Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 55)

PGS TS Cao Văn Liên

18/02/2023 06:08

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007)” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành.

Kỳ 55.

Đẩy mạnh thêm một bước cách mạng quan hệ sản xuất, nâng cao quan hệ sản xuất nông nghiệp, bằng việc đưa các hợp tác xã cấp thấp lên cấp cao, tức là hợp tác xã từ qui mô một thôn, vài thôn đưa lên qui mô toàn xã. Năm 1965 nông thôn miền bắc đã đạt 76, 7% hợp tác xã bậc cao. Chú ý xây dựng cở vật chất hạ tầng cho hợp tác xã. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các hợp tác xã tăng 4, 9 lần, điện tăng 9 lần, máy kéo tăng 11 lần so với 1958-1960. Các hệ thống công trình thuỷ lợi, sửa chữa cơ khí tăng. Năng suất sản xuất nông nghiệp gia tăng: 1960 có 162/700 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn một ha, sản lượng nông nghiệp 1965 tăng 23%. Nội nggoại thương được gia tăng và đẩy mạnh. 1965 Việt Nam dân chủ cộng hoà đã buôn bàn với 35 nước trên thế giới .

b152-1676620064.jpg

Nguồn: Internet.

 

          Năm 1961-1965 tăng tiến trong lĩnh vực văn hoá giáo dục.  Năm 1965 học sinh phổ thông tăng 3,5 lần, học sinh học nghề và sinh viên đại học tăng 25 lần, số bác sĩ tăng 5 lần so với 1960,  70%  số huyện có bệnh viện, 90% số xã  ở đồng bằng, 78% số xã ở miền núi có trạm y tế. Sự thay  đổi  phát triển kinh tế, văn hoá làm cho xã hội thay đổi. Giai cấp công  nhân tăng về số lượng và chất lượng, giai cấp nông dân tập thể được xác lập, liên minh công -nông càng thêm vững chắc, trí thức xã hội chủ nghĩa phát triển thành một giai tầng  mới của xã hội đóng vai trò to lớn trong cách mạng văn hoá, khoa học kỹ thuật. Tóm lại, trong 10 năm xây dưng chủ nghĩa xã hội (1958-1965), miền Bắc có những biến đổi lớn lao về kinh tế, xã hội, văn hoá và khoa học kỹ thuật .

4- .  Xây dựng chủ nghĩa  xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần 1 của Mỹ (1965-1968)

 Năm 1964 thực hiện chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Giôn Xơn đồng thời dùng không quân, hải quân bắn phá, phong toả miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho miền Nam. Chiến tranh lan rộng cả nước, cả nước có chiến tranh. Nghị quyết IX và X của Ban chấp hành Trung ương khoá III quyết định miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, tăng cường lực lượng quốc phòng đáp ứng nhu cầu thời chiến. Miền Bắc vẫn phải chi viện sức người, sức của cho miền Nam để đánh bại cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ. Trong bốn năm (1965-1968) Mỹ đã ném xuống miền Bắc 1 triệu tấn bom đạn, phá huỷ nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, nhiều công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,  nhiều bệnh viện, trường học, giết hại nhiều dân thường vô tội . Có tới 4.000 xã trong 5.788 xã bị đánh phá, trong đó có 300 xã bị huỷ diệt. Hàng nghìn trường học bị ném bom. 1.600 công trình thuỷ lợi, 1.000 quảng đê xung yếu bị bắn phá hư hỏng nặng. Hàng trăm nghìn ngôi nhà bị cháy, hàng trăm nghìn ha diện tích đất canh tác bị bom, bom nổ chậm lên đến hàng trăm nghìn ha .

          Cả miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước của các tầng lớp nhân dân. Quân đội có phong trào “nhằm thẳng quân thù mà bắn” noi gương anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.  Thanh niên có phong trào “Ba  Sẵn sàng”: sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng tòng quân, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào khi tổ quốc cần đến ;phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, 2 triệu lao động thanh niên miền Bắc đã phục vụ chiến trường .

