Việt Nam diễn nghĩa - Tập VII (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 8)

PGS TS Cao Văn Liên

16/07/2022 06:00

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập VII  “KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ YÊN BÁI ” của PGS TS Cao Văn Liên.       

 Kỳ 8.     

Nhưng Lê Hoan không muốn tàn sát đồng bào của mình, những người anh hùng mà Lê Hoan khâm phục. Lê Hoan không muốn tàn sát nghĩa quân cũng như những sinh mạng của những lính khố xanh, khố đỏ chỉ vì quyền lợi của người Pháp và bọn Việt gian bán nước. Nhưng thời cuộc chưa đến lúc cho phép tống khứ bọn người Pháp xa lạ ra biển. Cần phải tiết kiệm xương máu của đồng bào mình để chờ thời cơ. Muốn dẹp được Yên Thế mà không đổ máu thì chỉ còn một cách là làm cho Yên Thế đầu hàng dưới danh nghĩa giảng hòa để Hoàng Hoa Thám có thể chấp nhận. Muốn giảng hòa phải tìm người trung gian có quan hệ với Yên Thế để dàn xếp. Nghĩ tới đó, Lê Hoan tự vỗ tay xuống bàn:

-Hay, hay, tìm ra rồi.

ch1n-c-cho-g-500-1657887956.jpg
Căn cứ Chợ Gò của nghĩa quân Yên Thế. Nguồn: Internet

 

Tiếng đập bàn làm người lính cận vệ chạy vào:

-Dạ, quan Khâm sai cần gì ạ.

-Đem chai rượu ra đây.

-Dạ.

Người lính mang chai rượu vào và rót ra một cốc đầy.

Lê Hoan nói:

-Đem một cốc nữa ra đây.

-Dạ.

-Rót ra.

-Dạ.

Người lính rót ra một cốc nữa. Lê Hoan nói:

-Cầm lên uống đi.

-Dạ, con không dám ạ.

-Ta bảo uống thì uống, không nghe lệnh ta sao.

-Dạ, đội ơn quan Khâm sai.

Cạn chén xong, Lê Hoan dặn:

-Ta đi nghỉ, mai có Thiếu tá Va len xa đem quân đến thì gọi ta dậy để ta hành quân lên Yên Thế.

-Da, tuân lệnh quan Khâm sai.

Sớm hôm sau, Lê Hoan cùng Thiếu tá Va len xa đem 200 lính khố xanh, 600 lính khố đỏ cùng một đạo quân Pháp với 50 đại bác hành quân lên Yên Thế, đóng hành dinh ở Nhã Nam. Ngày hôm sau đang chuẩn bị hành quân lên Hố Chuối càn quét thì có lính về báo:

-Bẩm ngài Khâm sai và Thiếu tá, có thư của quan Thống sứ Bắc Kỳ gửi Thiếu tá.

Va len xa mở thư đọc và nói với Lê Hoan:

-Tiếc quá không được cộng tác với ngài Khâm sai trong chiến dịch này, ta phải đem quân lên biên giới có việc quân quan trọng.

Lê Hoan nói:

-Thật là đáng tiếc. Người đâu.

-Dạ.

-Đem rượu ra đây để ta tiễn biệt Thiếu tá.

-Dạ.

Lê Hoan nâng cốc và nói:

-Chúc Thiếu tá thượng lộ bình an, may mắn.

-Đa tạ ngài Khâm sai, chúc Khâm sai bình an, hoàn thành sứ mệnh.

-Đa tạ ngài Thiếu tá.

Hai  người cạn cốc rồi Va len xa lên ngựa dẫn đoàn chiến binh Pháp khoảng 200 người rời Nhã Nam đi về Lạng Sơn giữa mùa đông gió lạnh se sắt, cát bụi mù mịt. Lê Hoan nhìn đoàn quân đi cho đến khi khuất dần trong rừng núi. Về hành dinh, Lê Hoan gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Đem ấm trà nóng lên đây.

-Dạ.

Lê Hoan ngồi vào bàn uống trà và cố nhớ lại xem trong vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên có quan chức nào xưa chống Pháp mà ra đầu thú không. Chợt Lê Hoan nhớ ra có Phùng Quý Phúc xưa có quan hệ đi lại với Thân Bá Phức. Theo tin tình báo, Thân Bá Phức nay đã già, đã chán thời tung hoành trong binh lửa, muốn ra hàng chính quyền bảo hộ để làm chức thương tá. Ta thử qua Phùng Quý Phúc để dò thái độ của Thân Bá Phức thế nào? Thân Bá Phức mà quy hàng có thể lôi kéo được Hoàng Hoa Thám vì Thám là con nuôi của Phức khi ông ta còn nhỏ, bố mẹ bị triều đình giết hại vì tham gia khởi nghĩa chống triều đình. Nghĩ vậy, Lê Hoan gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Hãy dùng con ngựa tốt chạy lên Bắc Cạn đưa bức thư này cho ngài Phùng Quý Phúc.

-Dạ, tuân lệnh quan Khâm sai.

Phùng Quý Phúc đang ngồi trong hành dinh ở Chợ Mới thì có lính vào báo:

-Dạ bẩm, có người của Khâm sai đại thần Bắc Kỳ Lê Hoan đưa thư tới cho ngài.

