Câu thơ tếu này tôi đọc và thấy hơi buồn cười nhưng ý câu thơ thật đúng như sự thật trung thu.
Nhớ sao khi xưa còn bé nghe tùng ring ring...tùng...tùng.. Tiếng trống làng là tôi háo hức vô cùng. Khi đó, tôi cùng các bạn trong xóm chạy ra đi bộ rước đèn trung thu...trẻ con cả xóm đi bộ rước quanh xóm thật vui và náo nhiệt. Sao không khí đầm ấm vậy, những bé nhỏ tuổi có cha mẹ dắt tay hoặc bế đi. Những bé lớn tuổi hơn có bạn bè trêu vui thật hạnh phúc. Đó là ký ức tuổi thơ tôi. Nhưng sao ở thời bây giờ đón trung thu tôi thấy rất nhiều điều khác biệt.
Khi mới chỉ bước vào tháng của trung thu. Gần như người lớn mượn tết trung thu của bé để làm những điều họ mong muốn. Mượn cái tết mua quà biếu sang trọng đắt tiền. Tuy rằng quà biếu trung thu cũng là chút tình cảm nhưng gần như bị mượn quá nhiều.
Trung thu vốn được xem là Tết của trẻ em, nhưng dường như những người lớn càng lúc càng thích "hưởng ké", nếu không muốn nói là đang "xâm lấn" thô bạo vào ngày Tết đặc biệt này. Và dường như, Trung Thu đáng biến thành... Tết của người lớn?
Bước ra đường trước ngày tết trung thu tôi giật mình khi thấy nhiều người lớn quá. Trên những con phố cửa hàng bán đồ trung thu tôi thấy quá ít người mua đồ cho trẻ. Đa số toàn thấy phần đông trong số đó là người lớn, chen chúc nhau để... chụp ảnh tự sướng và check-in Facebook hơn là tham quan, mua sắm các đồ chơi Trung thu cho trẻ nhỏ. Các khách hàng nhí nếu được đưa đến phố Trung thu chơi thường bị lọt thỏm giữa đám đông người lớn trên phố và ít có cơ hội được "dung dăng dung dẻ", thoải mái cùng bố mẹ chọn mua những món đồ chơi yêu thích.
Tôi càng giật mình hơn khi bước chân vào một siêu thị hỏi túi bánh trung thui. Ôi! Đến gần 1 triệu và có cái vài triệu, trục triệu. Tết trung thu đâu còn là tết của thiếu nhi nữa. Khi người lớn mượn tết trung thu này mua những món quà biếu đắt giá để lấy lòng những người có " máu mặt". Tự hỏi trẻ con có được phá những miếng bánh xa xỉ đó không? Hay chỉ người lớn mới làm hài lòng nhau thôi.
Còn đâu nữa ý nghĩa bánh trung thu với sự đoàn viên ấm áp của gia đình, trẻ nhỏ quanh mâm cỗ. Bánh đó đã trở thành một thứ quá đắt đỏ nhà này biếu nhà khác. Và cũng từ những điều đó người lớn đã thể hiện " lòng thành kính" một người kèm theo đẳng cấp của người kính biếu.
Tết Trung thu cũng là dịp những hãng bánh "tấn công" các công sở bằng những mẫu thử, bằng chiết khấu hoa hồng hấp dẫn. Nhiều cơ quan có văn hóa tặng nhân viên những hộp bánh Trung thu - như một món quà cho con trẻ, như sự quan tâm ý nghĩa đến những nhân viên cả năm làm việc chăm chỉ. Đó là một nét đẹp đáng yêu; nhưng đằng sau đó, câu chuyện chọn mua bánh hãng nào không đơn thuần dựa vào uy tín của nhãn hàng hay sự ngon lành của những chiếc bánh.
Tôi còn chán hơn nữa khi tối qua cùng con đi rước đèn trung thu. Quá nhiều người lớn vô ý thức. Rước đèn là một niềm vui và cũng là kí ức tuổi thơ của trẻ. Vậy nên mẹ con tôi theo đoàn rước đi bộ chứ không đi xe máy. Vậy mà quá nhiều người lớn đi xe máy. Từ ống xả của xe phả ra biết bao mùi nặng và nóng. Chẳng những họ chỉ biết họ sao? Họ không để ý các bé khác đang đi bộ, cố tình để các bé chịu mùi nồng đó sao. Sao trung thu lại vậy, sao người lớn không nghĩ cho các bé chứ, sao họ không chịu đi bộ mà cứ lôi xe đi chậm phà phà để các con phải chịu mùi. Ý thức người lớn thời nay để đâu?
Qua rằm trung thu năm nay? Tôi càng nhận thấy quá nhiều người mất ý thức sống và trung thu không còn là tết của thiếu nhi nữa. Người lớn đã mượn tết thiếu nhi này làm tết của mình... Thật quá buồn và thương các bé...hình ảnh đón tết trung thu không lẽ đang mất dần sao? Mọi người hãy cùng tôi nghĩ lại.
Chuyện làng quê