nhà thơ Thanh Hà (Bắc Ninh) (ảnh dưới) quen biết Nhà thơ tâm Tuệ hơn 5 năm, khâm phục tài thơ của sư thầy thể hiện “Phẩm chất của con người là lòng thương, sự nhẫn nại, tâm khoan dung”, đã đọc bài thơ “Cổ tự” tặng thi sĩ Tâm Tuệ.

img-20220515-162554-1652671761.jpg

 

Nhà Văn, Nhà Thơ, Họa sĩ  Trần Nhương nhận xét: Tâm Tuệ là nhà thơ đích thực, có tiếng nói riêng biệt, vẫn giữ hồn cốt Việt, chất thiền trong thơ rất rõ ràng. Thơ của Thầy đậm chất tâm thành. Cốt cách nhà thơ nói khác với người khác như bài Kệ:

Ừ thì…!
Kệ gió
kệ mưa
ừ thì kệ cả
mấy mùa nhân sinh
ta về
ru nửa câu kinh
kệ cho con nước
bạc tình
bấy nay…!

img-20220515-163156-1652671848.jpg


Nhà Văn, Nhà Thơ, Họa sĩ  Trần Nhương  (ảnh trên) dự báo thơ của sư thầy Tâm Tuệ  còn đi xa hơn nữa như tác giả bày tỏ trong tác phẩm: “Tâm an tĩnh, cùng cái “thấy” đi ra từ nội thế, sẽ cho chúng ta nhận chân cái giá trị của đời người, chân lý cuối cùng và là hạnh phúc đích thực.”