Thực chất, định nghĩa chiến tranh và hoà bình
Chiến tranh và hoà bình là tác phẩm văn học của đại văn hào Nga Lev Tolstoy viết từ năm 1863 đến năm 1869. Đây là tác phẩm được nhiều người trên thế giới biết đến; đồng thời được nhiều thanh niên Việt Nam đọc vào những năm 60-70 của thế kỷ XX. Hoà bình là ước mơ và khát vọng của hàng tỷ người được sống trên trái đất; còn chiến tranh là nỗi ám ảnh của nhiều người qua bao thế hệ. Sự thật về câu tục ngữ “Si vis pacem, para bellum” (muốn có hoà bình hãy chuẩn bị chiến tranh) của ai đó nêu ra chỉ biểu hiện cách nhận thức chưa đúng đắn về con đường dẫn đến hoà bình cho nhân loại [1]. Để hiểu rõ điều này, cần phải phân tích làm sáng tỏ thực chất khái niệm chiến tranh, hoà bình và mối liên hệ giữa chiến tranh và hoà bình.
Chiến tranh (War) bao hàm các thuật ngữ “chiến” và “tranh”. Thuật ngữ chiến biểu hiện bản chất sự thật về hành vi bạo lực của nhóm (tập thể) người; thuật ngữ tranh biểu hiện tính chất thật sự về tư tưởng bạo lực của cá nhân (cá thể); còn khái niệm chiến tranh biểu hiện thực chất thật về hành động bạo lực của cộng đồng (xã hội) loài người. Tư tưởng bạo lực của cá nhân biểu hiện tính chất hình thức sức sống, chiến tranh bên ngoài; hành vi bạo lực của nhóm biểu hiện bản chất sự sống, nội dung chiến tranh bên trong; hành động bạo lực của cộng đồng biểu hiện thực chất cuộc sống, nguyên lý chiến tranh toàn diện tồn tại ở giữa. Tức là, chiến tranh biểu hiện thực chất hành động bạo lực của cộng đồng các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người. Chiến tranh là nói về tính chất hiếu chiến của những người đứng đầu một nước đem quân đội đi xâm lược nước khác, sử dụng bạo lực để cướp bóc của cải, tài nguyên, tàn phá, huỷ diệt môi trường sống, cản trở sự phát triển, dùng sức mạnh để giải quyết sự bất đồng giữa các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người.
Hoà bình (Peace) bao hàm các thuật ngữ “hoà” và “bình”.Thuật ngữ hoà biểu hiện bản chất sự sống chưa chân thật, chưa hạnh phúccủa nhóm trong cộng đồng người; thuật ngữ bình biểu hiện tính chất sức sống không chân thật,không hạnh phúccủa cá nhân trong nhóm; còn khái niệm hoà bình biểu hiện thực chấtcuộc sống chân thật, hạnh phúc của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc (nhân dân) trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, hoà bình biểu hiện thực chất thế giới thái bình (hoà bình thật sự), nhân dân các dân tộc có cuộc sống hạnh phúc trong quốc gia, xã hội loài người. Hoà bình thật sự hay thái bìnhl à nói về những người đứng đầu một nước không đem quân đội đi xâm lược nước khác, không sử dụng bạo lực để cướp bóc của cải, tài nguyên, tàn phá, huỷ diệt môi trường sống, cản trở sự phát triển, không dùng sức mạnh vũ lực mà dùng đối thoại, tư tưởng nhân văn, lẽ phải, công lý để giải quyết bất đồng giữa các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người.
Chiến tranh và hoà bình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống xã hội loài người. Mối liên hệ này được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như sau: Tính chất chiến tranh gắn với sức sống không chân thật của cá nhân; bản chất hoà bình gắn với sự sống chưa chân thật của nhóm;thực chất thái bình hay hoà bình thật sự gắn với cuộc sống chân thật của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất nội dung hoà bình – thực chất nguyên lý thái bình – tính chất hình thức chiến tranh.
Thực chất cuộc sống chân thật gắn với lối sống có văn hoá của con người; còn bản chất sự sống chưa chân thật,tính chất sức sống không chân thật gắn với “lối sống thiếu văn hoá” – cội nguồn gây ra bạo lực, khủng bố, xung đột giữa các cá nhân, phe nhóm, dẫn đến nội chiến, chiến tranh giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người.
Tức là, con người sống không chân thật với nhau là cội nguồn dẫn đến chiến tranh. Do vậy, chiến tranh là hình thức sức mạnh bạo lực,sức sống không chân thật chứ không phải là nguyên lý sức mạnh không bạo lực,cuộc sống chân thật của con người. Loài người sẽ không còn chiến tranh khi mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng biết sống chân thật với nhau, tôn trọng sự thực và công lý, đoàn kết cùng nhau xây dựng pháp luật đúng đắn hay pháp luật có văn hoá để ngăn ngừa, ngăn chặn bạo lực,tránh thảm hoạ huỷ diệt sự sống loài vật, loài người trên trái đất.
