Bài viết mới nhất từ Lâm Hùng
Nhớ cái lu nước mưa
Ngày xưa, nhà ai dù giàu hay nghèo đều phải có một hàng lu đựng nước. Lu đựng nước uống và lu đựng nước sinh hoạt hằng ngày.
Nhớ nồi canh chua lục bình
Tới mùa nước nổi, lục bình nở rộ, bông lục bình dăm ba bụi khoe màu sắc tím, lục bình là một cái gì đó quá gắn liền với miệt sông nước quê mình, cái xứ sông Cửu Long này.
Mùa gió chướng năm nay...
Sáng ra, trời se se lạnh... Anh Năm ngồi bên ly trà nghi ngút khói, ngước cổ nhìn ra khoảng sân trước nhà: - Cha, gió chướng mạnh dữ nay chắc nắng luôn rồi mẹ nó!
Bìm bịp kêu chiều
Lâu lắm rồi không trở lại những miền quê xa ngái, bỗng thèm một tiếng bìm bịp kêu chiều như ăn cơm phố lại thèm chén canh cua, con cá rô đồng nhà quê. Thương làm sao, nhớ làm sao…
Ơ cá lòng tong kho tiêu của "Chị Năm"
Mỗi lần, nghe tin tôi sắp về quê là chị Năm liền gọi điện hỏi tôi ăn gì để còn chuẩn bị. Rồi chị... liệt kê nhiều món ngon như gà xé phay, cháo cá lóc, lẩu lươn, bún nước lèo… ngon lắm. Nhưng với tôi những món đó ở Sài Gòn không thiếu. Tôi chỉ thèm nồi cá kho tiêu mà phải là cá lòng tong do chính tay chị Năm làm mới chịu.
Mùi khói đốt đồng
Cái nắng tháng chín vừa oi vừa đầy mùi cỏ ngọt của miền Tây tràn về. Thiệt ra, cái mùi khói ám màu rơm rạ ấy đã ăn vào ký ức thành một vệt dư âm rất đậm đặc. Thành ra, dù có xa đồng cách mấy, xa quê cách mấy, vẫn không thể nguôi đi nỗi nhớ.
Ánh trăng tuổi thơ
- Út ơi ra coi nè trăng lên tới đọt dừa rồi! - Chờ chút ra liền nè!
Nhớ Tết Trung Thu xưa
Không biết tự bao giờ, ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm luôn là ngày được trẻ em háo hức đợi chờ. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, đứa bé nào cũng cầm trên tay chiếc lồng đèn xinh xắn, vui vẻ cười đùa, đó là những cảm giác thú vị luôn để lại trong lòng lũ trẻ thời khốn khó những ký ức khó phai.
Bụi chuối sau hè
Cây chuối có nhiều công dụng trong cuộc sống người dân Nam Bộ nói riêng. Dân gian có câu tục ngữ “chuối đằng sau, cau đằng trước”; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà.
Vị đắng lá sầu đâu
Ai đó bảo, Nam Bộ có nhiều món gỏi lắm, món nào cũng đủ vị: Mặn, ngọt, chua, cay, nên người ăn dễ thích mà cũng dễ quên. Nhưng họ sẽ không dễ thích và khi thích rồi thì chẳng thể nào quên món gỏi có hòa lẫn vị cay đắng này. Trên bước đường bôn tẩu xa quê, dẫu có thưởng thức sơn hào hải vị thì gỏi sầu đâu vẫn là món ăn khiến họ nhớ quay quắt.
Nếp sống miền Tây xưa giờ còn chăng ?
Những năm đầu 2000, từ Trà Vinh, Bến Tre lên Sài Gòn bằng đường quốc lộ 60. Hồi đó, dân miền Tây gọi Sài Gòn là thành phố; còn bà con ở quê ra thị xã Trà Vinh, thị xã Bến Tre chứng giấy tờ thì gọi là đi lên ...tỉnh. Hồi đó muốn lên Sài Gòn là phải qua 2,3 cái phà.
Mùa dòng dọc gọi bầy
Hiện ra trước mắt tôi là những cái tổ lút nhút trên ngọn cây tràm, cùng với tiếng kêu rối rít của bầy dòng dọc. Ba hỏi còn nhớ không hồi đó ngoài vườn có hàng khuynh diệp, dòng dọc nhiều lắm, giờ chẳng biết tụi nó bỏ đi đâu biệt dạng?
Còn thương rau đắng mọc sau hè
Nhiều người dân miền Tây khi nghe âm điệu dân ca từ bài “Còn thương rau đắng mọc sau hè" của Nhạc sĩ Bắc Sơn chắc hẳn không thể quên cánh đồng khô gốc rạ trong mùa nắng hạn. Còn rau đắng đất, mộc mạc như cô gái quê thẹn thùng, khép nép, chỉ “mọc sau hè” hay bên những bờ mương, liếp vườn và dưới chân những gốc rạ khi lúa mùa một vụ mới vừa gặt xong.
Hàng dừa nước ven sông
Lá dừa nước không chỉ để che nắng, che mưa cho những gia đình nông thôn mà từ thời còn cơ cực người ta đã làm ra rất nhiều vật dụng phục vụ trong sinh hoạt như máng xối, gàu múc nước... Biết bao đôi trai gái của miền quê này bện chặt yêu thương cũng từ những chiếc lá bình dị, thân quen… Dừa nước đã tuôn vào hồn quê thấm đẫm nghĩa tình, thủy chung son sắc là vậy!…
Quê hương miền ký ức
Ngày ngày tôi đều cùng đám bạn ra đồng từ sáng sớm bắt cua, hay đi bắn ná. Nhà tôi nằm cạnh con sông Kinh Rạt. Do được sông chở che bồi đắp nên cánh đồng làng tôi rất màu mỡ. Chiều chiều, mấy đứa con trai chúng tôi thường rủ nhau thi bơi xem ai bơi xa hơn. Phần thưởng dành cho người chiến thắng là hai cây cà rem. Nhắc đến cà rem có lẽ đây là món ăn khoái khẩu nhất của trẻ con chúng tôi ngày đó.
Cá linh, cá của hồn quê...
Món ăn làm từ cá linh rất phong phú, đậm đà hương vị miền Tây có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo. Ai đã một lần đến miền Tây trong mùa nước nổi sẽ có thể cảm nhận được hương vị tinh túy từ những món ăn mang đậm chất “hương đồng cỏ nội” này.