Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng

13/12/2023 11:18

Theo dõi trên

Loài người có nguồn gốc từ đâu? Đây là câu hỏi chưa được giới nghiên cứu lý giải đúng nguyên lý sự thật. Từ góc nhìn văn hoá, tác giả bài viết phân tích làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ nguồn, người và xây dựng con người văn hoá.

b1-dong-1a-1702440852.jpg

Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

Sự thật góc nhìn văn hoá

Để nhận thức đúng đắn nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, trước hết phải làm rõ khái niệm “sự thật” (truth). Sự thật bao hàm các mặt chủ yếu sau: chưa thật biểu hiện bản chất sống chưa chân thật của nhóm trong cộng đồng người; không thật biểu hiện tính chất sống không chân thật của cá nhân trong nhóm; còn sự thật “biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Tức sự thật biểu hiện loài người chân thật; người không chân thực không hiểu được sự thật (people who are not truthful cannot understand the truth), hay sống không chân thật không thể hiểu loài người (or living dishonestly cannot understand humanity).

Sự thật, nguồn gốc và góc nhìn văn hoá thể hiện mối liên hệ giữa chúng như sau: không văn hoá biểu hiện thật sự không nguồn gốc; chưa văn hoá biểu hiện sự thật thiếu nguồn gốc; văn hoá biểu hiện thực chất sự thực nguồn gốc hay nguồn gốc sự thật (truth of origin or origin of truth). Tức là, từ góc nhìn văn hoá, ta có thể nhận thức đúng nguồn gốc sự sống, hay có thể nhận thức đúng nguồn gốc loài người (or can correctly perceive human origin).

Thực chất nguồn gốc loài người

Nguồn gốc loài người bao hàm các khái niệm nguồn gốc (origin) và loài người (human); để lý giải nguồn gốc loài người cần phải làm rõ các khái niệm này.

Nguồn gốc bao hàm các thuật ngữ “nguồn” và “gốc”. Nguồn là môi sinh chưa phát triển trong tự nhiên; gốc là môi trường không phát triển trong xã hội; nguồn gốc là môi trường sống phát triển trong tự nhiên và xã hội. Theo đó, nguồn gốc biểu hiện quan hệ giữa các mặt sau: sự sống chưa phát triển cân đối trong tự nhiên; sức sống không phát triển cân bằng trong xã hội; cuộc sống phát triển hài hoà trong tự nhiên và xã hội. Điều đó có nghĩa, nguồn gốc biểu hiện cuộc sống phát triển cân đối, cân bằng, hài hoà trong tự nhiên và xã hội; không phát triển là không có nguồn gốc cuộc sống, hay loài người không biết nguồn gốc của mình (or humanity does not know its origin). 

Loài người bao hàm các thuật ngữ “loài” và “người”. Loài gắn với bản chất nhóm chưa công bằng; người gắn với tính chất cá nhân không bình đẳng; loài người gắn với thực chất cộng đồng công lý, hay loài người chân thật là có công lý (or true hummanity has justice). Theo đó, loài người biểu hiện quan hệ giữa các mặt sau: nhóm chưa phát triển công bằng; cá nhân không phát triển bình đẳng; cộng đồng phát triển công bằng, bình đẳng và công lý. Điều đó có nghĩa, loài người biểu hiện cộng đồng người phát triển; cộng đồng không phát triển thì không có loài người (if the community does not develop, there is no humanity).

Nguồn gốc và loài người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nguồn gốc loài người. Khái niệm này biểu hiện quan hệ giữa các mặt chủ yếu sau: sự sống của các nhóm chưa phát triển cân đối; sức sống của các cá nhân không phát triển cân bằng; cuộc sống của các cộng đồng phát triển hài hoà. Sự sống chưa phát triển chưa có tự nhiên; sức sống không phát triển không có xã hội; cuộc sống phát triển là có thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Điều đó có nghĩa, nguồn gốc loài người biểu hiện cuộc sống phát triển (human origin represents the development of life); hay nói cách khác, loài người có nguồn gốc từ cuộc sống phát triển (humanity has its origins in developed life), cuộc sống không phát triển không có loài người (life does not develop without humanity).

So sánh nguồn gốc loài người với chữ số nguyên của toán học cho thấy rằng, số âm giống sự sống loài người chưa phát triển; số dương giống sức sống loài người không phát triển; số nguyên giống cuộc sống loài người phát triển (integers as human life develops). Sự sống chưa phát triển loài người chưa sinh ra; sức sống không phát triển loài người không sinh ra; cuộc sống phát triển thì loài người sinh ra. Tức là, nguồn gốc loài người gắn với “cuộc sống phát triển” – khái niệm biểu hiện “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên”, “sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2]. Nói cách khác, trong khí quyển bề mặt trái đất của vũ trụ, cuộc sống không phát triển thì không có loài người (if life does not develop, there is no humanity), tức sự sống “tiến hoá” hay “cây tiến hoá” không tạo hoá người (or the “evolutionary tree” does not create humans) [3]; con người giống như trái đất nhỏ hay như một vũ trụ nhỏ; con người phát triển chính là trái đất phát triển (the development of people is the development of the earth) hay loài người phát triển là vũ trụ phát triển (or the development of humanity is the development of the universe).

Hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người trên thế giới và ở Việt Nam

1) Hạn chế trên thế giới:

Nguồn gốc loài người gắn với phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Tuy nhiên, giới nghiên cứu hiểu biết các thuật ngữ, khái niệm này còn hạn chế; bởi vì, chưa làm rõ các mối quan hệ xã hội như C. Mác từng nêu ra: “bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” [4]. Chẳng hạn, khi phân tích con người, giới nghiên cứu chỉ nhìn nhận sự sống bên trong, sức sống bên ngoài, chứ không nhìn nhận cuộc sống giữa trong và ngoài (rather than seeling life between inside and outside); khi phân tích xã hội, giới nghiên cứu chỉ nhìn nhận nhóm bên trong, cá nhân bên ngoài, chứ không nhìn nhận cộng đồng giữa trong và ngoài (rather than seeling community between inside and outside); hay khi nhìn nhận sự phát triển, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận mặt hình thức không phát triển, nội dung chưa phát triển, chứ không nhìn nhận nguyên lý phát triển (rather than ricognizing the priciple of development).

Hiểu biết không rõ nguồn gốc loài người làm cho người nghiên cứu thiếu tri thức khoa học. Chẳng hạn, như: thiếu hiểu biết sự vật sự sống chưa phát triển khách quan, hiện tượng sức sống không phát triển khách quan, hiện thực cuộc sống phát triển khách quan; không hiểu rõ hình thức tiến hoá không phát triển, nội dung chưa tạo hoá chưa phát triển, nguyên lý tạo hoá phát triển (the principle of creation develops); không nhận thức rõ rằng, trong cộng đồng người là không có nhà nước pháp quyền mà chỉ có “quốc gia pháp quyền hay “nước pháp quyền” (rule of law country)” [5]; không lý giải được “Ta là ai?”, loài người sống với nhau trong “tham tàn, thù hận; trong bạo lực, chiến tranh, bức hại môi trường sống và bức hại lẫn nhau” [6]; hay không hiểu rằng: “xã hội không thể có “giai cấp người” (society cannot have “classes of people”), mà chỉ có “giới người” chân thật (but there is only the true “human world”)” [7].

Hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người còn làm cho nhiều người nghiên cứu “không thể nhận thức đúng đắn quy luật về “cuộc sống của các loài vật trong đó có loài người”, dạng mô hình: “bản chất sự sống, quy luật phát triển của tự nhiên – thực chất cuộc sống, quy luật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người – tính chất sức sống, quy luật phát triển của xã hội” [8]; dẫn đến nhiều người chú trọng tăng trưởng kinh tế (tăng GDP), “trong khi GDP không gắn với bảo vệ môi trường sống, không bảo đảm công bằng, bình đẳng, công lý, thậm chí còn “thích sự ô nhiễm”, “thích bão Katrina và không hề ghét các cuộc chiến tranh” [9]; dẫn đến sự ấu trĩ khi có người nghiên cứu cho rằng “con người trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ” [10]; dẫn đến nhiều tranh luận về “quá trình tiến hoá của con người” liệu có phải “từ châu Phi?” [11]; hay dẫn đến nhận thức sai lầm khi cho rằng “loài người đã tiến hóa từ vượn người qua 3 loại hình cơ bản”, đó là: “Homo habillis (Người Khéo léo), Homo erectus (Người Đứng thẳng), Homo sapiens (Người Tinh khôn, người Hiện đại)” như giáo sư Alice Roberts (Đại học Birmingham, Anh Quốc) đã nêu ra [12]. Những hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến tư duy không khoa học hay dẫn đến tư tưởng không tiến bộ (or lead to non-progressive thinking), “sùng bái quyền lực” [13], cội nguồn sinh ra bạo lực và chiến tranh, như đang diễn ra “chưa có hồi kết” giữa cộng đồng người Nga và Ukraine [14].

2) Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết nguồn gốc loài người của giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người nghiên cứu chưa nhìn nhận rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của khái niệm nguồn gốc, loài người. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “nguồn gốc” chỉ được người nghiên cứu nhìn nhận khái quát là nơi từ đó “nảy sinh ra”, chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; “loài người” chỉ được nhìn nhận khái quát là tổng thể nói chung “những người trên Trái Đất”, chứ không nhìn nhận cụ thể là cộng đồng người phát triển trong khí quyển bề mặt trái đất.

Hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ nguyên lý sự thật quy luật phát triển chứ không phải hình thức không thật quy luật tiến hoá của tự nhiên và xã hội; không hiểu rõ “luật phát triển nói chung, “luật phát triển của thiên nhiên” và “luật phát triển của xã hội” nói riêng” [15]; không phân biệt rõ tính chất sức sống loài người không phát triển, bản chất sự sống loài vật chưa phát triển, thực chất cuộc sống các loài phát triển; hay “không phân biệt được đâu là “sai” (sự không sống, không đoàn kết), đâu là “chưa đúng” (sự chưa sống, chưa đoàn kết), đâu là “đúng” (sự sống, đoàn kết) tồn tại ở giữa” [16].

Hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người dẫn đến lý luận thiếu cơ sở khoa học khi có quan điểm cho rằng, xã hội hiện nay vẫn gắn với “đấu tranh giai cấp” chứ không hiểu rõ rằng, cần phải thay đổi góc nhìn giai cấp không khoa học “sang “giới” khoa học phát triển (to the “world” of developed science); bởi vì, thay đổi như vậy là để “bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “cấm phân biệt đối xử về giới” như Điều 26 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã xác định” [17]; dẫn đến tranh luận về “nguồn gốc tổ tiên của người Việt” [18], “giới ngôn ngữ học vẫn tranh cãi mãi về nguồn gốc của tiếng Kinh” trong những năm gần đây [19]; hay dẫn đến nhận thức không đúng sự thật truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ khi có người cho rằng, “bố Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ” chỉ như “2 bộ tộc nhập vào nhau rồi lại chia thành nhiều bộ tộc khác” [20].

Đặc biệt, hiểu biết hạn chế nguồn gốc loài người làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ sự khác nhau giữa tiến hoá (không sinh ra, không bình đẳng) gắn với sức sống không phát triển, chưa tạo hoá (chưa sinh ra, chưa bình đẳng) gắn với sự sống chưa phát triển, “tạo hoá” (sinh ra bình đẳng) gắn với cuộc sống phát triển, như trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh từng nêu rõ: ““Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [21].

Những hạn chế hiểu biết nguồn gốc loài người nêu trên được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn “bạo lực” không phát triển (leading to “violence” not developing) trong đời sống xã hội hiện nay. Chẳng hạn, như: “vấn nạn bạo lực học đường” đang có xu hướng “gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm” [22]; “bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em” [23]; hay “tình trạng bạo lực ngôn từ đối với người khác” là “hiện tượng đáng báo động ở xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung” [24].

Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ nguồn, người và xây dựng con người văn hoá

1) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “nguồn”:

Nguồn gốc loài người gắn liền với “nguồn”.Tuy nhiên, nguồn chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng. Nguồn bao hàm các mặt chủ yếu sau: hình thức nguồn gắn với sức sống không phát triển; nội dung nguồn gắn với sự sống chưa phát triển; nguyên lý nguồn gắn với cuộc sống phát triển. Tức là, nhận thức đúng đắn thuật ngữ nguồn đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ giữa các mặt sau: tính chất thật sự nguồn không phát triển, bản chất sự thật nguồn chưa phát triển, thực chất sự thực nguồn là phát triển (in fact, the source is development), dạng mô hình: bản chất nguồn chưa phát triển –thực chất nguồn phát triển –tính chất nguồn không phát triển. Nói cách khác, nhận thức đúng đắn thuật ngữ nguồn gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thực không nhận thức rõ nguồn (innauthentic people do not perceive the source clearly).

2) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “người”:

Nguồn gốc loài người gắn liền với “người”.Tuy nhiên, người chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng về tri thức khoa học. Người bao hàm các mặt chủ yếu sau: tính chất người gắn với cá nhân không tự do; bản chất người gắn với nhóm chưa độc lập; thực chất người là cộng đồng hạnh phúc. Tức là, nhận thức đúng đắn thuật ngữ người đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ giữa các mặt sau: tính chất cá nhân con người không hạnh phúc, bản chất nhóm người chưa hạnh phúc, thực chất cộng đồng người hạnh phúc (essentially a happy community of people), dạng mô hình: bản chất người chưa hạnh phúc –thực chất người hạnh phúc –tính chất người không hạnh phúc. Nói cách khác, nhận thức đúng đắn thuật ngữ người gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thực không nhận thức rõ chính mình (innauthentic people do not know themselves clearly), hay người không chân thực là không có văn hoá (or people are not authentic are not cultured).

3) Xây dựng con người văn hoá:

Nguồn gốc loài người gắn với con người văn hoá (human origin is linked to human culture); người không văn hoá là không có nguồn gốc (people without culture are without origin). Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa văn hoá và con người như sau: nhóm chưa chân thật là chưa văn hoá; cá nhân không chân thật là không văn hoá; cộng đồng chân thật là văn hoá, dạng mô hình: bản chất nhóm chưa văn hoá – thực chất cộng đồng văn hoá – tính chất cá nhân không văn hoá. Tức là, để xây dựng con người văn hoá, giới nghiên cứu cần phải thay đổi tư duy không thật (tính chất hình thức), chưa thật (bản chất nội dung) sang sự thật (thực chất nguyên lý), giáo dục người thiếu chân thật thành người chân thật (educate dishonest people to become honest people); không thay đổi tư duy như vậy thì không thể xây dựng được con người văn hoá; không xây dựng được những con người có văn hoá là loài người không văn minh, cội nguồn dẫn đến chiến tranh gây khổ đau cho chính loài người (war causes suffering to humanity).                                                                                                                                  

Kết luận

Nguồn gốc loài người biểu hiện thực chất phát triển cân đối, cân bằng, hài hoà môi trường sống, công bằng, bình đẳng, công lý giá trị sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu chỉ ra tính chất không thật nguồn gốc người, bản chất chưa thật nguồn gốc loài, thực chất sự thật nguồn gốc loài người. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến thiếu tư duy ngôn ngữ học thuật; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Do đó, để phát triển đất nước bền vững, xây dựng loài người văn minh trên trái đất, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi tư duy từ hình thức không thật, nội dung chưa thật sang nguyên lý sự thật, nhận thức đúng đắn thuật ngữ nguồn, người và xây dựng con người văn hoá.

………………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-quyen-luc-a18469.html/, ngày 14/04/2023.

[2], [15] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về nguồn gốc sự sống, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html, ngày 10/07/2023.

[3] Vũ Phong, Loài thú từng làm cha đẻ thuyết tiến hoá bối rối, https://vnexpress.net/loai-thu-tung-lam-cha-de-thuyet-tien-hoa-boi-roi-3605749.html, ngày 28/06/2017.

[4] C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 11.

[5] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, ngày 02/09/2022.

[6] Hương Hồ, Theo NXB First News, “Muôn kiếp nhân sinh 3” - Hành trình tỉnh thức, đưa con người về nẻo thiện, https://dantri.com.vn/van-hoa/, ngày 02/06/2023.

[7], [17] Nguyễn Hữu Đổng, Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html, ngày 15/11/2023.

[8] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà, https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-moi-lien-he-giua-con-ga-va-qua-trung-ga-a16827.html, ngày 11/12/2022.

[9] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá kinh tế chính trị phát triển - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-kinh-te-chinh-tri-phat-trien-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a21428.html, ngày 26/10 /2023.

[10] Thiện Tâm tổng hợp, CHÚNG TA LÀ AI?Từ đâu đến, rồi sẽ về đâu?https://trithucvn.org/, ngày 28/01/2023.

[11] Anh Thư (Theo Phys/Idependent), Con người không có nguồn gốc từ châu Phi? https://dantri.com.vn/, ngày 13/09/2017.

[12] Lê Quỳnh Ba biên tập (Theo “The Incredible Human Journey”), Nguồn gốc loài người, https://nghiencuulichsu.com/2017/04/25/nguon-goc-loai-nguoi/, ngày 25/04/2017.

[13] Trần Chính Cẩm (Nguyễn Hải Hoành biên dịch), Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực, http://nghiencuuquocte.org/2021/09/28/nguoi-trung-quoc-sung-bai-va-thach-thuc-quyen-luc/, ngày 28/09/2021.

[14] Kông Anh (Nguồn RT), Tổng hư ký Liên hợp quốc: Xung đột Ukraine chưa có hồi kết, https://vtc.vn/tong-thu-ky-lien-hop-quoc-xung-dot-ukraine-chua-co-hoi-ket-ar818651.html, ngày 09/09/2023.

[16] Nguyễn Hữu Đổng,Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[18] Lan Anh, Công bố nghiên cứu bộ gen người Việt: Bất ngờ về nguồn gốc, https://tuoitre.vn/cong-bo-nghien-cuu-bo-gen-nguoi-viet-bat-ngo-ve-nguon-goc-20190716215120206.htm, ngày 17/07/2019.

[19] Nguyễn Hải Hoành biên dịch, Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?https://nghiencuuquocte.org/2021/02/12/gioi-su-hoc-trung-quoc-noi-gi-ve-nguon-goc-nguoi-viet/, ngày 12/02/2021.

[20] Quý Hiên, Đi tìm nguồn gốc người Việt qua việc phân tích hệ gen, https://thanhnien.vn/di-tim-nguon-goc-nguoi-viet-qua-viec-phan-tich-he-gen-185964138.htm#, ngày 12/06/2020.

[21] Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toa-n-va-n-ba-n-tuye-n-ngo-n-do-c-la-p-771240.html, ngày 02/09/2021.

[22] Trung Hưng, Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh trước vấn nạn bạo lực học đường, https://nhandan.vn/xay-dung-suc-de-khang-cho-hoc-sinh-truoc-van-nan-bao-luc-hoc-duong-post780258.html, ngày 31/10/2023.

[23] Nguyễn Vy, Cứ 3 phụ nữ, lại có 2 người bị bạo lực gia đình, https://dantri.com.vn/an-sinh/cu-3-phu-nu-lai-co-2-nguoi-bi-bao-luc-gia-dinh-20231029104854014.htm, ngày 30/10/2023.

[24] Trần Văn Hải, Tôi và bạn cũng là nạn nhân bạo lực ngôn từ như hoa hậu Ý Nhi, https://vnexpress.net/toi-va-ban-cung-la-nan-nhan-bao-luc-ngon-tu-nhu-hoa-hau-y-nhi-4640251.html, ngày 10/08/2023.

………………….

Ngày 12/12/2023.

N.H.Đ

 

Bạn đang đọc bài viết "Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn