Văn hoá phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng chưa được làm rõ về học thuật. Bằng tư duy có văn hoá, tác giả làm sáng tỏ sự thật, nêu ra hạn chế nhận thức khái niệm này; kiến nghị phòng chống hiệu quả tham nhũng và xây dựng luật phát triển.

dtbhca-1715589736.jpg

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

 

Sự thật văn hoá phòng chống tham nhũng

Sự thật văn hoá phòng chống tham nhũng gồm các mặt sau: không chân thật chống tham nhũng không văn hoá; chưa chân thật phòng tham nhũng chưa văn hoá; chân thật phòng chống tham nhũng là văn hoá. Tức là, phòng chống tham nhũng gắn liền với văn hoá, hay phòng chống tham nhũng có văn hoá; tức phòng chống tham nhũng cần chân thật.Nói cách khác, văn hoá phòng chống tham nhũng là chân thật phòng chống tham nhũng; không chân thực không có văn hoá phòng chống tham nhũng.

Gắn phòng chống tham nhũng với tư tưởng văn hoá cho thấy rằng, tư tưởng không tiến bộ không chống tham nhũng, không có văn hoá phòng chống tham nhũng; tư tưởng chưa tiến bộ thiếu phòng tham nhũng, chưa có văn hoá phòng chống tham nhũng; tư tưởng tiến bộ là phòng chống tham nhũng, có văn hoá phòng chống tham nhũng. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng là tư tưởng có văn hoá, hay gắn với tư tưởng có văn hoá. Theo đó, phòng chống tham nhũng thiếu chân thực là tư tưởng thiếu văn hoá; tư tưởng thiếu chân thật thiếu phòng chống tham nhũng; tư tưởng thiếu văn hoá thiếu phòng chống tham nhũng.

Gắn phòng chống tham nhũng và chính trị phát triển cho thấy rằng, không chân thực chống tham nhũng, chính trị không phát triển; chưa chân thật phòng tham nhũng, chính trị chưa phát triển; còn chân thật phòng chống tham nhũng, chính trị phát triển. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng gắn với chính trị phát triển, tức quốc gia có “chính trị phát triển” - chính trị “bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia” [1].

Gắn phòng chống tham nhũng và phát triển kinh tế cho thấy rằng, không chân thực chống tham nhũng, kinh tế không phát triển bền vững; chưa chân thật phòng tham nhũng, kinh tế chưa phát triển bền vững; chân thật phòng chống tham nhũng, kinh tế phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng là có kinh tế phát triển bền vững, bảo đảm quốc gia ““phát triển bền vững” - khái niệm biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia” [2].

Gắn phòng chống tham nhũng và quyền lực cho thấy rằng, không chống tham nhũng, lực không của nhân dân; chưa phòng tham nhũng, quyền chưa của nhân dân; phòng chống tham nhũng là quyền lực của nhân dân. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng là bảo đảm quyền lực của nhân dân, hay quyền lực “đều thuộc về nhân dân” [3].Nói cách khác, phòng chống tham nhũng không thể bằng kiểm soát quyền lực, tức “kiểm soát quyền lực nhà nước” như nhiều người lầm tưởng nêu ra [4].

Gắn phòng chống tham nhũng và con người cho thấy rằng, không chân thực chống tham nhũng, con người không phát triển; chưa chân thật phòng tham nhũng, con người chưa phát triển; chân thật phòng chống tham nhũng là con người phát triển. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng là đảm bảo cho con người phát triển; tức bảo đảm “quyền phát triển” con người [5].Nói cách khác, phòng chống tham nhũng là con người có quyền phát triển, tức được bảo đảm các quyền của con người.