-Cho vào.

Người lính của Lê Hoan vào chắp tay:

-Dạ bẩm tướng quân, có thư của ngài Khâm sai đại thần gửi cho tướng quân.

Phùng Quý Phúc nhận thư bóc ra xem. Thư viết: “Hiện nay ta là  Khâm sai đại thần Bắc Kỳ nhận một trọng trách nặng nề là dẹp yên cuộc nổi loạn Yên Thế. Ta không muốn dùng đại bác tàn hại đồng bào mình. Ta muốn dụ Thân Bá Phức và Hoàng Hoa Thám đầu hàng. Tướng quân xưa có quan hệ với Thân Bá Phức thì hãy giúp ta liên hệ với ngài ta. Việc lớn thành công, tướng quân sẽ được ghi nhận công lao”. (Khâm sai đại thần Bắc Kỳ Lê Hoan kính thư).

Phùng Quý Phúc đọc xong thư gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Người này là cận vệ của Khâm sai đại thần Bắc Kỳ Lê Hoan, đem ra phòng khách tiếp đãi tử tế, không được sơ suất.

-Dạ, tuân lệnh tướng quân.

Lại nói:

-Tướng quân đi ăn cơm nghỉ ngơi, chiều lên nhận thư phúc đáp của ta cho ngài Khâm sai.

-Dạ, đa tạ tướng quân.

Người lính của Lê Hoan đi rồi, Phùng Quý Phúc lại gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Đem giấy mực ra đây.

-Dạ.

Có giấy mực, Phùng Quý Phúc ngồi viết, viết xong lại gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Cho người cận vệ của Khâm sai đại thần lên gặp ta.

-Da.

Người lính của Lê Hoan lên, Phùng Quý Phúc trao thư và nói:

-Tướng quân hãy cầm bức thư quan trọng đưa tận tay cho ngài Khâm sai.

-Dạ, đa tạ, cáo biệt tướng quân.

Lê Hoan nhận được thư mở ra đọc. Thư viết: “Nếu ngài thực lòng muốn Thân Bá Phức và Hoàng Hoa Thám đầu thú thì hạ quan sẽ làm trung gian, sẽ viết thư ngay cho Thân Bá Phức”. (Kính thư-Phùng Quý Phúc).

Ở đồn Hữu Nhuế, Thân Bá Phức nhận được thư của Phùng Quý Phúc mừng rỡ, liền cho tay chân thân tín tin cậy là Thân Văn Tảo và Hoàng Văn Sơn đi gặp đại diện của Phùng Quý Phúc là Châu Bảo Kế trong một nhà hàng cơm ở phố Chợ Mới. Châu Bảo Kế gọi rượu thịt cơm. Sau khi rót đầy ba cốc rượu, Châu Bảo Kế nói:

-Chúc mừng cuộc hội ngộ.

-Đa tạ, đa tạ, xin mời.

Sau khi cơm rượu no say, Châu Bảo Kế nói với Thân Văn Tảo và Hoàng Văn Sơn:

-Hai tướng quân về nói với Thống đốc quân vụ quân thứ Song Yên Thân Bá Phức nếu thực lòng muốn giảng hòa với ngài Khâm sai đại thần Bắc Kỳ thì 5 ngày nữa, nay là ngày 15, tức là ngày 20 tháng 11 năm 1894, ngài Thân Bá Phức lên tư dinh của ngài Phùng Quý Phúc ở Chợ Mới gặp đại diện của ngài Khâm sai đại thần Lê Hoan.

Thân Văn Tảo đáp:

-Đa tạ tướng quân thu xếp, hôm đó chắc chắn ngài Thống đốc quân vụ sẽ lên.

Châu Bảo Kế nhắc lại:

-Hai tướng quân nhớ nhé, ngày gặp là ngày 20 tháng này, nhớ kẻo hỏng việc lớn đấy.

-Chúng tôi nhớ rồi, đa tạ tướng quân.

Trưa 20 tháng 11, Phùng Quý Phúc đang ngồi trong tư dinh uống trà thì có lính vào báo:

-Dạ, bẩm tướng quân, có ngài Thống đốc quân vụ Song Yên Thân Bá Phức và tùy tùng lên ạ.

-Cho mời vào.

-Dạ.

Tên lính ra rồi thì Phùng Quý Phúc cũng đi ra cổng đón khách quý, trông thấy Thân Bá Phức đang đi vào. Đó là một ông già không còn sức vóc là một dũng tướng như xưa nữa. Phùng Quý Phúc chắp tay cúi chào:

-Kính chào ngài Thống đốc quân vụ Song Yên và hai tướng quân.

Thân Bá Phức và hai tùy tùng là Thân Văn Tảo và Hoàng Văn Sơn vội đáp lễ.

-Chào tướng quân.

-Chào tướng quân.

-Lâu mới gặp lại cố nhân.

Vào đại sảnh, chủ khách chia ngôi thứ ngồi. Phùng Quý Phúc gọi:

-Người đâu.

-Dạ.

-Rót trà và rượu.

(Cònnữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Việt Nam diễn nghĩa - Tập VII (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 8)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn