Thực chất văn hoá thanh niên
Thực chất văn hoá thanh niên gồm các mặt sau: tính chất thanh niên không chân thật (không chân thực) không văn hoá; bản chất thanh niên chưa chân thật chưa văn hoá; thực chất thanh niên chân thật là văn hoá. Tức văn hoá thanh niên là thanh niên chân thật (That means youth culture is genuine youth); thanh niên không chân thật không văn hoá. Nói cách khác, văn hoá thanh niên là văn hoá con người hay con người văn hoá.
Gắn văn hoá thanh niên với cuộc sống phát triển cho thấy rằng, sức sống không chân thực thanh niên không phát triển; sự sống chưa chân thực thanh niên chưa phát triển; còn cuộc sống chân thực thì thanh niên phát triển. Tức thanh niên sống chân thật thì phát triển; thanh niên thiếu chân thật thiếu phát triển (young people lack authenticity and lack of development).
Gắn văn hoá thanh niên với phụ nữ cho thấy rằng, thanh niên thiếu chân thật phụ nữ không phát triển; thanh niên chưa chân thật phụ nữ thiếu phát triển; thanh niên chân thật là phụ nữ phát triển. Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên là phụ nữ phát triển; thanh niên không chân thật phụ nữ không phát triển (young men are not genuine and women are not developed). Nói cách khác, thanh niên gắn liền với phụ nữ; thanh niên có văn hoá là phụ nữ văn hoá; thanh niên phát triển là phụ nữ phát triển (developed youth are developed women).
Gắn văn hoá thanh niên với đảng cho thấy rằng, thanh niên không chân thật không có đảng chính trị; thanh niên chưa chân thật chưa có đảng chính trị; thanh niên chân thật có “nhiều đảng chính trị khác nhau” [1], hay quốc gia có các “chính đảng tiến bộ” - đảng chân chính (genuine party) [2]. Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên là đảng chính trị phát triển (youth culture is a developed political party); thanh niên không văn hoá chỉ có đảng thống trị, hay đảng độc quyền lãnh đạo (độc đảng lãnh đạo), dạng một đảng lãnh đạo không có đảng đối lập (form of a leading party with no opposition party), hay không có mâu thuẫn đối lập với nó. Tức điều này ngược với quan niệm Hồ Chí Minh khi có lần từng nêu rõ: “Nếu không có mặt mâu thuẫn đối lập với nó, thì tự nó cũng mất điều kiện để tồn tại: - Không có sống thì chết cũng không có. Không có chết, thì sống cũng không có” [3]. Nói cách khác, văn hoá thanh niên gắn liền với chính đảng, hay gắn với đa đảng “lãnh đạo” (or associated with muiti-party “leadership”) - tức nhiều đảng là “đày tớ nhân dân” [4]; thiếu đảng chính trị lãnh đạo đảng tự tiêu vong, biến thành vua cai trị như chế độ phong kiến (turn in to a king and rule like feudal system).
Gắn văn hoá thanh niên với đoàn kết cho thấy rằng, thanh niên không đoàn kết chân thật không phát triển; thanh niên chưa đoàn kết chân thật chưa phát triển; còn thanh niên đoàn kết chân thật thì phát triển. Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên là sự đoàn kết; không văn hoá thanh niên không đoàn kết (no youth development culture, no solidarity); tức đoàn kết là văn hoá thanh niên; hay cộng đồng người có văn hoá đoàn kết (or a community of people with a culture of silidarity), cùng nhau xây dựng xã hội phát triển (together we build a developed society).
Gắn văn hoá thanh niên với dân chủ cho thấy rằng, thanh niên không chân thật không dân chủ; thanh niên chưa chân thật chưa dân chủ; còn thanh niên chân thật là dân chủ. Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên là văn hoá dân chủ; không văn hoá thanh niên thiếu văn hoá dân chủ, tức thiếu dân chủ cho cộng đồng, hay chưa thực sự “dân chủ nhân dân” (or not really “people’s democracy”) [5].
Gắn văn hoá thanh niên với ý thức xã hội cho thấy rằng, thanh niên không chân thật thiếu ý thức xã hội; thanh niên chưa chân thật chưa ý thức xã hội; thanh niên chân thật có ý thức xã hội. Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên gắn với ý thức xã hội; do vậy, cần “phát triển ý thức xã hội trong thanh niên” [6], không ý thức “con người xã hội chủ nghĩa” (unaware of “socialist man”) như có người nghiên cứu đã lầm tưởng nêu ra [7].
Gắn văn hoá thanh niên với chính trị cho thấy rằng, thanh niên không chân thật không chính trị phát triển; thanh niên chưa chân thật chưa chính trị phát triển; còn thanh niên chân thật là chính trị phát triển.Điều đó có nghĩa, văn hoá thanh niên là chính trị phát triển; không văn hoá thanh niên chính trị không phát triển; chính trị không phát triển không văn hoá thanh niên.Nói cách khác, chính trị là phát triển thanh niên phụ nữ; bởi phát triển thanh niên là phát triển phụ nữ (because youth development is women’s development).
Gắn văn hoá thanh niên với công lý cho thấy rằng, thanh niên không chân thật không có công lý; thanh niên thiếu chân thực chưa có công lý; còn thanh niên chân thật là có công lý. Điều đó có nghĩa, có văn hoá thanh niên là có công lý; thiếu văn hoá thanh niên không có công lý, không thể bảo đảm nhân quyền (quyền con người) hay “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của cá nhân nhóm cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người [8]. Nói cách khác, công lý chính là văn hoá con người, hay văn hoá bảo đảm quyền con người (or culture that ensures human rights); con người sống phải thương yêu lấy nhau, chứ không thể “đấu tranh giai cấp” [9] hay không thể chiến tranh giữa người với người (or war between people is impossible).
Hạn chế hiểu biết văn hoá thanh niên
Hiểu biết văn hoá thanh niên của người dân và giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người chưa nhìn rõ các mặt bản chất, tính chất, thực chất văn hoá và thanh niên. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “văn hoá” chỉ được “giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung về “giá trị vật chất và tinh thần”, chứ không nhìn nhận về “giá trị tâm linh” tồn tại ở giữa vật chất và tinh thần” [10]; “thanh niên” chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung là người “còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”, chứ không nhìn nhận là người chân thực phát triển (rather than being seen as a truly developed person).
Hạn chế hiểu biết văn hoá thanh niên làm cho nhiều người không hiểu rõ các mặt như sau: tính chất thanh niên không văn hoá không phát triển, bản chất thanh niên chưa văn hoá chưa phát triển, thực chất thanh niên là văn hoá phát triển, tức thanh niên chân thật là phát triển; tính chất thanh niên không được quyền tự do, bản chất thanh niên chưa được quyền sống, thực chất thanh niên được bảo đảm “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [11], tức thanh niên gắn liền với quyền con người (that is, youth is associated with human rights); thanh niên không văn hoá lý tưởng sai, thanh niên thiếu văn hoá lý tưởng chưa đúng, thanh niên văn hoá là “lý tưởng đúng” - “lý tưởng cao cả, hoà bình, tự do, bình đẳng và tiến bộ của loài người” [12]. Đặc biệt, hạn chế hiểu biết văn hoá thanh niên làm cho giới nghiên cứu lãnh đạo không hiểu rằng, bản chất thanh niên gắn với nhóm người, tính chất thanh niên gắn với cá nhân, thực chất thanh niên gắn với cộng đồng người; tức thanh niên không gắn với “cộng sản” (that is, young people are not associated with “communism”) - khái niệm biểu hiện "cộng đồng không thật" - “cộng đồng tưởng tượng” và “sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc” [13]. Nói cách khác, không có “Đoàn Thanh niên Cộng sản” [14], mà có Đoàn Thanh niên lao động, Đoàn Thanh niên dân chủ, hay Đoàn Thanh niên nhân dân trong xã hội (or the People’s Youth Union in society).
Hạn chế hiểu biết văn hoá thanh niên dẫn đến các tiêu cực trong Đoàn nói riêng, giới trẻ và xã hội nói chung. Chẳng hạn, như: tình trạng “khô Đoàn, xa rời chính trị”, “phai nhạt đối với hoạt động Đoàn”, “động cơ của thanh niên muốn khát khao đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến sức trẻ, năng lực của bản thân dưới lá cờ cách mạng của Đảng để phụng sự Tổ quốc và nhân dân là không rõ ràng” [15]; “hiện nay công tác chi đoàn và sinh hoạt chi đoàn ở nhiều địa phương đang có những dấu hiệu tụt hậu” [16]; hay “bạo lực trong giới trẻ ngày càng gia tăng” [17]; v.v..
Cách hiểu đúng thanh niên, thanh niên có văn hoá và xây dựng lối sống văn hoá thanh niên
1) Cách hiểu đúng thanh niên:
Hiện nay, khái niệm thanh niên chưa được làm rõ. Thanh niên bao hàm các mặt sau: hình thức thanh niên là người không chân thật, thiếu sáng tạo; bản chất thanh niên là người thiếu chân thực, vẫn thiếu sáng tạo, thực chất thanh niên là người chân thật sáng tạo. Tức thanh niên là những người chân thật sáng tạo; không chân thực sáng tạo không là thanh niên. Tức để hiểu đúng thanh niên đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu đúng các mặt sau: hình thức thanh niên không chân thực sáng tạo, bản chất thanh niên chưa chân thực sáng tạo, còn thực chất thanh niên chân thật sáng tạo, dạng mô hình: bản chất thanh niên chưa chân thật sáng tạo - thực chất thanh niên chân thật sáng tạo - tính chất thanh niên không chân thật sáng tạo. Nói cách khác, thanh niên là “con người chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia” [18].
2) Cách hiểu đúng thanh niên có văn hoá:
Khái niệm thanh niên văn hoá hay thanh niên có văn hoá chưa được làm rõ. Khái niệm này gồm các mặt sau: cá nhân không chân thật thanh niên không văn hoá; nhóm chưa chân thật thanh niên chưa văn hoá; cộng đồng chân thật là thanh niên văn hoá, dạng mô hình: bản chất thanh niên chưa có văn hoá - thực chất thanh niên văn hoá - tính chất thanh niên không văn hoá. Tức để có cách hiểu đúng thanh niên văn hoá đòi hỏi giới lãnh đạo nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: cá nhân không chân thật thanh niên không văn hoá; nhóm chưa chân thật thanh niên chưa văn hoá; cộng đồng chân thật là thanh niên văn hoá. Nói cách khác, con người chân thật là thanh niên văn hoá; thanh niên văn hoá là con người chân thật, hay thanh niên văn hoá là con người văn hoá (or cultural youth are cultural people).
3) Xây dựng lối sống văn hoá thanh niên:
Thanh niên có vị trí quan trọng trong xã hội.Tuy nhiên, xây dựng lối sống văn hoá thanh niên chưa được giới lãnh đạo quan tâm. Lối sống văn hoá thanh niên gồm các mặt sau: lối sống thiếu chân thực thiếu phát triển thanh niên; lối sống chưa chân thực chưa phát triển thanh niên; còn lối sống chân thực phát triển thanh niên, dạng mô hình: lối sống thanh niên chưa phát triển - lối sống thanh niên là phát triển - lối sống thanh niên thiếu phát triển. Tức xây dựng lối sống văn hoá thanh niên đòi hỏi giới lãnh đạo cần hiểu rõ các mặt sau: bản chất lối sống thanh niên chưa phát triển; tính chất lối sống thanh niên thiếu phát triển; thực chất lối sống thanh niên phát triển, hay lối sống con người phát triển “bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia”[19].
Kết luận
Văn hoá thanh niên là văn hoá con người, tức con người được sống hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về gia trị.Hiện nay, văn hoá thanh niên chưa được người dân hiểu rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất của khái niệm văn hoá và thanh niên. Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến đất nước con người thiếu phát triển. Do đó, để phát triển đất nước nói chung, thanh niên nói riêng, giới lãnh đạo nghiên cứu cần đổi mới sáng tạo, hình thành tư duy phát triển, cách hiểu đúng thanh niên, thanh niên có văn hoá và xây dựng lối sống văn hoá thanh niên.
……………..
Tài liệu trích dẫn:
[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 5, tr. 58.
[2] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 195.
[3], [5] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 590, 270.
[4] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 15, tr. 292.
[6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 2, tr. 491.
[7] Phương Vinh, Chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa, https://tuyengiao.vn/chu-nghia-xa-hoi-va-con-nguoi-xa-hoi-chu-nghia-127251, ngày 25/05/2019.
[8] Thomas Jeffesons. (Theo nuocmy.net), Toàn văn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ 04/07/1776.https://trithucvn.org/the-gioi/toan-van-tuyen-ngon-doc-lap-hoa-ky-471776.html, ngày 04/07/2019.
[9] Lê Thị Chiên, Cần phản bác những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/3148-can-phan-bac-nhung-quan-diem-xuyen-tac-phu-nhan-chu-nghia-mac-lenin-ve-dau-tranh-giai-cap.html, ngày 25/06/2020.
[10] Nguyễn Hữu Đổng, Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html, ngày 15/11/2023..
[11] Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toa-n-va-n-ba-n-tuye-n-ngo-n-do-c-la-p-771240.html, ngày 02/09/2021.
[12] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 14, tr. 157.
[13] Phạm Quang Minh, Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc, https://nghiencuuquocte.org/2019/05/30/nhung-cong-dong-tuong-tuong/, ngày 30/05/2019.
[14] Nguyễn Cúc, Ngày 26-3-1931: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập, https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/ngay-26-3-1931-doan-thanh-nien-cong-san-ho-chi-minh-duoc-thanh-lap-689554, ngày 26/03/2022.
[15] Phạm Thu Thuỷ, Lý giải tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, https://nhandan.vn/ly-giai-tinh-trang-nhat-dang-kho-doan-xa-roi-chinh-tri-post744492.html, ngày 24/03/2023.
[16] Linh Phan, Cải thiện chất lượng sinh hoạt chi đoàn, https://nhandan.vn/cai-thien-chat-luong-sinh-hoat-chi-doan-post376462.html, ngày 10/11/2019.
[17] Lan Anh, Bạo lực trong giới trẻ: Cần tìm nguyên nhân ‘gốc rễ’,https://daidoanket.vn/bao-luc-trong-gioi-tre-can-tim-nguyen-nhan-goc-re-10174812.html, ngày 17/12/2020.
[18] Nguyễn Hữu Đổng, Tết bàn về khái niệm “văn Phú”, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-ban-ve-khai-niem-van-phu-a23048.html, ngày 30/01/2024.
[19] Nguyễn Hữu Đổng, Tâm linh từ góc nhìn lịch sử, https://vanhoavaphattrien.vn/tam-linh-tu-goc-nhin-lich-su-a23153.html, ngày 05/2/2024.
…………………
Ngày 21/03/2024
N.H.Đ