Gắn phòng chống tham nhũng và đảng cho thấy rằng, không chống tham nhũng, đảng phái tả (cánh tả) không phát triển; chưa phòng tham nhũng, đảng phái hữu (cánh hữu) chưa phát triển; phòng chống tham nhũng là đảng chính trị không tả hữu phát triển. Điều đó có nghĩa, xây dựng đảng chính trị phát triển là biểu hiện phòng chống tham nhũng; thiếu đảng chính trị phát triển nhiều tham nhũng, gây thiệt hại lớn cho đất nước và nhân dân.

Gắn phòng chống tham nhũng và bầu cử chính trị cho thấy rằng, không bầu cử chính trị không chống tham nhũng; thiếu bầu cử chính trị chưa phòng tham nhũng; bầu cử chính trị có phòng chống tham nhũng.Tức là, bầu cử chính trị cũng tựa đánh giặc tham nhũng, như về “mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù.Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch.Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn” [6].

Gắn phòng chống tham nhũng và luật (pháp luật) cho thấy rằng, không luật là không chống tham nhũng; thiếu luật là chưa phòng tham nhũng; còn có luật là biết phòng chống tham nhũng. Điều đó có nghĩa, phòng chống tham nhũng cần bằng luật, đặc biệt bằng các đạo luật phát triển; chẳng hạn, luật phát triển của thiên nhiên tạo ra “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên”, hay “luật phát triển của xã hội” [7] - luật tạo ra “sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia” [8].

Hạn chế nhận thức phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam

1) Hạn chế trên thế giới:

Phòng chống tham nhũng chưa được con người nhận thức đúng. Hiện nay ngay cả khi phân tích thuật ngữ phòng, chống, người nghiên cứu chỉ nhìn mặt hình thức chống không thật, nội dung phòng chưa thật, chứ không nhìn nguyên lý phòng chống thật; hay khi phân tích khái niệm phòng chống tham nhũng, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận không chân thật, chưa chân thật, chứ không nhìn nhận chân thật phòng chống tham nhũng.

Hạn chế nhận thức phòng chống tham nhũng làm nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ tham nhũng và phòng chống. Chẳng hạn, như: nhiều người không hiểu rõ rằng, chống là mục tiêu không chân thực, phòng là phương pháp thiếu chân thực, phòng chống là nguyên tắc chân thực; nhiều người không hiểu rõ hình thức ăn cắp tinh thần, bản chất ăn cắp vật chất, thực chất ăn cắp tâm linh của tham nhũng. Tức nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ rằng, tham nhũng chính là ăn cắp cuộc sống con người (corruption is stealing human life).

Hiện nay, bê bối tham nhũng là có nhiều quốc gia. Chẳng hạn, không hiếm “những vụ án tham nhũng nổi tiếng thế giới, như: Arnoldo Aleman - tổng thống thứ 81 của Nicaragua bị bắt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các quỹ nhà nước ngay sau kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2002. Cựu Tổng thống Philippines - Joseph Estrad phạm tội tham nhũng, cũng phải ngồi tù chung thân vào năm 2013. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất chức tổng thống vào tháng 12/2016 do bị buộc tội tham nhũng, dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính, v.v.” [9]; “cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị tuyên án 3 năm tù, trong đó có 2 năm hưởng án treo, vì tội tham nhũng và sử dụng ảnh hưởng cá nhân để thu lợi trong thời gian tại nhiệm”, “Một số quan chức Trung Quốc bị phạt tử hình gần đây có thể kể đến cựu thứ trưởng Công an Tôn Lập Quân (nhận hối lộ 91 triệu USD từ 2001-2020)” [10].

2) Hạn chế ở Việt Nam:

Tham nhũng đã diễn ra trong nhiều năm nay; tuy nhiên phòng chống tham nhũng chưa hiệu quả.Hiện nay, người nghiên cứu chỉ nhìn tính chất, bản chất, chứ không nhìn thực chất “phòng chống”, “tham nhũng”. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), phòng chống chỉ nhìn nhận là phòng trước “và sẵn sàng chống lại” chứ không nhìn rõ phòng chống chân thực hiệu quả; còn thuật ngữ “tham nhũng” chỉ được nhìn về hình thức, bản chất “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”, chứ không nhìn thực chất là ăn cắp cuộc sống của dân.

Hạn chế nhận thức phòng chống tham nhũng làm nhiều người không hiểu rõ rằng, phòng chống tham nhũng không hô “quyết tâm”, mà cần luật có văn hoá, tức xây dựng văn hoá pháp luật; làm nhiều người không hiểu rằng, quyền lực là không thể có “sức mạnh”, không thể “kiểm soát quyền lực”, mà chỉ kiểm soát người lãnh đạo được uỷ quyền “vào các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để lãnh đạo và quản trị đất nước” [11], như xây dựng “các đạo luật có văn hoá” [12]; không hiểu rõ thực chất của tham nhũng khi cho rằng, “tham nhũng là sản phẩm của xã hội có giai cấp và nhà nước” [13], mà không hiểu rõ “thuật ngữ “giai cấp” (class) thiếu khoa học, thuật ngữ “giới” là khoa học” [14]; không hiểu rõ rằng, tham nhũng quyền gắn liền với quan liêu, mà “quan liêu là mẹ đẻ ra nạn tham ô lãng phí” [15], tức là nhiều người chưa chú trọng phòng chống tham nhũng từ gốc rễ.

Hiện nay, mặc dù Đảng có nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng, nhưng kém hiệu quả, tham nhũng còn nhiều, diễn biến phức tạp. Chẳng hạn, như: “Tệ nạn tham nhũng chuyển biến sang một hình thức khác cao hơn, gây tác hại khôn lường. Đó là tham nhũng quyền lực. Nó tạo ra bè phái trong Đảng, trong chính quyền, tranh giành quyền lực phục vụ cho lợi ích nhóm. Thực trạng tham nhũng ở nước ta còn xuất hiện những hành vi xấu xa, dã man hơn cả nạn tham nhũng trên thế giới: Ăn chặn cả tiền xây mộ liệt sỹ, tiền điều dưỡng người có công với cách mạng, tiền và gạo cứu đói, hỗ trợ bão lụt, đặc biệt là tiền và gạo cứu trợ người nghèo ăn Tết… Không ít cán bộ xã đã kê khống, quyết toán khống nhà người nghèo, đem tiền hỗ trợ dân vùng lũ đi gửi ngân hàng để ăn lãi, đua nhau làm giả hồ sơ thương binh, người nhiễm chất độc da cam… để rút ruột ngân sách Nhà nước”, “Trong Đảng xuất hiện những “nhà tư sản đỏ”, “cường hào mới”, “đại gia” với lối sống của những “quan cách mạng”, khiến trong Đảng cũng tăng nhanh phân hóa giàu nghèo” [16]; “phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa nhiều chuyển biến, có ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra; vẫn xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan có chức năng PCTN, tiêu cực, gây dư luận không tốt”, “năm 2023, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế; một số hạn chế đã tồn tại kéo dài qua nhiều năm nhưng chậm được khắc phục” [17];v.v..

Kiến nghị cách phòng chống hiệu quả tham nhũng và xây dựng luật phát triển

1) Cách phòng chống hiệu quả tham nhũng:

Cách phòng chống hiệu quả tham nhũng làm giảm tham nhũng. Cách phòng chống như vậy có các mặt chủ yếu sau: tính chất cách chống không chân thật, không hiệu quả phòng chống tham nhũng; bản chất cách phòng chưa chân thực, chưa hiệu quả phòng chống tham nhũng, thực chất cách chống chân thực, hiệu quả phòng chống tham nhũng, dạng mô hình: cách phòng chưa hiệu quả tham nhũng - cách phòng chống hiệu quả tham nhũng - cách chống không hiệu quả tham nhũng. Điều đó có nghĩa là, để có cách phòng chống hiệu quả tham nhũng đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu quan hệ sau: cách phòng chưa hiệu quả tham nhũng, chưa làm giảm tham nhũng; cách chống không hiệu quả tham nhũng, không làm giảm tham nhũng; cách phòng chống hiệu quả tham nhũng làm giảm tham nhũng. Nói cách khác, cách phòng chống hiệu quả tham nhũng cần phải chân thật, hay có văn hoá phòng chống tham nhũng; con người sống chân thật là cách phòng chống hiệu quả, tệ nạn tham nhũng sẽ giảm.

2) Xây dựng luật phát triển:

Luật phát triển là cách phòng chống hiệu quả tham nhũng.Tuy nhiên, luật phát triển chưa được làm rõ sự thật. Luật như vậy gồm các mặt chủ yếu sau: hình thức luật không phát triển; nội dung luật thiếu phát triển; nguyên lý luật là phát triển, dạng mô hình: nội dung luật thiếu phát triển – nguyên lý luật là phát triển – hình thức luật không phát triển. Tức là, để xây dựng luật phát triển, giới luật cần thay đổi cách tư duy hình thức luật (luật hình) không phát triển, nội dung luật (luật ống) chưa phát triển sang nguyên lý luật phát triển; đồng thời, cần nhìn nhận rõ rằng, mục tiêu không phải luật phát triển; phương thức cũng không phải luật phát triển; còn nguyên tắc được coi là luật phát triển. Nói cách khác, luật phát triển chính là nguyên tắc phát triển, tức luật bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia.

4. Kết luận          

Văn hoá phòng chống tham nhũng là chân thật phòng chống tham nhũng. Đây chính là cách phòng chống tận gốc tham nhũng, làm giảm tối đa tệ nạn nguy hiểm này.Hiện nay phòng chống tham nhũng chưa được nhận thức rõ.Tham nhũng và tiêu cực diễn biến phức tạp, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ. Do đó để loại bỏ tình trạng này, bảo đảm công bằng bình đẳng công lý, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu khoa học nói chung, luật học nói riêng cần “thay đổi tư duy từ hình thức không thật, nội dung chưa thật sang nguyên lý sự thật” [18], đồng thời có cách phòng chống hiệu quả tham nhũng và xây dựng luật phát triển.

…………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1], [2], [8], [11]Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về văn hoá chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 3 - 2024, tr. 24-25, 27, 25, 25-26.

[3] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 12, tr. 375.

[4] Hoàng Minh Hội, Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210811, ngày 19/07/2021.

[5] TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN PHÁT TRIỂN, 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx

[6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 4, tr. 166.

[7] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 530.

[9], [13] Nguyễn Công Khương, “Tham nhũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa” - một luận điệu lố bịch, http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-bao-ve-vung-chac-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tham-nhung-la-ban-chat-cua-che-do-xa-hoi-chu-nghia-mot-luan-dieu-lo-bich/21757.html, ngày 15/04/2024.

[10] Hải Thư, Luật các nước xử quan chức nhận hối lộ thế nào? https://vnexpress.net/luat-cac-nuoc-xu-quan-chuc-nhan-hoi-lo-the-nao-4634142.html, ngày 28/07/2023.

[12] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá luật - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-luat-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a20873.html, ngày 22/09/2023.

[14] Nguyễn Hữu Đổng, Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html, ngày 15/11/2023.

[15] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 425.

[16] Hồ Ngọc Sơn, Đỗ Công Định, Kỳ II: Tham nhũng: Thực trạng và nguyên nhân, https://thanhtra.com.vn/theo-dong-thoi-cuoc/Ky-II-Tham-nhung-Thuc-trang-va-nguyen-nhan-136552.html, ngày 20/07/2018.

[17] Hoàng Yến, Công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mới, hiệu quả hơn, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-da-co-buoc-tien-moi-hieu-qua-hon-139940.html, ngày 22/11/2023.

[18] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-van-hoa-a22217.html, ngày 13/12/2023.

……………….

Ngày 10/05/2024

N.H.Đ