MỖI NGÀY 3 BẢN NHẠC DỄ NGHE ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI - NGÀY THỨ NĂM
Thời gian giãn cách dài, hãy nghe nhạc để giải tỏa sự căng thẳng, tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Ngày thứ 5 này, chúng tôi chỉ giới thiệu một tác phẩm âm nhac nhưng với 4 phiên bản khác nhau: Solveigs Song – Khúc hát nàng Solveigs. Hãy lắng nghe, và các bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời hơn.
(Nếu bạn đang xem bằng điện thoại mà nhà có máy tính, mong bạn xem bằng máy tính dể thấy được vẻ đẹp của các bức ảnh với kỹ thuật trình bày Emagazin).
Ban đọc quý mến!
Trước khi các bạn tiếp cận với Solveigs song, tôi muốn nói đôi lời về lý do chỉ giới thiệu 1 tác phẩm âm nhạc với 4 phiên bản, trong ngày thứ 5 này.
Cũng như nhiều tác phẩm tôi đã và sẽ giới thiệu trong chuyên đề này, bài hát Solveigs Song xuất phát từ một ca khúc có lời, được chuyển soạn thành bản nhạc không lời. Cả hai đều được rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, dàn nhạc trên thế giới biểu diễn. Theo quy ước mà tôi tự đặt ra, tôi chỉ giới thiệu phiên bản nhạc không lời, và tôi đã chọn phiên bản do dàn nhạc giao hưởng Luân đôn trình diễn. Nhưng, tôi cảm thấy có lỗi, nếu để thiếu phần trình diễn bài hát có lời, bởi phần lời rất tuyệt vời, và các ca sĩ trên thế giới trình bày với nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng rất tuyệt vời. Tôi đã nghe hàng chục phiên bản khác nhau của bài hát Solveigs Song, trong đó thích nhất là bản do Sissel Kyrkjebø, một nữ danh ca người Na uy, “đồng hương” với bài hát này, trình diễn. Với chất giọng nữ cao không vang động mà khỏe khoắn, êm ái, nữ danh ca đã diễn tả đến tận cùng chiều sâu của tác phẩm, vẽ nên chân dung bằng âm thanh vẻ đẹp mộc mạc mà yêu kiều, chiều sâu tâm hồn cao quý của người con gái đã yêu, đã chờ đợi, đã tha thứ cho người mình yêu bằng tất cả tình yêu và lòng vị tha của mình. Và, với tôi, không ai có thể diễn tả hay hơn Sissel Kyrkjebø phần Vocalise (Xướng âm) ở đoạn hai của bản nhạc. Hay đến mức, tôi cảm thấy dàn nhạc cần dừng lại sau câu hát cao vời vợi, lan tỏa không gian, như tình yêu mênh mông và cao thượng của nàng Solveig, và tôi cả gan nghĩ rằng đoạn tái hiện mà dàn nhạc trình diễn sau câu hát của ca sĩ là thừa! Thế là tôi đi tìm xem, trên thế giới này, có ai nghĩ như mình không? Tôi nghe các ca sĩ của Anh, của Pháp, của Nga, của Niu di lân, và của Việt Nam nữa trình diễn bài hát này với dàn nhạc hoặc đàn Piano, thì đều có đoạn tái hiện của nhạc cụ để kết thúc. Tôi buồn quá! Mình sai? Mình cô đơn! Nhưng rồi, may thay, tôi tìm thấy bản trình diễn của ca sĩ với dàn nhạc của nhạc trưởng André Rieu người Hà Lan. Đoạn vocalise cũng tuyệt vời với câu kết cao vút. Tôi nén tim nghe giọng ca lên cao, lên cao, lan tỏa, lan tỏa, lan tỏa, rồi... lặng im! Dàn nhạc đã lặng im, không trình diễn đoạn tái hiện, nhường chỗ cho tinh túy tinh thần của giọng ca thấm sâu vào tâm hồn người nghe! Ôi, André Rieu! Sao mà yêu ông thế! Ông đã giải tỏa sự cô đơn của tôi! Chính vì vậy, trong chuyên mục này, tôi giới thiệu phần trình diễn của ca sĩ (tiếc rằng người ta không giới thiệu tên ca sĩ) cùng dàn nhạc của André Rieu (Riêng với André Rieu, tôi coi là vị phù thủy âm nhạc, đã phổ thông hóa nhạc bác học, khiến nó tiếp cận được một cách thoải mái với đông đảo công chúng, tôi sẽ giới thiệu riêng).
Tôi thân thiết với NSND Lê Dung, đã từng cùng chị đi Liên Xô trong chương trình Những ngày văn hóa Việt Nam ở Liên Xô – Mông cổ, và được nghe chị hát nhiều lần bài ca nàng Solveigs. Tuy chỉ hát với Piano, không có dàn nhạc giao hưởng nâng tầm, chị vẫn chinh phục được người nghe với chất giọng vừa khỏe khoắn vừa mượt mà, diễn tả được một cách tinh tế tình yêu của nàng Solveigs.
Chính với lý do trên, tôi giới thiệu trong bài này 4 phiên bản trình diễn của Solveigs song.
1. Grieg: Solveig's Song - London Philharmonic Orchestra (1974)
Philharmonia là một dàn nhạc giao hưởng Anh có trụ sở tại London. Dàn nhạc được thành lập vào năm 1945 bởi Walter Legge, một cựu trợ lý tại Nhà hát Hoàng gia. Từ năm 1995, dàn nhạc đã có trụ sở tại Hội trường Lễ hội Hoàng gia. Philharmonia cũng có trụ sở tại Hội trường De Montfort, Leicester, Sở Giao dịch Ngô tại Bedford, và Anvil, Basingstoke.
2. Solveigs Song – 1991 - Sissel Kyrkjebø
Sissel Kyrkjebø
Sissel Kyrkjebø, được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Sissel, là một ca sĩ người Na Uy (giọng nữ cao) sinh ngày 24 tháng 6 năm 1969 tại Bergen. Cô ấy là một nghệ sĩ "lai": cô ấy thực hành tất cả các phong cách âm nhạc từ cổ điển đến rap, đôi khi pha trộn chúng. Cô đã biểu diễn hơn 500 bài hát.
Cô tham gia dàn hợp xướng đầu tiên của mình khi mới 3 tuổi. Cô xuất hiện lần đầu trên truyền hình vào năm 13 tuổi, đóng vai Evergreen của nàng thơ Barbra Streisand. Cô bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình ở tuổi 15 trong chương trình truyền hình Na Uy Syng med oss (Hát cùng chúng tôi). Năm 16 tuổi, cô bước những bước đầu tiên trên truyền hình quốc tế trong thời gian tạm dừng cuộc thi Eurovision Song Contest.
Vài tháng sau, vào ngày 16 tháng 10 năm 1986, Sissel phát hành album đầu tiên Sissel ở tuổi 17, bán được 700.000 bản. Album thứ hai, Glade Jul, một album Giáng sinh bằng tiếng Na Uy, được phát hành vào năm sau và lập kỷ lục mới về số lượng album bán được ở Na Uy với hơn 900.000 bản. Tổng số album Sissel bán ra là hơn 9 triệu bản, chủ yếu ở Na Uy - quốc gia chỉ có 4,5 triệu dân.
Mùa thu năm 1988, cô đóng vai Maria von Trapp trong vở nhạc kịch Giai điệu hạnh phúc thành công rực rỡ với hơn 110.000 khán giả. Năm 1990, cô đóng hai vai Ariel trong phiên bản Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển của bộ phim hoạt hình Nàng tiên cá của hãng phim Disney.
Năm 1989, cô phát hành album thứ ba của mình, Soria Moria, và gặp người chồng tương lai của mình, nam diễn viên kiêm ca sĩ người Đan Mạch Eddie Skoller, người mà cô đã đính hôn vào Giáng sinh năm 1991 và kết hôn vào ngày 21 tháng 8 năm 1993. Sissel s ' sau đó định cư gần Copenhagen với hai cô con gái nhỏ, Ingrid và Sarah.
Sissel đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế. Năm 1992, ngồi trên một con gấu Bắc Cực, cô giới thiệu các đại diện của đất nước mình tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympic ở Albertville, sau đó vào năm 1994 một lần nữa tại lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic ở Lillehammer, trước khi biểu diễn tại buổi hòa nhạc khai mạc. của Giải vô địch bóng đá thế giới 1994. Vào Giáng sinh năm 1994, Sissel đã hát cùng Placido Domingo và Charles Aznavour tại buổi hòa nhạc Giáng sinh ở Vienna.
Sissel Kyrkjebø
Năm 1997, Sissel tham gia vào nhạc phim Titanic, cũng như album Back to Titanic. Cùng năm, cô hợp tác với rapper Warren G trong album The Rapsody Overture trên ca khúc Prince Igor. Năm 1999, cô thể hiện ca khúc Gaelic Siúil A Rúin trong album Chieftains, Tears of Stone.
Vào tháng 11 năm 2000, cô phát hành album solo đầu tiên sau gần bảy năm, All Good Things. Năm 2001, Sissel phát hành một album mới, All Good Things, dành cho Châu Âu và Châu Á.
Vào tháng 10 năm 2002, Sissel phát hành album đầu tiên của cô tại Hoa Kỳ, album đã bán được khoảng 100.000 bản trong ba tháng đầu tiên sau khi phát hành mà hầu như không có quảng cáo hay tiếp thị. Album tiếng Mỹ của Sissel, phần lớn kết hợp giọng hát từ album tiếng Na Uy, All Good Things, cũng như một số album khác, chẳng hạn như Solitaire và Shenandoah.
Vào tháng 3 năm 2003, buổi hòa nhạc của cô được phát sóng trên kênh truyền hình Public Broadcasting Service.
Năm 2004, cô thể hiện ca khúc She Walks In Beauty trong bộ phim Vanity Fair: La Foir.
3. André Rieu - Solveig's Song
4. Khúc hát nàng Solveig - NSND LÊ DUNG
Nghệ sĩ nhân dân Lê Dung (1951-2001) là một giọng ca lớn nổi tiếng, có vị trí trong nền opera Việt Nam, nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam cả về trình diễn lẫn giảng dạy và là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam, có giọng soprano. Bà đã từng đứng ra tổ chức nhiều đêm nhạc cổ điển, trình diễn nhiều aria, đào tạo hàng các ca sĩ như Tạ Minh Tâm,... Bà còn là nghệ sĩ đã làm rạng danh cho nền opera của Việt Nam. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân theo quyết định của Chủ tịch nước Việt Nam.
Lê Dung thành công trong nhiều thể loại, từ opera, nhạc tiền chiến, nhạc đỏ và cả nhạc trẻ. Những tác phẩm bà thể hiện để lại dấu ấn mạnh mẽ ngay cả khi ca khúc đã được thể hiện rất thành công bởi người hát trước đó.
Lê Dung thể hiện rất thành công bài hát của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Văn Ký, Nguyễn Đình Thi, Trần Hoàn, Hoàng Hiệp, Nguyễn Tài Tuệ, Ngô Thụy Miên, Phú Quang, Hồng Đăng,... và ngoài ra là các nhạc phẩm của nhạc sĩ mang quốc tịch Pháp Lê Khắc Thanh Hoài.
Peer Gynt (Grieg)
Peer Gynt, Op. 23, là bản nhạc ngẫu nhiên trong vở kịch cùng tên năm 1867 của Henrik Ibsen, được viết bởi nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg vào năm 1875. Nó được công chiếu cùng với vở kịch vào ngày 24 tháng 2 năm 1876 tại Christiania (nay là Oslo).
Grieg sau đó đã tạo ra hai dãy âm hưởng từ âm nhạc Peer Gynt của mình. Một số bản nhạc từ các âm hưởng này đã được phủ sóng trong văn hóa đại chúng.
Edvard Grieg (1843–1907) là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của âm nhạc Scandinavia và ảnh hưởng của ông rất lớn. Mặc dù sáng tác nhiều tác phẩm piano ngắn và các tác phẩm thính phòng, tác phẩm mà Grieg làm cho Henrik Ibsen vẫn nổi bật. Ban đầu anh sáng tác 90 phút âm nhạc cho dàn nhạc cho vở kịch, sau đó anh đã quay lại và trích xuất một số phần nhất định cho các bản nhạc. Những chuyến du hành của Peer Gynt vòng quanh thế giới và những vùng đất xa xôi được thể hiện bằng những công cụ mà Grieg chọn sử dụng.
