Văn hoá Hồi giáo và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam

Ngày 14/8/2023, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức hội thảo “Văn hoá Hồi giáo và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam”.
hoi-thao-halal-1692022167.jpg
 

Theo tiếng Ả Rập, Halal có nghĩa là “được phép” và người Hồi giáo trên toàn thế giới luôn có những tiêu chuẩn hết sức khắt khe trong việc sử dụng nông sản, thực phẩm, thời trang, du lịch và rất nhiều dịch vụ khác. Với tổng dân số theo đạo Hồi lên tới gần 30% toàn cầu thì thị trường này có giá trị lên tới 1.972 tỉ USD vào năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm. Song các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đứng thứ 100 của thế giới trong việc thâm nhập thị trường này vì nhiều lý do.

Vì thế, ngày 14/2/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal của Việt Nam đến năm 2030” với Quyết định số 10/QĐ-TTg. Trước đó, từ giữa năm 2021 Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông chủ động lập nhóm đặc nhiệm mang lên Vietnam Halal Center of Excelence (Vietnam Halal COE). Nỗ lực và thành quả của nhóm đã và đang được ghi nhận ở các Đại sứ quán các nước Châu Phi, Trung Đông, ở Bộ Ngoại giao.

Theo PGS TS Lê Phước Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, phát triển ngành Halal sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực, dịch vụ đi kèm. Đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư, các du khách Hồi giáo đến kinh doanh và du lịch tại Việt Nam, góp phần phát triển đất nước và tăng cường hợp tác với 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).