Hạn chế nhận thức chiến tranh, hoà bình trên thế giới và ở Việt Nam
i) Hạn chế trên thế giới:
Nhiều thế kỷ qua, giới nghiên cứu đã nhận thức chưa đúng về thuật ngữ, khái niệm nói chung, tính chất chiến tranh, bản chất hoà bình, thực chất hoà bình thật sự nói riêng. Tức là, những người nghiên cứu đã không làm rõ cuộc sống hoà bình thật sự trong xã hội loài người như sau: Tính chất hình thức sức sống không hoà bình; bản chất nội dungsự sống chưa hoà bình; thực chất nguyên lý cuộc sống hoà bình thật sự, dạng mô hình: bản chất chưa hoà bình – thực chất hoà bình thật sự– tính chất không hoà bình. Đặc biệt, giới nghiên cứu đã không làm rõ bản chất “Chúa Giêsu” – khái niệm biểu hiện thực chất sự thật của cuộc sống, quyền sống hạnh phúc của con người; tức là,không hiểu rõ “quyền con người, hay “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2], hay không hiểu rõ rằng, “hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh, mà hòa bình chính là mang lấy Chúa Giêsu trong con người và cuộc đời mình. Chỉ khi có Chúa Giêsu, công lý và tình yêu mới hiện diện trong mọi ngõ ngách của cuộc sống con người” [3].
Nhận thức sai lầm khái niệm, chiến tranh, hoà bình là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều người thiếu hiểu biết sự thật về cuộc sống hạnh phúc của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc, quốc gia; làm cho nhiều người không hiểu rõ “sự sống gắn với lối sống chưa có văn hoá, thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền; sức sống gắn với lối sống không có văn hoá, xã hội loài người không phát triển vững chắc; còn cuộc sống gắn với lối sống có văn hoá, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững” [4]. Tức là, về thực chất,cuộc sống của con người là không gắn với chiến tranh; muốn có hoà bình thật sự không nhất thiết phải “chuẩn bị chiến tranh” như nhiều người cổ xuý, hay không thể chạy đua vũ trang, dùng sức mạnh bạo lực để đạt đượcmục tiêu hoà bình. Nói cách khác, trong xã hội loài người, dùng sức mạnh “cứng”, “mềm” hay “thông minh” giữa các cộng đồng, quốc gia để mưu cầu đạt được mục tiêu, khát vọng hoà bình là không đồng nghĩa với đối thoại, thuyết phục bằng lẽ phải và công lý.
Nhận thức sai lầm khái niệm, chiến tranh, hoà bình là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc sống thiếu chân thật hay thiếu thân thiện của nhiều người trong đời sống xã hội, gây ra“làn sóng bạo lực” ở nhiều quốc gia; chẳng hạn, như: bạo lực súng đạn ở Mỹ, bạo lực học đường, bạo lực trẻ em, bạo lực gia đình ở nhiều nước, hay bạo loạn trong mấy năm gần đây ở nước Pháp sau khi điều luật cho phép cảnh sát sử dụng súng được thông qua năm 2017; dẫn đến nội chiến giữa các cộng đồng, dân tộc, chiến tranh điêu tàn giữa các quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử ở cả châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ từ quá khứ đến hiện tại, khiến cho nhân loại khổ đau, đe doạ sự sống của loài vật, loài người trên trái đất.
ii) Hạn chế ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, giới nghiên cứu đã nhận thức chưa đúng khái niệm chiến tranh và hoà bình; không hiểu rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của thuật ngữ, khái niệm nói chung, nguồn gốc, chiến tranh, hoà bình nói riêng. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), khái niệm chiến tranh được nhìn nhận chung chung là sự “xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định”, chứ không nhìn nhận cụ thể là hành động bạo lực của cộng đồng các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người; hoà bình được nhìn nhận chung chung là tình trạng “không có chiến tranh”, “không dùng đến vũ lực”, chứ không nhìn nhận cụ thể là thế giới thái bình hay hoà bình thật sự, nhân dân các dân tộc có cuộc sống hạnh phúc trong quốc gia, xã hội loài người; còn khái niệm nguồn gốc được nhìn nhận chung chung là “nơi từ đó nảy sinh ra”, chứ không nhìn nhận cụ thể là thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới sinh ra và phát triển.
