"Ngược dòng thế sự" - Dòng thơ châm biếm, trào lộng của Nghiêm Thanh

Ngày cuối năm Nhâm Dần (30 Tết) thật trân quý nhận được sách mới Tập 2 "Ngược dòng thế sự" thơ châm biếm, trào lộng (còn gọi là trào phúng) của đồng nghiệp Nghiêm Thanh,  cựu phóng viên Báo Nhân Dân tặng, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 12/2022.

Tập thơ này gổm gần 130 bài chia làm 2 phần. Phần I : "Muôn mặt đới thường"; Phần II : Thù tạc bạn hữu

Tiếp theo Tập 1 vẫn theo dòng thơ châm biếm, trào lộng, Nghiêm Thanh chủ yếu sử dụng thể loại thất ngôn bát cú vốn cô động, hàm súc, khá thuận tiện trong phô diễn ý ngoài lời, ngắn gọn nhưng sức khái quát cao, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phổ cập.

img-20230121-153819-1674290759.jpg

Lưu bút thân tặng sách đầu năm 2023 "Ngược dòng thế sự" Tập 2 cho Vũ xuân Bân  của đồng nghiệp Nghiêm Thanh

 

Ngược dòng văn học về thể thơ trào phúng này có từ thế kỷ 20. Có thể nói "tiên chỉ" của thể thơ trào phúng này là Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê ở Nam Định. Tiếng cười của ông thâm trầm và kín đáo. Tưởng là cười cợt, bông lơn nhưng ẩn sau từng dòng chữ là những giọt nước mắt đau đời. Tiếp đến là Tú Xương (1870-1907).... Sau năm 1945 cho đến năm 1975 ở ngoài Bắc nổi lên những cây thơ trào phúng như Xích Điểu, Thợ Rèn, Nguyễn Đình, Sĩ Giang, Lã Vọng, Búa Đanh, Huyền Thanh, Chính Nghĩa, Búa Tạ, Đặc Công v.v... Tiếng cười của các cây bút này vẫn nặng về xây dựng lối sống  mới và chủ yếu là đánh kẻ thù xâm lược bằng những thủ pháp sắc sảo, có ấn tượng. Đặc biệt là Nhà thơ Xích Điểu (1913-2003), người Hà Nội. Ngòi bút của ông tập trung châm biếm kẻ thù và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.  Rồi Nhà thơ trào phúng Thợ Rèn, (1923-2008) tự nhận viết trào phúng để phục vụ nhiệm vụ chính trị kịp thời, phê phán cái xấu trong nội bộ như bài Tết Tây: "Chúc trước tết Tây để tết ta/ Các quan liêm chính bớt ăn quà/ Nể lòng cấp dưới nên khôn nỡ/ Lòng vả lòng sung ta với ta/ Gần tết ngược xuôi khắp mọi miền/ Xe hơi rầm rập phố Trường Yên/ Thời trân thức thức trên xe ấy/ Biết chở về đâu? Lẽ tất nhiên!"....

Những năm gần đây, các tác giả viết về thể thơ trào phúng này cứ ít dần đi. Do đó, Nghiêm Thanh bỗng trở nên nổi bật khi xuất bản Tập 2 thơ trào phúng "Ngược dòng thế  sự" mà trong " Lới mở" anh đã bộc bệch: Kế thừa tinh hoa của các bậc tiền bối, tuy nhiên không quá câu nệ về những ràng buộc khắt khe về cách đối tỷ ở các câu thực 3,4, các câu luận 4,5; về các câu mở, các câu kết và về niêm, luật như trong "Bài hoa" (trang 18):
Lấm đầu như chạch mới thương lươn
Mặc xác bùn dơ vẫn cứ trườn
Gặp vận, luồn trên giành ghế khủng
Xu thời, đạp dưới kệ danh ươn...

Nghiêm Thanh vận dụng linh hoạt và cải biến, tạo nên đôi chút khác biệt trên nền tảng giữ vững âm thanh, nhịp điệu.... Bằng cảm nghĩ của người nhập thân thời cuộc và tấm lòng thiện lương, Nghiêm Thanh tránh đao to đao to búa lớn, cao giọng cay độc với những câu thơ tinh tế, sống động, nhẹ nhàng như trong bài "Ghi ở quán Bar" (trang 54):
Níu vòng vai ấp lim dim mắt
Ngả nghiêng mông nhún nhịp đung đưa
Ma túy nuốt vào quên trời đất
Dập dìu những kẻ bán, người mua!

Hoặc trong bài "Ăn đất" (trang 44):

Đất đai sở hữu của toàn dân
Gặp trò ảo thuật hhoas kim ngân
chen chúc nọp hồ sơ dự án
Xô đầy giành nhanh lốt xí phần
Bút phê một chữ ôm bạc tỷ....
Trừ một vài trường hợp lên án gay gắt, đả phá những thủ đoạn, hành vi tham nhũng, tiêu cực điển hình, Nghiêm Thanh tỉnh táo khi phê phán những thói hư, tật xấu, luôn luôn bám sát phương châm "Chống để xây" như câu kết trong bài "Hao của, tốn công" (trang 123):
Tối kiến dở dói trò thử nghiệm
Ngắn nnghix nên hao của tốn công

Từng gắn bó hơn 40 năm làm báo, trước khi nghỉ hưu là Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban văn hóa - Văn nghệ báp Nhân Dân với tư duy nhạy bén, coi trọng "tính chân thật", "nói có sách mách có chứng" mang tính thời sự sâu sắc, hấp dẫn bạn đọc như trong bài "Lộ mặt bất nhân" (trang 19):
Căn phòng mốc thếch bé cỏn con
Vân vi vê bóp méo ra tròn.
Test dởm biến thành que ngáy mũi 
Chứng thực đóng bừa đỏ dấu son
Việt Á dở chiêu lừa thổi giá
Kẻ chống lưng đớp vội mồi ngon
Bất nhân lộ mặt thời cô-vít
Hầu tòa, cứng miệng ngậm bồ hòn.

Đúng như Nhà thơ Hải Đường trong bài giới thiệu Tập 2 "Ngược dòng thế sự"  đề 'Ngước dòng là để xuôi dòng" nhận xét: " Từ ngược dòng thế sự đến Ngước dòng thế sự 2, vân một Nghiêm Thanh hào hoa, ;ực lưỡng, hóm hỉnh mà sảng khái. Khảng khái thì có khi thua thiệt. Nhưng không, với ông,trong cái mất có cái được, và cái được có khi không nhìn thấy nhưng nó mới là cái thực, cái bền lâu mà ông cảm thức trong bài "Tự vinh" (trang 152) nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 81 của ông (16/1/1941 - 16/1/2022):
Trực tính lánh xa trò nịnh hót
Thiện lành miếng lạ để cò xơi

V.X.B