Con người văn hoá từ góc nhìn phát triển

Trong khoa học xã hội khái niệm con người văn hoá chưa được làm rõ. Bằng tư duy phát triển, tác giả làm sáng tỏ sự thật, hạn chế hiểu biết khái niệm này, đề xuất cách nhận thức đúng đắn con người, đồng thời xây dựng con người văn hoá.

dt1dh-1710771276.jpg

Ảnh minh hoạ do tác giả cung cấp. Nguồn: Internet

 

Sự thật con người văn hoá

Sự thật con người văn hoá gồm các mặt sau: tính chất thật sự con người không chân thực (không chân thật), không phát triển; bản chất sự thật con người chưa chân thực, chưa phát triển; thực chất sự thật con người chân thực phát triển. Điều đó có nghĩa, con người văn hoá là con người phát triển; ngược lại, con người phát triển là con người văn hoá; con người không phát triển con người thiếu văn hoá (people do not develop, people lack culture). Theo đó, phát triển văn hoá chính là phát triển con người (cultural development is human development); đồng thời, văn hoá chỉ phát triển, chứ không thể “chấn hưng” hay “chấn hưng văn hoá” như một số lãnh đạo đề xuất [1].

Gắn con người văn hoá với đạo đức cho thấy rằng, cá nhân thiếu chân thật thiếu đạo đức phát triển; nhóm chưa chân thật thiếu đạo đức phát triển; cộng đồng chân thật có đạo đức phát triển. Tức con người có đạo đức phát triển bảo đảm “hài hoà môi trường, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống cho con người” [2]; con người không đạo đức phát triển không văn hoá (people without ethics develop without culture).

Gắn con người văn hoá với kinh tế cho thấy rằng, sản xuất thiếu chân thật thiếu kinh tế phát triển; kinh doanh không chân thật không kinh tế phát triển; sản xuất kinh doanh dịch vụ chân thực là kinh tế phát triển. Tức con người văn hoá là kinh tế phát triển; con người thiếu văn hoá thiếu kinh tế phát triển (people lack culture and lack economic development). Nói cách khác, người thiếu văn hoá "tăng trưởng kinh tế" (people lacking culture “economic growth”) chứ không phát triển kinh tế; tức không thể “thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững” như những người thiếu tư duy phát triển nêu ra [3].

Gắn con người văn hoá với lãnh tụ cho thấy rằng, con người không chân thực làsùng kính lãnh tụ; conngười chưa chân thực thiếu sùng kính lãnh tụ;con người chân thực không sùng kính lãnh tụ hay “không tôn vinh lãnh tụ” - không tôn sùng người lãnh đạo; tức con người văn hoá là người biết lãnh đạo, hay người biết phụng sự tổ quốc phục vụ nhân dân.

Gắn con người văn hoá với chính trị cho thấy rằng, hành pháp thiếu chân thật thiếu chính trị phát triển; lập pháp không chân thật không chính trị phát triển; còn tư pháp chân thật là chính trị phát triển. Điều đó có nghĩa là, con người có văn hoá chính trị phát triển; con người không văn hoá thiếu chính trị phát triển (people without culture lack political development), tức thiếu bảo đảm quyền con người, hay “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người [4].

Gắn con người văn hoá với luật (pháp luật, phép luật) cho thấy rằng, luật thiếu phát triển con người không văn hoá, luật chưa phát triển con người thiếu văn hoá, “luật phát triển” là con người văn hoá [5]; người không văn hoá luật không của dân, người chưa văn hoá pháp chưa của dân, còn con người văn hoá pháp luật của dân hay “phép luật là phép luật của nhân dân” [6]. Tức phép của nước còn luật của dân; phép nước và luật dân (state law and civil law). Nói cách khác, luật phát triển là có con người văn hoá, luật thiếu phát triển thiếu con người văn hoá (lack of development of laws and lack of human culture); phép luật của nhân dân là con người văn hoá, pháp luật của nhà nước con người thiếu văn hoá. Tức cần thay “pháp luật của nhà nước” [7] thành “pháp luật dân sự” - “pháp luật của nhân dân” [8]; bởi vì, “khái niệm nhà nước chưa dân chủ” [9] còn nhân dân là “dân chủ” - “dân chủ nhân dân” [10].

Gắn con người văn hoá với quyền con người cho thấy rằng, con người không văn hoá, quyền con người không phát triển; con người thiếu văn hoá, quyền con người chưa phát triển; con người văn hoá là quyền con người phát triển, hay “quyền phát triển” của con người mà Liên Hợp Quốc đã nêu ra. Tức con người văn hoá là con người được bảo đảm “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [11]; con người không văn hoá không có các quyền này (people without culture do not have these rights).

Gắn con người văn hoá với dân chủ cho thấy rằng, cá nhân không chân thật thiếu dân chủ xã hội; nhóm chưa chân thật chưa dân chủ xã hội; cộng đồng chân thật là dân chủ xã hội. Điều đó có nghĩa, con người không văn hoá, không có dân chủ xã hội, càng không có “dân chủ xã hội chủ nghĩa” [12], như một số người nghiên cứu nêu ra.

Gắn con người văn hoá với xã hội phát triển cho thấy rằng, cá nhân không chân thật là xã hội thiên lệch, xã hội chủ nghĩa không phát triển; nhóm chưa chân thật là thiên lệch xã hội, chủ nghĩa xã hội chưa phát triển; cộng đồng chân thật là xã hội không thiên lệch, xã hội không chủ nghĩa phát triển. Điều đó có nghĩa, con người văn hoá là xã hội không thiên lệch, hay “xã hội không chủ nghĩa - xã hội phát triển” [13]; tức con người chân thực là xã hội phát triển, hay con người văn hoá là xã hội phát triển (or cultural people are developed societies). Nói cách khác, xã hội không có “xã hội chủ nghĩa”, không có “chủ nghĩa xã hội”, càng không có “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” như một số người nghiên cứu lãnh đạo nêu ra [14].

Gắn con người văn hoá với hoà hình cho thấy rằng, hoà bình không văn hoá (chiến tranh) là con người không phát triển; hoà bình thiếu văn hoá con người chưa phát triển; hoà bình có văn hoá là con người phát triển, hay văn hoá hoà bình là con người phát triển. Tức con người văn hoá cần văn hoá hoà bình; không con người văn hoá không thể có hoà bình, không thể có “con đường hoà bình” [15], hay không thể có “quốc thái dân an” (or there is no “peaceful nation and people”).

Gắn con người văn hoá với hạnh phúc thật sự cho thấy rằng, con người không văn hoá hạnh phúc không thật; con người thiếu văn hoá hạnh phúc chưa thật; con người văn hoá là hạnh phúc thật sự. Tức con người phát triển hay con người văn hoá là hạnh phúc thực sự; con người không văn hoá con người không hạnh phúc thực sự. Theo đó, con người không văn hoá quốc gia không hạnh phúc, cũng như “không có con người hạnh phúc sẽ không thể có quốc gia hạnh phúc; không có quốc gia hạnh phúc sẽ không thể có quốc tế hạnh phúc”, đồng thời “quốc gia hạnh phúc nhất là quốc gia làm cho nhiều quốc gia khác được hạnh phúc; quốc tế hạnh phúc nhất là cộng đồng các quốc gia cùng nhau hợp tác, đoàn kết” [16] làm cho con người được “bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia” [17].

Gắn con người văn hoá với văn minh cho thấy rằng, người thiếu chân thật con người không văn minh; con chưa chân thật con người chưa văn minh; con người chân thực là con người văn minh. Tức con người văn hoá là con người văn minh, hay con người không bạo lực không chiến tranh, không chạy đua sản xuất vũ khí giết người.

Hạn chế hiểu biết con người văn hoá trên thế giới và ở Việt Nam

1. Hạn chế trên thế giới

Con người văn hoá gắn với cộng đồng người trong xã hội. Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều nước hiểu biết con người và văn hoá còn hạn chế. Chẳng hạn, khi phân tích “con người”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất chưa phát triển, tính chất không phát triển, chứ không nhìn thực chất con người phát triển (rather than looking at human development); hay khi phân tích “văn hoá”, giới nghiên cứu chỉ nhìn tinh thần không phát triển, vật chất thiếu phát triển, chứ không nhìn tâm linh phát triển (rather than seeing spirituality develop).

Hạn chế hiểu biết con người văn hoá làm cho nhiều người không nhận thức rõ mối liên hệ giữa con người, tâm linh và văn hoá như sau: con người thiếu văn hoá không tâm linh, con người chưa văn hoá thiếu tâm linh, con người văn hoá tâm linh hay “con người tâm linh” [18]; không nhận thức rõ mối liên hệ giữa con người, văn hoá và lịch sử như sau: cá nhân không văn hoá lịch sử không chân thật, nhóm thiếu văn hoá lịch sử thiếu chân thật, cộng đồng văn hoá lịch sử chân thật (true cultural and historical community).

Đặc biệt, hạn chế hiểu biết con người văn hoá làm cho nhiều người không hiểu nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của loài người; nhiều người không hiểu rằng, “bản chất sự sống chưa chân thật, tính chất sức sống không chân thật gắn với “lối sống thiếu văn hoá” – cội nguồn gây ra bạo lực, khủng bố, xung đột giữa các cá nhân, phe nhóm, dẫn đến nội chiến, chiến tranh giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia” hay “con người sống không chân thật với nhau là cội nguồn dẫn đến chiến tranh” [19]; nhiều người không hiểu rằng, “đảng phái độc quyền lãnh đạo là không chân thật (party monopoly leadership is not genuine), làm hại nước hại dân như tham quyền, tham nhũng và lãng phí” [20]; hay nhiều người không nhận thức rõ hình thức chiến tranh nóng, bản chất chiến tranh lạnh, thực chất chiến tranh đa dạng, như: kinh tế, văn hoá, pháp lý, không gian, mạng, v.v., và chúng đều có nguồn gốc từ độc quyền (độc quyền tư tưởng, thông tin truyền thông, chân lý…).

2. Hạn chế ở Việt Nam

Hiểu biết con người văn hoá của giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người chưa nhìn rõ bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật con người và văn hoá. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “con người”chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận khái quát là “Người, về mặt những đặc trưng bản chất nào đó” chứ không nhìn cụ thể thực chất con người chân thực và phát triển.

Hạn chế hiểu biết con người văn hoá làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ rằng, tính chất con người không tâm linh, bản chất con người chưa tâm linh, thực chất con người tâm linh; nhiều người không hiểu rõ hình thức con người không văn hoá, nội dung con người chưa văn hoá, nguyên lý con người văn hoá; nhiều người không hiểu rằng, “loài người sẽ không còn chiến tranh khi mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng biết sống chân thật với nhau, tôn trọng sự thực và công lý, đoàn kết cùng nhau xây dựng pháp luật đúng đắn hay pháp luật có văn hoá để ngăn ngừa, ngăn chặn bạo lực” [21]; hay một số người nghiên cứu không hiểu rằng, văn hoá là cuộc sống chân thật sáng tạo, chứ không có “sức mạnh mềm”, “sức mạnh cứng” [22].

Hạn chế hiểu biết con người văn hoá là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống xã hội; chẳng hạn, như: tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cựctrong chính quyền và xã hội; “Bệnh thành tích; thói dựa dẫm; bệnh nói xấu sau lưng; bệnh hình thức, bệnh sĩ diện, háo danh; bệnh bè phái, thiếu hợp tác; tật ham vui; bệnh vô cảm, chặt chém; thói tò mò; bệnh đối phó; bệnh hám lợi; bệnh lề mề, chậm chạp; bệnh sùng ngoại; bệnh tự ti; bệnh sống bằng quan hệ; bệnh thiếu ý thức pháp luật; thói tùy tiện, cẩu thả; thói kiêu ngạo; thói khôn vặt, láu cá; bệnh giả dối, nói không đi đôi với làm; tật ăn cắp vặt…” [23]; “đạo đức trong xã hội có chiều hướng xuống cấp đáng lo ngại” [24]; “Rất nhiều hành vi và hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay đang bị coi là lệch chuẩn, không chỉ chuẩn đạo đức, mà còn cả về chuẩn pháp lý” [25]; “những hành vi thiếu văn hóa, thiếu ý thức đã trở thành bệnh và căn bệnh đang lan truyền trong xã hội”[26]; hay “Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2011 đến 2018, cả nước có hơn 9.900 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường” [27]; v.v..

Cách nhận thức đúng đắn con người, xây dựng con người văn hoá

1)Cách nhận thức đúng đắncon người

Con người là thuật ngữ chưa được làm rõ. Thuật ngữ này có các mặt chủ yếu sau: tính chất người không chân thực không phát triển; bản chất con chưa chân thực chưa phát triển; còn thực chất con người chân thực là phát triển, dạng mô hình: bản chất con người thiếu phát triển - thực chất con người phát triển - hình thức con người không phát triển. Tức để có cách nhận thức đúng đắn con ngườiđòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: hình thức con người không phát triển, bản chất con người chưa phát triển, thực chất con người phát triển. Theo đó, con người không chân thực con người thiếu phát triển; con người không văn hoá con người không phát triển, tức không bảo đảm công bằng bình đẳng công lý cho chính con người (that is, it does not ensure fairness and equality for humans themselves).

 2) Xây dựng con người văn hoá

Con người văn hoá có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được làm rõ sự thật.Về thực chất con người văn hoá là công lý; thiếu công lý con người thiếu phát triển bền vững, hay thiếu quốc gia phát triển bền vững. Do vậy, xây dựng con người văn hoá là xây dựng chính sách quốc gia phát triển bền vững, tức “xây dựng chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững” [28]. Để xây dựng quốc gia phát triển bền vững đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: chính sách không phát triển bền vững, phương pháp thực hiện chính sách thiếu phát triển bền vững, nguyên tắc thực hiện bảo đảm chính sách phát triển bền vững, dạng mô hình: phương pháp thiếu chân thực, chưa phát triển bền vững - nguyên tắc chân thực phát triển bền vững - chính sách không chân thật, không phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là, xây dựng con người có nguyên tắc chân thật; không chân thật không thể có con người văn hoá (without authenticity there cannot be a cultured person). Nói cách khác, nguyên tắc chân thật là con người văn hoá, không phải là “người bản lĩnh” [29] hay “bản lĩnh con người” [30]; đây là nguyên tắc xây dựng bản chất chính trị (true principles build political reality), chứ không “xây dựng bản lĩnh chính trị” (not “building political will”) như một số người thiếu tư duy chân thật đề xuất [31].

Kết luận

Con người văn hoá là chân thật phát triển, hay con người sống hoà thuận với nhau trong xã hội loài người. Hiện nay, khái niệm này chưa được người dân nhận thức rõ; giới nghiên cứu chưa hiểu tính chất, bản chất, thực chất con người văn hoá. Hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm thiếu văn hoá sống, sự thật con người chưa được làm sáng tỏ, tình trạng bạo lực và giả dối trong xã hội, quốc gia kém phát triển. Do đó, để phát triển đất nước con người bền vững, xã hội công bằng bình đẳng dân chủ văn minh, giới nghiên cứu cần phải thay đổi tư duy không phát triển sang tư duy phát triển, nhận thức đúng đắn con người, đồng thời xây dựng con người văn hoá.

…………………

Tài liệu trích dẫn:

[1] Hội Vũ, Chấn hưng văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, https://nhandan.vn/chan-hung-van-hoa-la-su-nghiep-cua-toan-dang-toan-dan-post779076.html, ngày 24/10/2023.

[2], [17], [20] Nguyễn Hữu Đổng, Tâm linh từ góc nhìn lịch sử, https://vanhoavaphattrien.vn/tam-linh-tu-goc-nhin-lich-su-a23153.html, ngày 05/2/2024.

[3] Nhóm phóng viên thực hiện, Tạo động lực tăng trưởng bền vững, https://nhandan.vn/tao-dong-luc-tang-truong-ben-vung-post793622.html, ngày 22/01/2024.

[4] Thomas Jeffesons (Theo nuocmy.net), Toàn văn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ 04/07/1776, https://trithucvn.org/the-gioi/toan-van-tuyen-ngon-doc-lap-hoa-ky-471776.html, ngày 04/07/2019.

[5] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t.6, tr. 530.

[6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 259.

[7] Chu Thanh Vân (TTXVN), Thống nhất giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đánh giá cán bộ, https://baotintuc.vn/thoi-su/thong-nhat-giua-quy-dinh-cua-dang-va-phap-luat-cua-nha-nuoc-ve-danh-gia-can-bo-20230720111042292.htm, ngày 20/07/2023.

[8], [10], [15] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 264, 53, 474.

[9] Nguyễn Hữu Đổng, Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html, ngày 15/11/2023.

[11] Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toa-n-va-n-ba-n-tuye-n-ngo-n-do-c-la-p-771240.html, ngày 02/09/2021.

[12] Nguyễn Duy Trình, Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng,http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/5158-phat-huy-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-bao-dam-quyen-lam-chu-cua-nhan-dan-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang.html, ngày 20/08/2022.

[13] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá toán học - Đôi điều suy nghĩ, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-toan-hoc-doi-dieu-suy-nghi-a23466.html, ngày 27/02/2024.

[14] Phạm Minh Sơn-Vũ Thị Hường, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, https://www.tuyengiao.vn/chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-trong-thoi-dai-moi-152866, ngày 10/02/2024.

[16] Nguyễn Hữu Đổng, Không có con người hạnh phúc không thể có quốc gia hạnh phúc, https://vietnamnet.vn/khong-co-con-nguoi-hanh-phuc-khong-the-co-quoc-gia-hanh-phuc-436774.html, ngày 20/03/2018.

[18] Nguyễn Hữu Đổng, Tết con người tâm linh, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-con-nguoi-tam-linh-a22973.html, ngày 25/01/2024.

[19], [21] Nguyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hoà bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/su-that-ve-chien-tranh-va-hoa-binh-a19949.html, truy cập ngày 21/07/2023.

[22] Nguyễn Viết Chức, Văn hoá và con người - vấn đề của thời đại, https://nhandan.vn/van-hoa-va-con-nguoi-van-de-cua-thoi-dai-post760027.html, ngày 30/06/2023.

[23] Nguyễn Huy Phòng, Xây dựng hệ giá trị để khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam hiện nay, https://www.tuyengiao.vn/xay-dung-he-gia-tri-de-khac-phuc-nhung-mat-han-che-cua-con-nguoi-viet-nam-hien-nay-146706, ngày 05/12/2022.

[24] PV/VOV.VN, Yếu kém trong xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu, https://vov.vn/chinh-tri/yeu-kem-trong-xay-dung-van-hoa-con-nguoi-da-duoc-dang-chi-ro-tu-lau-post991042.vov, ngày 17/12/2022.

[25] Hồ Sĩ Quý, Về vấn đề xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam, https://tuyengiao.vn/ve-van-de-xay-dung-chuan-muc-con-nguoi-viet-nam-147309, ngày 26/12/2022.

[26] Thuỷ Tiên, Bệnh thiếu văn hoá, thiếu ý thức, https://hanoimoi.vn/benh-thieu-van-hoa-thieu-y-thuc-414720.html, ngày 06/12/2015.

[27] Thiện Văn - Hà Hoàng, Bài 1: Bịt chặt lỗ hổng về văn hóa để phòng ngừa đạo đức xã hội xuống cấp, https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/bai-1-bit-chat-lo-hong-ve-van-hoa-de-phong-ngua-dao-duc-xa-hoi-xuong-cap-576253, ngày 19/06/2019.

[28] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng chính sách quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/206905/Xay-dung-chinh-sach-quoc-gia-kien-tao-phat-trien-ben-vung-o-Viet-Nam.html, ngày 01/02/2018.

[29] NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ, Bài 2: Bản lĩnh người cầm lái, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/nghi-quyet-va-cuoc-song/bai-2-ban-linh-nguoi-cam-lai-650674, ngày 21/01/2021.

[30] Hùng Cường, Bài văn mẫu nghị luận xã hội về cách vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống, https://baomoi.com/bai-van-mau-nghi-luan-xa-hoi-ve-cach-vuot-qua-nghich-canh-trong-cuoc-song-c48523251.epi, ngày 10/03/2024.

[31] Trần Đình Thắng - Triệu Văn Hùng, Nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ các cấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/63495/Nang-cao-ban-linh-chinh-tri-cua-can-bo-cac-cap-trong-bo-may-Dang-va-Nha-nuoc.html, ngày 26/02/2024.

…………………..

Ngày 18/03/2024

N.H.Đ