Nhận thức không đúng chiến tranh và hoà bình làm cho nhiều người dân, kể cả người nghiên cứu không hiểu rõ nguồn gốc sự sống, chiến tranh do đâu mà có; không phân biệt rõ đâu là sai thật sự của cái “ác” (chiến tranh) gắn với lối sống không có văn hoá, đâu là chưa đúng sự thật của cái “chưa thiện” (hoà bình) gắn với lối sống chưa có văn hoá, đâu là đúng thật của cái “thiện” (thái bình) gắn với lối sống có văn hoá trong xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất hoà bình chưa có văn hoá – thực chất thái bình có văn hoá – tính chấtchiến tranh không có văn hoá.
Nhận thức không đúng chiến tranh và hoà bình còn làm cho không ít người Việt Nam, đặc biệt là “thế hệ trẻ không biết gì về chiến tranh ngày càng nhiều” [5], hay nhiều người không hiểu rõ sự thật về chiến tranh ở Việt Nam trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, hiện nay nhiều người không nhìn nhận đúng đắn kế hoạch “hợp tác Mỹ với Việt Minh” chống phát xít Nhật trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 [6], không hiểu sự thật chiến tranh biên giới Tây Nam chống “chế độ diệt chủng” - “chính quyền Khmer Đỏ” [7], hay không hiểu rõ sự thật “chiến tranh biên giới Việt - Trung” từ năm 1979 đến năm 1989 [8].
Giải pháp nhận thức đúng đắn chiến tranh, hoà bình, xây dựng quốc gia thái bình thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống độc lập, tư do, hạnh phúc
Thứ nhất, thay đổi cách nhận thức mối liên hệ giữa chiến tranh và hoà bình. Chiến tranh, hoà bình là các khái niệm gắn với hình thức, nội dung, nguyên lý trong ngôn ngữ học. Tuy nhiên, đã nhiều thế kỷ, giới nghiên cứu chỉ nhìn nhận mối liên hệ hai chiều giữa chiến tranh và hoà bình chứ không nhìn nhận mối liên hệ đa chiều của chúng, tức là không hiểu rõ nguyên lý hoà bình thật sự hay thái bình tồn tại ở giữa, dạng mô hình: hoà bình – thái bình – chiến tranh. Chiến tranh và hoà bình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong xã hội loài người như sau: bản chất nội dung hoà bình gắn với pháp luật chưa có văn hoá; thực chất nguyên lý thái bình gắn với pháp luật có văn hoá; tính chất hình thức chiến tranh gắn với pháp luật không có văn hoá hay những người đứng đầu của quốc gia đã dùng bạo lực “ngoài vòng pháp luật”. Tức là, cần phải thay đổi cách nhận thức mối liên hệ giữa chiến tranh và hoà bình, đồng thời xây dựng pháp luật của nhân dân, pháp luật có văn hoá hay văn hoá pháp luật để chống chủ nghĩa phát xít, đế quốc, thực dân, bá quyền, khủng bố, để ngăn ngừa, ngăn chặn chiến tranh, bảo đảm đạt được các mục tiêu quốc gia thái bình thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc.
Vào thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã từng phân biệt sự khác nhau giữa hoà bình và thái bình, hoà bình vững chắc, lý tưởng dân chủ trên thế giới trong Công hàm gửi Chính phủ các nước Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Cộng hòa Xô viết và Vương Quốc Anh ngày 18/02/1946 như sau: “Vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng bổn phận của chúng tôi là gửi bức Công hàm này tới các cường quốc lớn - những cường quốc đã đưa cuộc thập tự chinh chống phát xít tới thắng lợi cuối cùng và đã bắt tay vào việc xây dựng lại thế giới nhằm đặt ra ngoài vòng pháp luật vô thời hạn, một mặt là chiến tranh, áp bức, bóc lột và mặt khác là bần cùng, khiếp sợ và bất công. Chúng tôi đề nghị các cường quốc lớn đó: a) Thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để bằng sự can thiệp khẩn cấp ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, và đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương. Chúng tôi tin tưởng rằng sự dàn xếp của các cường quốc này có thể sẽ đem lại cho chúng tôi, trong thế giới thái bình này, địa vị xứng đáng với một dân tộc đã chiến đấu và chịu nhiều đau thương cho những lý tưởng dân chủ. Làm như vậy, các cường quốc sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho hoà bình và an ninh ở khu vực này của thế giới và đáp ứng lại niềm hy vọng mà các dân tộc bị áp bức đã đặt nơi họ” [9]; còn trong buổi tiếp Đại biểu nhân dân Thủ đô Hà Nội ngày 16/10/1954, Hồ Chí Minh cũng từng nói rằng: “Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc chắn rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước ta trong công cuộc củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn toàn độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta” [10].
Thứ hai, xây dựng con đường hoà bình thật sự trên thế giới. Con đường này chưa được giới nghiên cứu nhìn nhận các mặt chủ yếu của nó như sau: hình thức, mục tiêu con đường hoà bình không thật sự (ác, chiến tranh); nội dung, phương pháp thực hiện mục tiêu con đường hoà bình chưa thật sự (chưa thiện); nguyên lý, nguyên tắc thực hiện mục tiêucon đường hoà bình thật sự hay thái bình (thiện), dạng mô hình: bản chất con đường hoà bình chưa thật sự – thực chất con đường hoà bình thật sự – tính chất con đường hoà bình không thật sự. Xây dựng con đường hoà bình thật sự cần phải dựa trên nguyên tắc “luật phát triển” (pháp luật phát triển) của quốc gia, quốc tế; tôn trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, lãnh hải và không gian sinh tồn. Luật phát triển biểu hiện thực chấtcơ quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện), hành pháp (chính phủ hay chính quyền trung ương), tư pháp (toà án, viện kiểm sát hay viện công tố) trong chính quyền nhân dân đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trongthế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người. Tức là, xây dựng luật phát triển, tôn trọng chủ quyền quốc gia là xây dựng được con đường hoà bình thật sự trên thế giới mà không cần đến sức mạnh của chiến tranh.
Thứ ba, xây dựng con đường độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự trong quốc gia, xã hội loài người. Con đường này chưa được giới nghiên cứu nhìn nhận các mặt chủ yếu của nó như sau: nội dung con đường biểu hiện bản chất chưa độc lập thật sự về quyền lợi vật chất của nhóm trong cộng đồng; hình thức con đường biểu hiện tính chất không tự do thật sự về giá trị tinh thần của cá nhân trong nhóm; nguyên lý con đường biểu hiện thực chất độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộctrong quốc gia, xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất con đường chưa độc lập thật sự– thực chất con đường độc lập, tự do,hạnh phúc thật sự – tính chất con đường không tự do thật sự. Xây dựng con đường độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự gắn liền với con đường hoà bình thật sự, bảo đảm sự “phát triển bền vững trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người” – khái niệm biểu hiện sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người. Tức là, xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển bền vững là xây dựng được con đường độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự của nhân dân trong quốc gia, xã hội loài người.
Kết luận
Chiến tranh và hoà bình gắn liền với sự sống, sức sống, cuộc sống trong xã hội loài người; hình thức chiến tranh gắn với sức sống không có văn hoá của cá nhân; nội dung hoà bình gắn với sự sống chưa có văn hoá của nhóm; nguyên lý hoà bình thật sự, hoà bình bền vững hay thái bình gắn với cuộc sống có văn hoá của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia.
Chiến tranh biểu hiện tính chất đạo đức không nhân văn; hoà bình biểu hiện bản chất đạo đức chưa nhân văn; thái bình biểu hiện thực chất đạo đức nhân văn của loài người. Nhận thức sai lầm chiến tranh và hoà bình là một trong các nguyên nhân dẫn đến cuộc sống thiếu chân thật của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc, tình trạng bạo lực, chạy đua vũ trang, huỷ hoại môi trường thiên nhiên, sự sống loài vật, loài người.
Để ngăn ngừa chiến tranh, xây dựng thế giới thái bình thịnh vượng, nhân dân các quốc gia có cuộc sống bình yên, an lạc hay bảo đảm “quốc thái dân an”, giới nghiên cứu cần phải thay đổi cách nhận thức mối liên hệ giữa chiến tranh và hoà bình, xây dựng con đường hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự trong quốc gia, xã hội loài người.
…………………..
Tài liệu trích dẫn:
[1] Trần Thanh Tâm, Chiến tranh và hoà bình, https://thesaigontimes.vn/, ngày 18/03/2022.
[2] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/, ngày 02/09/2022.
[3] Gioan Lê Quang Vính, “Hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh”, https://tgpsaigon.net/, ngày 31/12/2019.
[4] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 10/07/2023.
[5] Ishikawa Bunyo (nhà nhiếp ảnh Nhật Bản), Chuyên đề: Việt Nam - Chiến tranh và hoà bình,https://baotangchungtichchientranh.vn/chuyen-de-viet-nam-chien-tranh-va-hoa-binh/1/.
[6] Đỗ Hoàng Linh, Kế hoạch hợp tác Mỹ với Việt Minh chống phát xít trước Cách mạng Tháng Tám, https://cand.com.vn/, ngày 02/09/2015.
[7] CÁT KHUÊ thực hiện, Cần “giải mật” cuộc chiến biên giới Tây Nam, https://tuoitre.vn/, ngày 16/01/2014.
[8] Mỹ Hoà-Lan Hương-H.Vũ-H.Phan-H.Hường ghi, Chiến tranh Biên giới 1979: không thể quên lãng, https://vietnamnet.vn/, ngày 17/02/2016.
[9] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 4, tr.209.
[10] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 91.
Ngày 21/07/2023