Việt Nam diễn nghĩa – Tập V (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 43)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập V “NỘI CHIẾN TRỊNH -NGUYỄN VÀ NHÀ TÂY SƠN” của PGS TS Cao Văn Liên

Kỳ 43.

Cảnh Thịnh gọi:

-Người đâu.

-Dạ, bẩm hoàng thượng.

-Cho chuẩn bị bộ binh và thủy binh, ta tự thân chinh đi lấy lại Quy Nhơn. Quy Nhơn là đất tổ Tây Sơn, không thể để mất trong tay giặc được.

-Dạ, thần tuân chỉ.

Vừa lúc đó quan nội thị vào:

-Dạ, bẩm hoàng thượng, Bắc cung Hoàng Thái hậu Lê Ngọc Hân qua thời gian bệnh nặng, thái y đã hết lòng cứu chữa nhưng không qua khỏi đã từ trần rồi ạ.

ch-vua-nguyen-anh-1649946490.jpg
Sự may mắn của Nguyễn Ánh có thể nói rất cao qua nhiều lần trốn chạy và thoát chết đến tận 18 lần. Nguồn: Internet.

Cảnh Thịnh thở dài hỏi:

-Người thọ bao nhiêu tuổi?

-Dạ bẩm, người thọ 29 tuổi ạ.

-Bảo người nhà của ta chăm hai em ta là Nguyễn Quang  Đức và công chúa Ngọc Bảo, bảo thị nữ chăm sóc hoàng hậu Lê Thị Ngọc Bình của ta chu đáo, đừng để họ quá đau buồn khi hai đứa còn nhỏ đã mất mẫu thân, hoàng hậu thì mất chị ruột.

-Dạ, thần tuân chỉ.

-Ta lại không thân chinh được rồi, phải ở lại lo đám tang của quốc mẫu. Cho gọi Thái phó Trần Quang Diệu và Đại đô đốc Võ Văn Dũng vào triều.

-Dạ, tuân chỉ.

Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng vào:

-Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế.

-Miễn lễ, các khanh bình thân.

-Tạ ơn hoàng thượng.

Cảnh Thịnh nói:

-Hiện nay nước nhà rất nguy cấp. Giặc Nguyễn Phúc Ánh đã lấy được từ Bình Thuận đến Quy Nhơn. Quy Nhơn là đất tổ, đất thang mộc của Tây Sơn, không thể để trong tay giặc được. Thái Phó Trần Quang Diệu.

-Dạ, có thần.

-Khanh đem 5 vạn quân đi lấy lại Quy Nhơn.

-Dạ, thần tuân chỉ.

-Đại đô đốc Võ Văn Dũng và Đại đô đốc Bùi Hữu Hiếu.

-Dạ, có thần.

-Hai khanh đến trại thủy quân Thị Nại chỉ huy thủy quân, chặn quân địch từ biển đánh vào, hỗ trợ cho Thái phó lấy Quy Nhơn.

-Hạ thần tuân chỉ.

  Vào một ngày mùa hạ, phong cảnh Gia Định rực rỡ nắng gió, sông nước và đồng bằng phương Nam bao la bát ngát. Thành Gia Định (Sài Gòn) mà người Pháp xây dựng theo kiểu vô băng hình chữ nhật, tạo nên một khối trắng nhô lên vuông vức, đồ sộ giữa muôn cây. Nguyễn Phúc Ánh tay trái còn băng vết thương bởi mũi tên của tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Huy bắn ở Quy Nhơn. Nguyễn Phúc Ánh một lần nữa lại gặp may, may mà tên không có thuốc độc và chỉ cần Nguyễn Quang Huy lệch tay về bên phải một chút thì tên đã trúng hồng tâm. Cuộc đời của Ánh thật là nhiều may mắn, Nguyễn Phúc Ánh vừa ăn sáng xong, đang uống trà thì có tùy tướng vào báo:

-Dạ bẩm chúa công, có thám mã từ Quy Nhơn về báo.

-Cho vào.

-Dạ.

-Xin kính chào chúa công. Chúa công đã bình phục rồi ạ?

-Đa tạ, ta lại có thể ra trận được rồi. Quy Nhơn có gì mới không?

-Dạ, bẩm chúa công, tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu đem 5 vạn quân  đang đánh nhằm lấy lại Quy Nhơn. Quy Nhơn rất nguy cấp ạ.

Nguyễn Phúc Ánh gọi:

-Người đâu.

-Dạ, chúa công.

-Chuẩn bị 400 chiến thuyền, 3 vạn tinh binh để ta ra cứu Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở Quy Nhơn.

-Dạ, chúa công đang dưỡng thương.

-Ta khỏe rồi, 3 vạn quân và hai tướng thân cận của ta đang nguy cấp, ta phải đi cứu.

-Dạ, tuân lệnh chúa công.

Rồi 400 chiến thuyền lớn và nhỏ đè sóng gặp gió nồm tiến như bay ra biển mièn Trung, cờ vàng bay rợp trời, đại bác đen ngòm dài ngoẳng nhô trên chiến thuyền rất hung dữ, tới cửa Thị Nại thì hoàng hôn đang xuống. Trong ánh mặt trời vàng rực, cờ đỏ rực trời, hàng trăm chiến thuyền Tây Sơn không ở tư thế chiến đấu mà lại đậu san sát liền nhau. Nguyễn Phúc Ánh hỏi tùy tướng dẫn đường:

-Tướng chỉ huy thủy quân Thị Nai là ai?

Lê Văn Duyệt đáp:

-Da bẩm chúa công, Đại đô đốc Tây Sơn là Võ Văn Dũng và Bùi Hữu Hiếu ạ.

Nguyễn Phúc Ánh nói:

-Võ Văn Dũng nổi danh trong trận phá quân Thanh năm 1789 ở Thăng Long, sao lại không triển khai dàn trận ở tư thế sãn sàng chiến đấu. Đây là thời cơ tốt để ta đánh hỏa công tiêu diệt toàn bộ vốn liếng thủy quân của Nguyễn Quang Toản, mở đường cho ta vào cứu Quy Nhơn.

Lê Văn Duyệt nói:

-Bẩm chúa công, làm sao mà vượt qua được hai pháo đài rất mạnh ở Gềnh Ráng và Phong Mai ạ?

Nguyễn Phúc Ánh nói:

-Chính Võ Văn Dũng ỷ vào hai pháo đài này nên không dàn chiến thuyền ở tư thế chiến đấu, Chúng ta dùng chiến thuyền nhỏ, chia làm hai tốp. Phải hy sinh tốp đầu cho Tây Sơn bắn, khi hết đạn phải nạp thì tốp sau xông lên châm lửa vào bè có chất cháy, đánh hỏa công, với gió và sóng thuận chiều vào thì Thị Nại biến thành biển lửa.

-Dạ, tuân lệnh chúa công.

Trong tổng hành dinh ở Thị Nại, thám mã về báo cho Võ Văn Dũng:

-Dạ bẩm đô đốc, thủy quân Nguyễn Phúc Ánh đã đến vùng biển ngang với căn cứ Thị Nại của ta.

Võ Văn Dũng nói:

-Kệ chúng, chúng không thể vào được cửa Thi Nại vì có hai pháo đài kiên cố của ta là Gềnh Ráng và Phong Mai. Ta phải đóng chốt ở đây để hỗ trợ cho thái phó Trần Quang Diệu đánh lấy lại Quy Nhơn.

Đêm đó gió mùa và sóng xô vào Thị Nại rất mạnh. Hai tốp thuyền nhỏ của Nguyễn Phúc Ánh lao nhanh vào cửa Thị Nại. Pháo đài Gềnh Ráng và Phong Mai của Tây Sơn Thi nhau nhã đạn. Đạn xé màn đêm đỏ rực rơi trúng vào những chiến thuyền tốp đầu của quân Nguyễn, 20 chiếc bốc cháy, lửa đỏ rực cả một vùng. Nhân lúc đạn bắn ra của quân Tây Sơn thưa thớt, Lê văn Duyệt thúc tốp thuyền sau tiến lên, vượt qua khỏi tầm hỏa lực của Tây Sơn, lao vào cửa đầm Thị Nại và phóng hỏa đốt chiến thuyền Tây Sơn. Lửa bén dần và cháy lan ra toàn bộ hàng trăm chiến thuyền, cộng với thuốc súng đạn dược trên thuyền gây nên cháy và nổ dữ dội, tiếng nổ vang trời. Đầm Thị Nại chìm trong bão lửa, hàng vạn lính chết, còn lại là nhảy lên bờ. Lực lượng thủy binh của Tây Sơn đến đây coi như bị xóa sổ. Võ Văn Dũng và Bùi Hữu Hiếu đại bại, chạy về Quy Nhơn với Trần Quang Diệu.

Nguyễn Phúc Ánh nói:

-Trận hỏa công Thị Nại khủng khiếp quá nhưng chúng ta vẫn không lên bộ được để cứu Quy Nhơn.

Lê Văn Duyệt nói:

-Chúa công phải dùng kế vây Ngụy cứu Triệu. Tất cả lực lượng và tướng giỏi của Tây Sơn đã tập trung vào Quy Nhơn, Phú Xuân bỏ trống. Chúng ta tấn công Phú Xuân. Trần Quang Diệu phải đem quân về cứu Phú Xuân, Quy Nhơn được giải vây. Nếu lực lượng Tây Sơn Phú Xuân mà yếu, ta lấy luôn kinh  thành, bắt sống Cảnh Thịnh thì thắng lợi lớn không thể nào tưởng tượng. Phú Xuân thất thủ thì tất cả các nơi khác của Tây Sơn sẽ sụp đổ, có thể nhanh chóng lấy được thiên hạ.

Nguyễn Phúc Ánh nói:

-Kế của lão tướng là diệu kế, nếu phòng thủ Phú Xuân mà yếu thì Phú Xuân mất, Phú Xuân mất thì nhà Tây Sơn sụp đổ, thiên hạ nhanh chóng về tay ta. Ha!ha!ha!..

-Người đâu.

-Dạ.

Đem rượu Pháp ra đây.

-Dạ.

Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Duỵệt chạm ly ngay trên lâu thuyền chỉ huy.

-Chúc chúa công lấy được Phú Xuân.

(Còn nữa)

CVL