LTS: Tòa soạn vừa nhân qua email của Đại tá TS BS Trần Minh Vịnh, 83 tuổi, nguyên chuyên khoa về Huyết học lâm sàng, từng công tác tại các Viện Quân y 103, 108, nguyên Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về Hoạt huyết CM3- là một trong những loại thuốc đông dược chống đông máu tốt nhất hiện nay “Tâm sự thời CoVid” đề cập đến vấn đề “nóng” về phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này. Được sự đồng ý của Đại tá TS BS Trần Minh Vịnh, xin trân trọng giới thiệu “Tâm sự” mang tính chuyên môn sâu để bạn đọc tham khảo.
Đúng là từ khi xuất hiện dịch đến nay, cả thế giới chao đảo, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, và bao nhiêu chuyện không hay xảy ra từ trong nhà ra ngoài xã hội. Thật đáng buồn. Có ai ngờ, số người chết do CoVid 19 nhiều thế. Bao nhiêu sức, bao nhiêu cách, tốn bao nhiêu tiền và sức chịu đựng của dân, mà cuộc “chống dịch như chống giặc” vẫn chưa thành công, vẫn chưa đẩy lùi được dịch.
Hôm nay, tôi muốn tâm sự với tác giả Vũ Xuân Bân qua các bài viết gần đây trên vanhoavaphattrien.vn tỏ ra am tường về loại dịch bệnh nguy hiểm mang tính toàn cầu này. Bởi anh vừa là đồng hương, vừa hiểu nhau, một cách thật lòng vì người bệnh Covid -19.
Điều tâm sự đầu tiên là muốn chọn đúng cách điều trị thì phải hiểu bệnh Covid, con Covid. Nếu không sẽ chữa “lợn lành thành lợn què”. Và thật sự đã xảy ra, nhưng không trách đồng nghiệp vì họ không phải chuyên khoa, họ khổ não lắm rồi, gắng hết sức lắm rồi, và họ rất buồn vì không cứu được bệnh nhân. Rất nhiều ý kiến, hiến kế cả đơn giản lẫn cao siêu như truyền tế bào gốc.v.v của các giáo sư nổi tiếng. Chỉ qua thực tế, hiệu quả mới đánh giá được cả chuyên môn lẫn lãnh đạo: Bác sĩ đã điều trị đúng hướng chưa? Lãnh đạo chống dịch đã đúng hướng chưa? Đến giờ này với số người mắc và người chết vẫn tăng, dân và doanh nghiệp đang gặp khó vì giãn cách xã hội thì không thể nói...
Bây giờ, tôi thử nêu ý kiến của tôi thông qua anh để thông tin trên vanhoavaphatrien.vn tới công chúng và bạn đọc tham khảo. Cái tâm của người thầy thuốc, thấy bệnh nhân chết thì không thể ngồi im. Nhưng nói ra thì có thể bị hiểu nhầm vì cái này, cái nọ. Trước hết, ta tìm hiểu về “giặc Covid-19”. Không sai khi nói nó họ CÚM. Tên của nó là SARS - CoV 2 hay còn gọi là Covid-19 (nó sinh ra năm 2019)- Vòng đời của nó (thời gian sống khoảng 5-7 ngày,14 ngày đối với chủng delta, tức là nó chỉ sống được có thế, không điều trị thì nó cũng chỉ sống được tối đa 14 ngày ở cơ thể người. Nếu người không chết thì nó tự chết. Nó lây qua đường hô hấp, qua ho bắn các giọt nước chứa CoVid 19. CoVid 19 có đặc những điểm sau:
- Nó tồn tại trong không khí từ giọt mước lơ lửng ở nhiệt độ bình thướng khoảng 3 tiếng từ một cái ho, trên bề mặt như chất liệu nhựa được 3 ngày.
- Nó khác cúm thường như thế nào ? Nó xâm nhập vào người , nó ủ bệnh khoảng 5 ngày, rồi phát bệnh. Lúc này, nó nhân bản lên bội phần, gây phản ứng mạnh của cơ thể chống lại. Nếu xẩy ra quá mạnh sẽ kích hoạt hệ thống đông máu làm tăng đông tắc mạch, dòng máu sẽ bị cản trở, nếu không cản dược phản ứng này sẽ tạo thành nhiều cục đông cực nhỏ lưu thông trong tuần hoàn gây tắc mạc nhiều nơi, y học gọi là đông máu rải rắc trong lòng mạch. Một hội chứng vừa tắc mạch vừa chảy máu, rất khó chữa, tỷ lệ tử vong cao. Đây là một bệnh cảnh rất ít bác sĩ biết, nên nếu xẩy ra ở nhiều bệnh nhân cùng lúc khó cho bác sĩ cấp cứu kịp và không tránh khỏi tử vong. Tôi đã gặp và khá vất vả khi điều trị bệnh nhân bị Hội chứng này khi còn công tác ở Viện Quân y 103. Dùng thuốc chống đông như phác đồ Bộ y tế hướng dẫn điều trị “Đông máu rải rắc trong lòng mạch” không dễ dàng, nó rất phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm. Chính vì vậy, tôi mới nghiên cứu thuốc từ đông dược. Y học cổ truyền đã dùng và đã xếp thuốc này vào nhóm hành huyết phá ứ . Các trường hợp băng huyết khi sinh nở các cụ đã dùng thuốc thuộc nhóm này điều trị. Qua nghiên cứu tôi thấy đúng là nó có tác dụng chống đông thật sự mà lại an toàn không phức tạp như thuốc chống đông tây y. Chính vì vây, tôi đặt tên là HOẠT HUYẾT CM 3 khác với Hoạt huyết dưỡng não về thành phần và tác dụng. Nếu chống được tăng đông máu thì dĩ nhiên lưu thông máu sẽ dễ dàng và tốt.
Bây giờ hiểu được con Covid 19, tác hại của nó, ta bàn đến chống nó! Phải tiêu diệt nó như diệt giặc: Cho đến nay mới có kháng sinh diệt vi trùng, chưa tìm ra thuốc kháng siêu vi trùng. Những tin tức nói thuốc này thuốc nọ sau dùng 5-7 ngày thì hết virút. Như đã trình bày ở trên từ ngày thứ 6, chẳng phải thuốc gì thì Covid tự chết, xét nghiệm thấy giảm Covid 19 rất nhanh. Tuổi thọ nó có thế. Đó là cái khác và cũng là điểm yếu của con Covid 19 khác với con Vi trùng. Phải có kháng sinh mới diệt dược vi trùng. Như vậy, muốn đợi nó tự chết, mà người nhiễm nó không chết, phải ngăn cản tác hại mà nó gây ra. Tác hại lớn nhất là nó gây ra là kích hoạt hệ thống đông máu, làm tăng đông máu tắc mạch. Nếu tắc mạch phổi cộng với tràn đầy covid 19 trong phổi, trong đường hô hấp thì sẽ không thở được, thiếu oxy mà chết. Không những thế tăng đông máu có thể tắc mạch tim, não cũng chết nhanh, còn tắc các phủ tạng khác gây suy đa tạng cũng chết, nhưng chậm hơn.
Thuốc quan trọng nhất là thuốc chống đông máu. Chọn thuốc chống đông máu phải chống được tăng đông máu, nhưng phải tránh được tác dụng phụ, đặc biệt là gây chảy máu. Chủ yếu là ngăn cản được quá trình kích thích hoạt hóa các yếu tố đông máu. Chặn được tăng đông máu sẽ không chết, và hồi phục, lúc này xét nghiệm tìm Covid 19 sẽ âm tính vì Covid cũng tự chết rồi.
Một người khỏi bệnh là diệt được một ổ Covid 19, trừ khử được một lô cốt gây lây bệnh này.
Còn vô vàn ổ dịch khác mà ta không nhìn thấy. Như vậy phải chống đường lây bằng cách:
Chỉ có đeo khẩu trang đề cản giọt nước từ người bị nhiễm khi tiếp xúc gần.
Khử khuần bề mặt tức rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, việc phun chloramin B không diệt được Covid như diệt muỗi.
Khoảng cánh > 2 m, cách nhau 2 m thì Covid cũng khó lây rồi, nếu như người thăm nhau, chăm bệnh nhân, khu cách ly, nơi xét nghiệm test virut, tiêm vác xin v.v.thực hiện được cách nhau > 2 m không giao tiếp nói chuyện. Chưa có công bố nào người đi đường bị lây Covid. Làm sao người ngồi trong ô tô, trên xe máy chạy trên đường lây Covid 19 được.
Dễ lây Covid là tụ tập nói chuyện với nhau. Phần lớn là lây trong gia đình, chính quyền lại cấm ra đường, rồi mất thời gian làm như Thanh Hóa mình còn khóa nhà bị F1,F2, đó là nhốt người chứ có virut không mà nhốt. Tôi hình dung như rào làng kháng chiến trước đây để ngăn giặc hữu hình, nó sợ khi bước tới làng, xã; nay cách làm ngăn CoVid 19 vô hình mà cũng bắt chước như thế thì thật nực cười.
Đã mấy tháng giãn cách xã hội, ngăn dân ra đường, cách ly tập trung, rào làng, ngõ dân phố, số người dương tính với covid 19 vẫn cứ tăng từ một, 2 con số, lên 3,4 con số/ ngày. Đó là cách làm theo mệnh lệnh hành chính, thiếu căn cứ khoa học, chưa hiểu thấu đáo về CoVid 19, chủ quan đặt ra quy định các loại giấy tờ kiểm soát, lúng túng về cấp giấy đi đường như Hà Nội, gây ùn ứ đông người tại các chốt kiểm soát vào giờ cao điểm, không những không ngăn được lây lan dịch mà còn là nơi dễ lây nhiễm CoVid 19, làm cho dân tình bức xúc.
Tóm lại : Con Virut không đáng sợ mà Chống nó gồm:
- Khi bị nhiễm (Test dương tính); lập tức phòng biến chứng.
Tăng sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thể dục tập thở
Nếu ho dùng thuốc ho long đờm làm thông đường hô hấp
Nếu sốt thì dùng Paracetamol
Nếu mệt mỏi dùng đa sinh tố,uống nhiều nước hoa quả như nước dừa có đủ chất điện giải lại vô trùng.
Quan trọng là sớm dùng thuốc chống đông máu ngăn ngừa tăng đông máu, tốt nhất là thuốc đông máu đông dược, an toàn không tác dụng phụ, có xuất sứ, có số đăng ký, có đủ pháp nhân lưu hành. Khi dùng có thể hỏi thêm tư vấn của bác sĩ.
Còn phòng bệnh:
Tự giữ mình và giữ cho người thân, nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5 K của Bộ Y tế.
Không tụ tập quá 5 người ( vẫn phải cách nhau 2 m, có khẩu trang, hạn chế nói chuyện nơi công cộng ), ngay cả khu cách ly. Cơ quan chức năng và chính quyền phải giám sát chặt chẽ.
Cách ly diện hẹp, nhà nào có người măc Covid 19 cách ly nhà đó.
Tiêm vác xin phòng ngừa CoVid 19 bao phủ diện rộng toàn dân.
Nhìn lại việc phòng chống Covid ở Việt Nam rất vất vả, tốn kém nhưng từ đợt bùng phát dịch thứ 4 hiệu quả thấp, trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, kinh tế khó phát triển, vì dùng biện pháp hành chính hơn khoa học, có nhiều bất cập, gây bức xúc trong dân. Thực ra, đa phần là bắt người lành hơn là bắt Covid 19 ( vì con Covid 19 vô hình, có nhìn thấy đâu), chiến lược, chiến thuật chống và phòng Covid đều chưa chuẩn. Chống con Covid 19 phải có sức khỏe, sức đề kháng tốt (phải ăn uống đủ dinh dưỡng, tinh thần thoái mái ). Ở TPHCM, mắc CoVid 19 nhiều, tử vong chủ yếu là ở khu dân cư đông đúc, nghèo, tinh thần hốt hoảng , chứ ở khu thoáng đảng, đời sống khá, số người mắc, tử vong do CoVid 19 thời gian vừa qua rất thấp.
Xin tâm sự đôi điều với tác giả Vũ Xuân Bân. Chúc Anh khỏe và vượt qua dịch Covid 19.
T-M-V
Công Minh
15:17 12/09/2021
Bình thường thôi Vì nhiều y bác sĩ đông y có nhận định và hướng xử lý cụ thể hơn nữa