          Trong khói lửa bốn năm chiến tranh phá hoại ác liệt của không quân hải quân Mỹ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn tiếp tục, đời sống nhân dân ổn định, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế vẫn phát triển. Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Từ tháng 8-1964 đến  tháng 11 –1968, ta bắn rơi 3.243 máy bay hiện đại tối tân nhất của Mỹ, trong đó có 6 B52, 3 F111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, bắn cháy 143 tàu chiến Mỹ. Mỹ không thể bẻ gãy được ý chí thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, không ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Từ năm 1965-1968 số quân được tăng cường vào chiến trường  tăng 9 lần so với trước,  vũ khí , đạn dược thuốc men tăng 10 lần so với thời kỳ chiến tranh đặc biệt (1960-1965). Ngoài đoàn tàu không số-đường mòn Hồ Chí Minh trên biển của Hải đoàn cảm tử 125 thuộc Bộ tư lệnh hải quân, để vận tải vũ khí vào Nam trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt,    ta mở thêm “Đường mòn Hồ Chí Minh” theo dọc Trường Sơn có chiều dài bằng đường xich đạo thông suốt vào Nam. Qua hai con đường huyền thoại này  từ 1965-1968 ta đã đưa được 300.000 cán bộ chiến sĩ, hàng chục nghìn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men và phương tiện chiến tranh vào chiến trường. Ngày 1-11-1968 Giôn Xơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện. Cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 của Mỹ hoàn toàn thất bại .

5- . Thời kỳ khôi phục kinh tế-khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại (1969-1975)

 Ta chủ trương thực hiện những kế hoạch ngắn hạn  để khắc phục hậu quả của chiến tranh phá hoại, khôi phục kinh tế miền Bắc, đảm bảo đời sống nhân dân, tiếp tục chi viện chiến chiến trường miền Nam. Như kế hoạch ngắn hạn 2 năm (1972-1973),  đến năm 1972 nền kinh tế được khôi phục, sản xuất nông nghiệp công nghiêp, lưu thông phân phối, văn hoá giáo dục,  quốc phòng  được ổn định và tăng cường. Sự chi viện cho miền Nam đạt mức cao, góp phần cho nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ .

          Ngày 2-9-1969, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ trần. Đây là tổn thất to lớn của dân tộc. Đau thương của toàn quân, toàn dân đã biến thành sức mạnh to lớn, quyết tâm thực hiện bằng được Di Chúc thiêng liêng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thống nhất tổ quốc,  xây dựng non sông ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn .

          Năm 1972 để cứu vãn chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh đang phá sản, Tổng thống Mỹ Ních xơn tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 ném bom dữ dội Hải Phòng, Hà Nội (Từ 18 đến 29-12-1972) với cường độ khốc liệt: 700 lần chiếc B52, 4.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, dội 10 vạn tấn bom (riêng Hà Nội 4 tấn) có sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử. Với cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt này, Ních Xơn nuôi ảo tưởng  bóp nghẹt sự chi viện của miền Bắc cho mìên Nam, làm lung lay ý chí, buộc ta phải chấp nhận các điều khoản có lợi cho chúng ở Hội nghị Pa ri. Chỉ từ ngaỳ 6-4-1972 đến 15-1-1973, ta đã bắn rơi 375 máy bay trong đó có 61 B52, 10 F11, bắn cháy 125 tàu chiến, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái. Riêng 12 ngày đêm  (19-29-12-1972)  ta bắn hạ 81 máy bay, trong đó có 34 B52, 5 F111, 44 giặc lái bị tiêu diệt và bị bắt sống. Đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” nổi tiếng. Chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ ở miền Bắc hoàn toàn bị đập tan. Mỹ buộc phải ngừng ném bom không điều kiện và ngồi vào ký Hiệp định Pa ri, cam kết rút quân về nước. Những thành tựu kinh tế, những chiến tháng to lớn về quân sự của miền Bắc trong giai đoạn này đã nâng cao tiềm lực tiếp sức cho miền Nam chiến thắng vĩ đại vào năm 1975, tiêu diệt chế độ nguỵ Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước .

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 55)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn