Tìm hiểu nhân quyền theo cách nhìn văn hoá

Nhân quyền được hiểu là gì? Đây là khái niệm nhiều người chưa nhận thức rõ. Theo cách nhìn văn hoá, tác giả lý giải làm sáng tỏ hơn thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này; đồng thời kiến nghị cách nhận thức đúng nhân, quyền và xây dựng văn hoá nhân quyền.

dta-dong1b-1716187877.jpg

Ảnh minh hoạ do tác giả tuyển chọn. Nguồn: Internet

 

Thực chất nhân quyền theo cách nhìn văn hoá

Nhân quyền theo cách nhìn văn hoá được thể hiện như sau: tính chất ‘quyền’ gắn với sức sống, con người không hạnh phúc không văn hoá; bản chất ‘nhân’ gắn với sự sống, con người chưa hạnh phúc chưa văn hoá; thực chất nhân quyền gắn với cuộc sống, con người hạnh phúc và văn hoá. Tức nhân quyền biểu hiện thực chất cuộc sống con người hạnh phúc hay con người văn hoá; con người không văn hoá là không có nhân quyền. Nói cách khác, con người văn hoá gắn liền với nhân quyền; người có nhân quyền thì có văn hoá, có nhân quyền văn hoá - văn hoá nhân quyền (human rights culture).

Gắn nhân quyền với sự thật cho thấy rằng, tính chất quyền là sức sống không chân thật (không chân thực); bản chất nhân là sự sống chưa chân thật; thực chất nhân quyền là cuộc sống chân thật, tức nhân quyền là cuộc sống con người chân thật. Điều đó có nghĩa, nhân quyền là con người sống chân thật; hay nhân quyền gắn liền với sự thật (sự thực), công lý;tôn trọng nhân quyền là “tôn trọng sự thực và công lý” [1].

Gắn nhân quyền với con số cho thấy rằng, tính chất quyền tương tự số dương (+), sự không sống không thật (1); bản chất nhân tương tự số âm (-), sự chưa sống chưa thực (2); thực chất nhân quyền tương tự số thực (0), sự sống thực (3), dạng mô hình: “sự chưa sống (2) - sự sống (3) - sự không sống (1)” [2]. Tức nhân quyền là sự sống chân thật; nhân quyền là loài người sống chân thật; loài người sống không chân thật thiếu nhân quyền. Nói cách khác, người yêu người là có nhân quyền; người không yêu người là không có nhân quyền; hay còn độc quyền, xung đột, nội chiến, chiến tranh thì không có nhân quyền, bởi chúng gây đau khổ cho cộng đồng người.

Gắn nhân quyền với tâm linh cho thấy rằng, quyền là sức sống con người không tâm linh; nhân là sự sống con người chưa tâm linh; nhân quyền là cuộc sống “con người tâm linh” [3]. Tức nhân quyền là tâm linh con người, hay tâm linh trong mỗi con người; bởi vì thế giới loài người có “tâm linh những người đã khuất” [4] và cả “tâm linh của những người đang sống” [5].Nói cách khác, nhân quyền chính là tâm linh hay lương tâm con người; bảo vệ nhân quyền là bảo vệ lương tâm hay bảo vệ người có lương tâm trong cộng đồng.

Gắn nhân quyền với thần linh cho thấy rằng, quyền là linh không thật không thiêng; nhân là thần chưa thực thiếu linh; còn nhân quyền là thần linh thật linh thiêng. Tức nhân quyền là con người thần linh linh thiêng (That is, human rights are human, divine, and sacred); kính trọng con người là kính trọng nhân quyền, hay kính trọng nhân cách sống của con người; tôn vinh con người làtôn vinh nhân quyền, hay “kinh dinh nhân quyền” (or “human rights business”) [6].

Gắn nhân quyền với pháp quyền cho thấy rằng, tính chất quyền là không linh không quyền, không văn hoá nhân đạo; bản chất nhân là thiếu thần thiếu pháp, thiếu văn hoá nhân đạo; còn thực chất nhân quyền là thần linh pháp quyền (in essence, human rights are the spirit of the rule of law), văn hoá nhân đạo (humanitarial culture). Tức là, nhân quyền biểu hiện thực chất thần linh nhân đạo; nhân quyền vừa là pháp quyền nhân đạo, vừa và thần linh nhân đạo hay “thần linh pháp quyền” [7].