“KHÚC HÁT NÀNG SOLVEIG”, CUỘC “HÔN PHỐI” TINH DIỆU CỦA HAI THIÊN TÀI NA UY
Những âm điệu và lời ca du dương, chìm đắm của “Khúc hát nàng Solveig” (Solveig’s song), một trong những bản nhạc cổ điển được ưa thích nhất trên toàn thế giới, da diết vang lên như đưa chúng ta trở về hơn một trăm năm trước, tại một xứ sở xa xôi miền Bắc Âu.
Hồn xuân vừa tàn hơi
Hay nắng ấm lung linh qua đời
Nghe lá biếc mưa xa bay ngang trời.
Người yêu dù xa xôi
Xin nhớ tới quê hương u hoài
Trong gió tuyết đêm đông đang trông vời.
Một lần người đưa tiễn nhau
Như vẫn cầu lời hứa năm nào
Đằm thắm cho vui lòng nhau.
Một lần người xa cách nhau
Trái tim u sầu còn vẫn tươi màu
Vì đó... không ai... quên đâu.
Người đi về mai sau
Nghe khóc lóc xe tang đưa sầu
Nghe bóng xế khăn sô bay ngang đầu.
Người đi vào không gian,
Nghe oán trách đau thương vô vàn
Nghe tiếng hát êm êm du linh hồn.
Người về dần trong cõi mơ
Như lúc nào vừa mới ra đời
Chào đón xuân tươi ngày mới
Cuộc đời từ trong chiếc nôi
Đã quay về cùng với gió bụi
Về chốn không tên xa xôi.
Tác giả bản nhạc, nhạc sĩ Na Uy Edward Grieg, qua đời cách đây tròn 100 năm và được đánh giá là nhà soạn nhạc Na Uy có ảnh hưởng nhất của hậu bán thế kỷ 19, thời kỳ của sự phát triển huy hoàng vào bậc nhất của thể loại nhạc giao hưởng hoàng gia. Cả cuộc đời gắn liền với thành phố Bergen dù có thời gian bôn ba nhiều nơi để đắm chìm trong đời sống âm nhạc, ngay trong đời, trên cương vị một nhà soạn nhạc, một nhạc trưởng, Grieg đã trở thành bậc thày âm nhạc Na Uy và thế giới. Ông được coi là người đã hòa quyện tài tình những truyền thống của nhạc dân tộc Na Uy với trường phái lãng mạn châu Âu đương thời.
Những giai điệu lãng mạn bậc nhất ấy của Grieg đã được ông tập trung trong vở đại nhạc kịch “Peer Gynt” của thi hào Na Uy Henrik Ibsen mà ông viết nhạc đệm. Thật là một sự kết hợp vô cùng tinh diệu giữa thơ và nhạc: Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời (1874-1876) để gọt giũa từng âm điệu sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất của Henrik Ibsen, được coi là kịch tác gia vĩ đại nhất của thế kỷ XIX, đồng thời, cũng là một trong vài tên tuổi nổi bật nhất của 2.500 năm lịch sử kịch nghệ thế giới.
Nội dung vở “Peer Gynt” như sau. Chàng trai Peer Gynt phản bội mọi người, kể cả mẹ và người yêu, nàng Solveig. Peer gặp Solveig ba lần, chàng phải lòng cô gái ngay trong lần đầu và phải thốt lên: “Quỷ ma trong ký ức, quỷ ma trong đàn bà, trừ một người”. Tuy nhiên, chàng vẫn rời bỏ thực tại và tình yêu để đi tìm thứ huyễn mộng.
Lần thứ hai, Peer đi hoang trở về, nghe nàng hát khúc chờ mong - mang tên “Khúc hát nàng Solveig” - nhưng rồi chàng vẫn lại bỏ đi, lần này không phải vì mộng phiêu lưu mà vì sợ trách nhiệm, sợ đối diện với chính bản thân mình.
Lần thứ ba, sau khi hoàn toàn kiệt quệ, Peer trở về quỳ dưới chân người yêu xin tha thứ và được tha, được yêu, được nghe bài ca thứ nhì do nàng ca, cũng vẫn mang tên “Khúc hát nàng Solveig”.
Nếu như trong hai bài ca của nàng Solveig, nhạc điệu của Edward Grieg đã thành công vang dội thì phải nói rằng lời thơ của Hendrik Ibsen cũng đã trữ tình và đằm thắm ở mức tột đỉnh, khi khắc họa cảnh người phụ nữ bên một căn lều trong rừng, chăn dê và xe chỉ chờ đợi chàng trai bất trị, với tấm lòng khắc khoải và bao dung:
Mùa đông tàn mùa xuân cũng qua
Rồi mùa hè, tháng năm dần xa
Em biết có ngày anh quay lại
Lời hứa chờ anh em vẫn chờ.
Cầu Chúa đỡ nâng bước đường dài
Cho anh an vui dưới bóng Ngài
Chờ đến một ngày ta gặp lại
Kiếp này hay đến kiếp nào. (*)
Quả là thơ trong nhạc, nhạc trong thơ! Ban đầu, thế giới biết đến “đứa con chung” của Grieg và Ibsen đa phần qua bản tiếng Pháp rất thịnh hành đầu thế kỷ XX, trong đó, “Khúc ca của nàng Solveig” (Chanson de Solveig) bao giờ cũng nằm ở tâm điểm. Tại Việt Nam, đầu thập niên 50 thế kỷ trước, nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời Việt rất trau truốt và hoa mỹ cho khúc ca này, kết hợp thêm ý tưởng siêu hình của riêng ông, và lấy tựa đề là “Khúc ca ly biệt”.
Tác phẩm để đời của Grieg và Ibsen còn chói sáng với một lời Việt khác, mang tựa đề “Khúc hát đợi chờ”, có lẽ gần với nguyên bản hơn, mà nhiều thế hệ các ca sĩ xuất sắc của miền Bắc đã trình bày (trong số đó, phải kể đến giọng ca lớn Trung Kiên), nhưng có lẽ thành công và để lại ấn tượng nhất, vẫn là của “chim họa mi” Lê Dung. Nữ nghệ sĩ opera xuất sắc nhất của Việt Nam một thời, phải chăng, đã hình dung được sự ra đi bất ngờ của mình, nên để lại giọng ca khắc khoải để mãi mãi ghi dấu một tình yêu:
Mùa đông dù trôi qua
Mang bóng dáng đông qua xuân về
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Dù cho ở nơi ấy
Mang chiếc bóng cô đơn bên mình
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Ngày trùng dù có cách xa
Anh sẽ về rồi anh sẽ về
Lòng em luôn luôn hằng nhớ.
Tình này em xin hiến dâng,
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Tình em yêu anh không phai.
Dù cho ở nơi ấy
Anh vẫn sống yên vui thanh bình
Và những giấc mơ em bên mình.
Dù cho ở nơi đây
Mang chiếc bóng cô đơn bên mình
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Ngàn trùng dù có cách xa,
Em vẫn chờ dù đến bao giờ,
Lòng em luôn luôn hằng nhớ.
Trọn đời em xin hiến dâng,
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Tình em bên anh không phai.
Mùa đông dù trôi qua
Mơ bóng dáng anh đi chưa về
Và lá úa khô rơi trên cành.
Cầu mong ở nơi xa
Anh vẫn sống yên vui thanh bình.
Và có giấc mơ em bên mình...
Na Uy: Quốc danh hiện tại là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavia. Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Khoảng cách từ các phần phía bắc và phía nam Na Uy lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách từ đông sang tây. Đường bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương của quốc gia này là nơi có những fjord (vịnh hẹp) nổi tiếng.
Tổng hợp từ các trang thông tin, Tạp chí như Wikipedia, Nhịp cầu thế giới, Youtube... trong đó có bài viết do Khánh Hà & Tâm Thanh dịch từ nguyên bản tiếng Na Uy.
(Anh trong bài: Ngoài các nhân vật, đều là phong cảnh Na uy, Tổ quốc của Solveigs song và ca sĩ Sissel Kyrkjebø.