Gắn nhân quyền với chủ quyền thấy rõ rằng, quyền gắn với quốc gia không có chủ quyền; nhân gắn với quốc gia chưa có chủ quyền; còn nhân quyền gắn với quốc gia có chủ quyền.Điều đó có nghĩa, nước hay quốc gia có chủ quyền là có nhân quyền; chủ quyền nước bị xâm phạm là thiếu nhân quyền, hay nhân dân mất chủ quyền là mất nhân quyền.Theo đó, cần phải bảo vệ chủ quyền của nhân dân trong quốc gia, xã hội loài người, tức bảo vệ “chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân” [8].

Gắn nhân quyền với ngoại giao thấy rõ rằng, quyền gắn với ngoại giao không chân thật, ngoại giao không có văn hoá; nhân gắn với ngoại giao thiếu chân thật, ngoại giao không có văn hoá; còn nhân quyền gắn với ngoại giao chân thật, ngoại giao có văn hoá hay ngoại giao “thân thiện với tất cả các nước dân chủ” [9]. Điều đó có nghĩa, bảo vệ nhân quyền là ngoại giao có văn hoá; thiếu bảo vệ nhân quyền ngoại giao thiếu văn hoá (lack of protection of human rights, lack of diplomacy, lack of culture).

Gắn nhân quyền với chính quyền dân chủ cho thấy rằng, tính chất quyền là chính quyền không dân chủ, không phải chính quyền của đất nước (nước-quốc gia); bản chất nhân là chính quyền chưa có dân chủ, chưa là chính quyền của nước; thực chất nhân quyền là chính quyền có dân chủ, là chính quyền của nước (is the government of the country) hay “chính quyền của dân” - “chính quyền của nhân dân” (chính quyền nhân dân) [10]. Điều đó có nghĩa, có nhân quyền thì có chính quyền dân chủ, chính quyền của nước, không có “chính quyền nhà nước” như Giáo trình Xây dựng Đảng đã nêu ra [11].

Gắn nhân quyền với chính sách cho thấy rằng, không có quyền chính sách không phát triển; thiếu nhân là chính sách thiếu phát triển; còn có nhân quyền có “chính sách phát triển” - “chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [12]. Tức là, nhân quyền gắn liền với phát triển; thiếu nhân quyền thiếu phát triển đất nước, xã hội, con người.

Gắn nhân quyền với tư tưởng cho thấy rằng, không có quyền là tư tưởng sai lầm, tư tưởng không văn hoá không phát triển; thiếu nhân là tư tưởng chưa đúng đắn, tư tưởng chưa văn hoá chưa phát triển; còn có nhân quyền là tư tưởng đúng đắn, tư tưởng văn hoá và “tư tưởng phát triển” [13] - tư tưởng “bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống cho con người” [14]. Tức là, nhân quyền gắn liền với tư tưởng văn hoá và tư tưởng phát triển, hay gắn với “tư tưởng của nhân dân” [15]; thiếu tư tưởng của nhân dân là thiếu nhân quyền (lack of people’s ideology means lack of human rights).

Gắn nhân quyền với pháp luật (phép luật) cho thấy rằng, tính chất quyền là pháp luật không của dân, luật không phát triển bền vững; bản chất nhân là pháp luật chưa của dân, luật thiếu phát triển bền vững; thực chất nhân quyền là pháp luật của nhân dân, luật phát triển bền vững. Tức là, có nhân quyền thì có pháp luật của nhân dân, hay có “phép luật của nhân dân” (or there is “the law of the people”) [16]; đồng thời có “luật phát triển bền vững” [17] (at the same time, there is a “law of sustainable development) - luật “bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [18]. Nói cách khác, nhân quyền gắn với luật của dân phát triển bền vững; thiếu luật của dân là thiếu phát triển bền vững; thiếu luật của dân là thiếu nhân quyền, thiếu luật phát triển bền vững là thiếu nhân quyền (lack of sustainable development laws is lack of human rights).

Gắn nhân quyền với cách mạng cho thấy rằng, tính chất quyền gắn với cách mạng không chân thật, không bảo đảm xã hội phát triển; bản chất nhân gắn với cách mạng chưa chân thật, chưa bảo đảm xã hội phát triển; thực chất nhân quyền gắn với cách mạng chân thực, bảo đảm xã hội phát triển. Điều đó có nghĩa, cách mạng chân thật là “cách mạng văn hoá” [19], cách mạng văn hoá là bảo đảm nhân quyền; không có cách mạng văn hoá không có nhân quyền. Nói cách khác, cách mạng thiếu văn hoá là không có nhân quyền; còn cách mạng văn hoá chân thật có nhân quyền, bảo đảm phát triển bền vững con người, quốc gia.

Hạn chế hiểu biết nhân quyền trên thế giới và ở Việt Nam

1) Hạn chế trên thế giới:

Nhân quyền là quyền của mỗi người dân trong cộng đồng quốc gia. Tuy nhiên, hiểu biết khái niệm này của giới nghiên cứu còn hạn chế; bởi vì, người nghiên cứu chưa làm rõ các mặt tính chất, bản chất, thực chất của từ ‘nhân’ và ‘quyền’. Chẳng hạn, khi phân tích nhân, người nghiên cứu chỉ nhìn mặt tính chất bản chất, chứ không nhìn nhận thực chất người; khi phân tích thuật ngữ quyền, người nghiên cứu cũng chỉ nhìn mặt tính chất bản chất, chứ không nhìn mặt thực chất quyền (rather than looking at the true of rights).

Hạn chế hiểu biết nhân, quyền làm cho nhiều người không nhận thức rõ quan hệ giữa nhân quyền, văn hoá và phát triển như sau: quyền không văn hoá không phát triển, nhân chưa văn hoá chưa phát triển, nhân quyền có văn hoá là phát triển; không nhận thức rõ rằng, nhân quyền chính là quyền phát triển của con người, hay có nhân quyền là người có quyền phát triển và có quyền con người; hay không nhận thức rõ mối liên hệ giữa sức sống cá nhân không có nhân quyền, sự sống nhóm chưa có nhân quyền và cuộc sống cộng đồng có nhân quyền. Hạn chế hiểu biết nhân quyền dẫn đến độc tài, độc quyền, độc đoán; đặc biệt dẫn đến chủ nghĩa (thiên lệch) cá nhân, nhóm và nhiều hình thức chủ nghĩa khác; hay dẫn đến tư tưởng cá nhân, cực đoan, bá quyền, phản tiến bộ, nội chiến, chiến tranh huỷ diệt giữa các cộng đồng người.

2) Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết nhân quyền của người dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu nói riêng còn nhiều bất cập; bởi vì, giới nghiên cứu cũng chưa làm rõ từ quyền và nhân. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), quyền chỉ được nhìn là “pháp luật hoặc xã hội cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” chứ không nhìn là quyền được công bằng bình đẳng công lý của con người; còn nhân chỉ được nhìn khái quát là “lòng thương người”, chứ không nhìn thực chất là con người chân thật. Hạn chế hiểu biết nhân, quyền làm nhiều người không nhận thức rõ quyền con người, hay không nhận thức rõ “quyền phát triển” [20], “quyền chính trị” - khái niệm biểu hiện cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp “đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển” [21].

Hạn chế hiểu biết nhân quyền dẫn tới nhiều bất cập trong xã hội như sau: “quyền con người mới dừng ở mức độ công nhận, việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong thực tiễn gặp những khó khăn nhất định, hiệu quả chưa cao” [22], “rất nhiều vụ việc cưỡng chế vi phạm pháp luật, không bảo đảm quyền của người dân” [23]; “vẫn còn những hạn chế của công tác bảo đảm quyền con người, thể hiện trong tổ chức, hoạt động của một số thể chế, thiết chế” [24]; hay “căn bệnh “nghiện quyền lực”… thói độc đoán, vị quyền” [25], “tham nhũng quyền lực” [26], “còn "tham quyền cố vị”” [27], “chạy chức, chạy quyền” [28], “quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi còn vi phạm” [29]; v.v..

Kiến nghị cách nhận thức đúng nhân, quyền và xây dựng văn hoá nhân quyền

1) Cách nhận thức đúng ‘nhân’. Nhân quyền gắn liền với từ nhân; tuy nhiên, nhân chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thật. Nhân bao hàm các mặt sau:hình thức sức sống nhân không phải người; bản chất sự sống nhân chưa phải loài, thực chất cuộc sống nhân là loài người, dạng mô hình: bản chất nhân chưa phải loài - thực chất nhân là loài người - hình thức nhân không phải người. Tức là, để có cách nhận thức đúng nhân đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu quan hệ sau: tính chất người không chân thật (sai trái), bản chất người chưa chân thật (chưa đúng, chưa phải), thực chất người chân thực (đúng, phải), dạng mô hình: bản chất người chưa chân thật (sự thật) - thực chất người chân thực (thật) - tính chất người không chân thật (thật sự). Nói cách khác, giới lãnh đạo nghiên cứu cần hiểu rõ đúng sai, phải trái, sự thật trong việc làm hàng ngày của mình; sai trái, chưa đúng gắn với hình thức thật sự, bản chất sự thật, còn phải đúng gắn với thực chất thực (it must also be true and related to real reality).

2) Cách nhận thức đúng ‘quyền’. Nhân quyền gắn liền với từ quyền; tuy nhiên, quyền chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thật. Quyền bao hàm các mặt sau: bản chất sự thật quyền gắn với sự sống, nhóm chưa có quyền được sống trong cộng đồng; tính chất thật sự quyền gắn với sức sống, cá nhân không có quyền tự do trong nhóm; thực chất thật quyền gắn với cuộc sống, cộng đồng (nhân dân) là có quyền hạnh phúc trong quốc gia, dạng mô hình: bản chất quyền sống - thực chất quyền hạnh phúc - tính chất quyền tự do. Tức là, để có cách nhận thức đúng quyền đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu quan hệ sau: quyền sống, quyền tự do và quyền hạnh phúc hay “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [30], dạng mô hình: quyền sống - quyền sung sướng - quyền tự do.

3) Xây dựng văn hoá nhân quyền. Nhân quyền gắn liền với văn hoá, hình thành văn hoá nhân quyền; tuy nhiên, văn hoá nhân quyền chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng. Khái niệm này bao hàm các mặt sau: bản chất sự thật văn và nhân chưa văn hoá, chưa phát triển quyền con người; tính chất thật sự hoá và quyền không văn hoá, không phát triển quyền con người; còn thực chất thật nhân quyền văn hoá hay văn hoá nhân quyền phát triển quyền con người, dạng mô hình: bản chất nhân quyền chưa văn hoá phát triển - thực chất nhân quyền văn hoá phát triển - tính chất nhân quyền không văn hoá phát triển. Tức là, để xây dựng văn hoá nhân quyền đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu quan hệ sau: hình thức nhân quyền không văn hoá, tính chất thật sự không phát triển quyền con người; nội dung nhân quyền chưa văn hoá, bản chất sự thật chưa phát triển quyền con người; nguyên lý nhân quyền văn hoá, thực chất thật phát triển quyền con người, dạng mô hình sự thật quyền con người như sau: sự thật quyền con người chưa phát triển - thật quyền con người phát triển - thật sự quyền con người không phát triển. Nói cách khác, giới lãnh đạo nghiên cứu cần tôn trọng sự thật; tôn trọng sự thực là có văn hoá nhân quyền, bảo vệ quyền con người và bảo đảm nhân quyền (protect human rights and ensure human rights).

Kết luận

Nhân quyền được hiểu là quyền phát triển con người, hay quyền con người phát triển trong quốc gia, xã hội loài người; đồng thời, biểu hiện thực chất loài người văn minh. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về các mặt hình thức nhân quyền không văn hoá, nội dung nhân quyền chưa văn hoá, nguyên lý nhân quyền văn hoá hay văn hoá nhân quyền. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến quốc gia còn bất cập trong việc bảo vệ nhân quyền. Do đó, để bảo vệ các quyền của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển con người, giới nghiên cứu cần phải “thay đổi tư duy từ hình thức không thật, nội dung chưa thật sang nguyên lý sự thật” [31], có cách nhận thức đúng nhân, quyền và xây dựng văn hoá nhân quyền.

………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 4, tr. 82.

[2], [18] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-chu-so-tu-nhien-su-song-luat-phat-trien-a16619.html, ngày 01/12/2022.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Tết con người tâm linh, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-con-nguoi-tam-linh-a22973.html, ngày 25/01/2024.

[4], [7], [8] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 1, tr. 99-100, 473, 526.

[5] Nguyễn Hữu Đổng,Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 2, tr. 502.

[9] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr. 39.

[10], [16] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t.9, tr. 38, 259.

[11] NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM, https://vya.edu.vn/nganh-xay-dung-dang-va-chinh-quyen-nha-nuoc-taii-vya.

[12], [21]Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-quyen-luc-a18469.html/, ngày 14/04/2023.

[13] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 568.

[14] Nguyễn Hữu Đổng, Tâm linh từ góc nhìn lịch sử, https://vanhoavaphattrien.vn/tam-linh-tu-goc-nhin-lich-su-a23153.html, ngày 05/02/2024.

[15] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 553.

[17] Nguyễn Hữu Đổng, Thể chế phát triển bền vững - thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/the-che-phat-trien-ben-vung-thuc-chat-nhan-thuc-tren-the-gioi-va-o-viet-nam-a21040.html, ngày 02/10/2023.

[19] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t.12, tr. 696.

[20] TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN PHÁT TRIỂN, 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx

[22] Phí Thị Thanh Tuyền, Bảo đảm quyền con người trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, https://danchuphapluat.vn/bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay, ngày 31/02/2023.

[23] Doãn Hồng Nhung-Phạm Xuân Sơn-Trần Văn Dũng-Vũ Quý Lâm, Tiếp cận bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/332860/CVv146S172021014.pdf

[24] Nguyễn Thanh Tuấn, Bảo đảm quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, https://tapchicongsan.org.vn/xay-dung-ang2/-/2018/38319/bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-va-hoi-nhap-quoc-te-o-viet-nam-hien-nay.aspx, ngày 12/04/2016.

[25] Nguyễn Thị Hường, Bệnh “nghiện ‘quyền lực’, https://vnexpress.net/benh-nghien-quyen-luc-3982597.html, ngày 16/9/2019.

[26] Quốc Phong, Tham nhũng quyền lực còn nguy hiểm hơn trăm lần tham nhũng vật chất, https://nguoidothi.net.vn/tham-nhung-quyen-luc-con-nguy-hiem-hon-tram-lan-tham-nhung-vat-chat-23580.html, ngày 15/05/ 2020.

[27] Quỳnh Nguyễn, ĐBQH Phạm Văn Hoà: Một số lãnh đạo còn "tham quyền cố vị", chưa có văn hoá từ chức, https://danviet.vn/dbqh-pham-van-hoa-mot-so-lanh-dao-con-tham-quyen-co-vi-chua-co-van-hoa-tu-chuc-2023052311421495.htm, ngày 23/05/2023.

[28] Phương Minh, Nhận diện căn bệnh tham lam, kiêu ngạo, hiếu danh, http://quocphongthudo.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-/nhan-dien-can-benh-tham-lam-kieu-ngao-hieu-danh.html, ngày 06/08/2021.

[29] Lê Hiệp, Bộ Chính trị: Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm, https://thanhnien.vn/bo-chinh-tri-quyen-lam-chu-cua-nhan-dan-co-luc-co-noi-con-bi-vi-pham-18523061617481999.htm, ngày 16/06/2023.

[30] Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toa-n-va-n-ba-n-tuye-n-ngo-n-do-c-la-p-771240.html, ngày 02/09/2021.

[31] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-van-hoa-a22217.html, ngày 13/12/2023.

Ngày 20/05/2024

N.H.H