Kỳ 36.
Giản Định Đế đang ngồi uống trà trong hành dinh ở Ngự Thiên (Thái Bình) thì thám mã về báo:
-Dạ bẩm hoàng thượng, tại Chi La Hà Tĩnh, Trần Quý Khoáng đã lập ra một nhà Hậu Trần mới và bố cáo khắp thiên hạ. Đây là bản “Bố cáo” ạ.
Giản Định Đế đọc xong “Bố cáo”, tức giận nói:
-Trần Quý Khoáng, ngươi chỉ là thằng cháu của ta, dám kháng chỉ không bắt Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị, lại lập triều đình mới đối lập với ta.
Lại có quan nội thị vào báo:
-Dạ, bẩm hoàng thượng, có sứ giả của Trùng Quang Đế xin vào gặp:
-Cho vào ngay.
-Dạ.
Người bước vào là Thái phó Nguyễn Súy. Nguyễn Súy quỳ hành lễ:
-Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế.
-Bình thân, đứng dậy nói đi.
-Bẩm hoàng thượng, thần là Nguyễn Súy, Thái phó của triều đình Trùng Quang Đế. Thần được lệnh của Trùng Quang Đế ra đón hoàng Thượng về Chi La làm Thái thượng hoàng.
Giản Định Đế nói:
-Ta đã đọc bản bố cáo của các ngươi, ta đã biết mời ta về làm Thái thượng hoàng nhưng ta không đi.
Nguyễn Súy nói:
-Hoàng thượng vào để thống nhất triều đình. Có thống nhất được triều đình thì mới thống nhất được lực lượng, có thống nhất lực lượng thì mới mong có sức mạnh đánh bại quân Minh, giải phóng đất nước. Mong hoàng thượng lấy đất nước làm trọng. Hoàng thượng không muốn chiến thắng giặc Minh sao?
Giản Định Đế áp đảo để che đi sự đuối lý của mình:
-Ta không đi, ngươi về đi, đừng để ta nổi giận.
-Vậy thần xin cáo lui, hẹn ngày gặp lại.
Nguyễn Súy ra đi nhưng không về Hà Tĩnh mà lại về Nam Định, nơi Thái phó đã tập kết 3 vạn quân ở đó đề phòng Giản Định Đế không nghe theo thì đánh úp và bắt cóc về. Đêm đó, Nguyễn Súy dẫn 3 vạn quân hành quân thần tốc, canh ba bao vây doanh trại Ngự Thiên, bắt lính đi tuần, lính gác rồi đốt đuốc bắc loa kêu gọi:
-Ta là Thái phó Nguyễn Súy của triều đình Trùng Quang Đế. Ta ra đây đón hoàng thượng Giản Định Đế về làm Thái thượng hoàng của nhà Hậu Trần ở Chi La, Hà Tĩnh. Cùng là quân nhà Hậu Trần nên chúng ta sẽ không đánh nhau. Yêu cầu các nghĩa sĩ bỏ vũ khí để ta mời hoàng thượng về làm Thái thượng hoàng. Các nghĩa sĩ cùng về luôn và vẫn là quân của nhà Hậu Trần.
Nghe vậy quân của Giản Định Đế hò reo bỏ hết dao kiếm, không chống cự nữa, chạy hết sang quân của Nguyễn Súy, chỉ còn lại trơ trọi một mình Giản Định Đế và vài quan nội giám. Giản Định Đế cuối cùng đành phải lên xe ngựa, theo quân Nguyễn Súy về nhập với triều đình Trùng Quang Đế. Trùng Quang Đế tôn Giản Định Đế làm Thái thượng hoàng. Đó là ngày 20 tháng 4 năm 1409.
Trong một sáng, Trùng Quang Đế đang ngồi uống trà trong hành dinh thì có quan nội giám báo:
-Dạ, bẩm hoàng thượng, có một người dân là là Nguyễn Trạo muốn gặp hoàng thượng báo chuyện cơ mật.
-Cho vào ngay.
Người dân vào hành dinh, quỳ hành lễ:
-Hoàng thượng vạn tuế.
-Đứng dậy.
-Tạ ơn hoàng thượng.
-Nhà ngươi có việc gì nói đi.
-Dạ, thảo dân tên là Nguyễn Trạo phát giác được tại thượng nguồn sông La, thái hậu của Giản Định Đế cùng với hành khiển Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh đang chuẩn bị dấy quân để đánh hoàng thượng.
-Quan nội thị đâu.
-Dạ, hoàng thượng.
-Lấy 10 lạng bạc thưởng cho Nguyễn Trạo.
-Đa tạ hoàng thượng.
-Cho gọi Thái bảo Nguyễn Cảnh Dị vào.
Nguyễn Cảnh Dị vào hành lễ. Trùng Quang Đế nói:
-Khanh hãy đem 1 vạn quân vào phía tây sông La diệt Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh, theo lời xui giục của Thái hậu Hưng Khánh đang chuẩn bị làm loạn, đánh úp vào chúng ta.
-Thần tuân chỉ.
5 ngày sau, Nguyễn Cảnh Dị giải Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh cùng 700 tù binh về. Trùng Quang Đế sai giết Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh, còn tha cho 700 quân, sung vào làm lính.
IV.
Tháng 7 năm 1409, trời nắng như đổ lửa, Trùng Quang Đế và Thái thượng hoàng Giản Định Đế đem quân ra Bắc đánh quân Minh. Quân Minh rút vào các thành cố thủ. Thái thượng hoàng đóng quân ở Hạ Hồng, Ninh Giang, Hải Dương, Trùng Quang Đế đóng quân ở Bình Than. Trong hành dinh, Trùng Quang Đế đang ngồi bàn việc quân với Đặng Dung, Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị thì có thám mã về báo:
-Dạ, bẩm hoàng thượng, hào kiệt và bách tính Hải Dương nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ quân ta, chỉ có tên tri phủ Tam Giang, phía tây Hưng Yên Đỗ Duy Trung là kiên quyết chống lại.
Trùng Quang Đế ra lệnh:
-Cho tiêu diệt tên phản quốc đó đi.
-Tuân lệnh hoàng thượng.
Thấy tình hình quân Minh nguy kịch, Minh Thành Tổ lại sai Anh Quốc Công Trương Phụ đem 10 vạn quân sang cứu viện. Trương Phụ tấn công quân Hậu Trần ở Hạ Hồng do Giản Định Đế chỉ huy. Chiến sự đang tiếp diễn thì có thám mã về báo cho Trùng Quang Đế:
-Dạ bẩm hoàng thượng, Thái thượng hoàng bị Trương Phụ tấn công đã bỏ quân chạy một mình ạ.
-Chạy về hướng nào?
-Dạ, chạy về hướng nam ạ.
Trùng Quang Đế nói:
-Tướng Nguyễn Súy đem 2 vạn quân đi cứu Thái thượng hoàng.
-Dạ, thần tuân chỉ.
Nguyễn Súy đem quân đuổi theo Thái thượng hoàng nhưng không kịp. Giản Định Đế rơi vào ổ mai phục của quân Minh ở Hoàng Giang, bị Trương Phụ bắt, bị giải về Kim Lăng, Trung Quốc và bị giết chết. Giản Định Đế ở ngôi 3 năm, làm Thái thượng hoàng 5 tháng, thọ 35 tuổi.
Tháng 8 năm 1409, Trương Phụ tấn công quân Hậu Trần ở Bình Than, Hàm Tử Quan. Quân Việt thiếu lương thực, lâm vào tình trạng khó khăn. Trùng Quang Đế ra lệnh rút về Nghệ An.
Tháng 5 năm 1410, Trùng Quang Đế đem quân ra Bắc lần 2. Quân Việt tiến vào La Châu, Hạ Hồng, Hải Dương. Quân Minh do Đô đốc Thiên sự Giang Hạo đem quân ra ngoài thành dàn trận chờ quân Việt. Trần Trùng Quang ra lệnh:
-Dàn trận.
Quân Việt dàn trận. Đô đốc Giang Hạo bên quân Minh múa giáo xông ra. Bên hàng quân Việt, Thái phó Nguyễn Súy múa gươm xông ra. Hai ngựa xáp nhau, kiếm chạm giáo tóe lửa. Hai bên giao đấu 20 hiệp không phân thắng bại. Trùng Quang Đế phất cờ và hô:
-Xông lên giết giặc.
Quân Việt hò reo xông lên như thác lũ. Quân Minh Khiếp sợ bỏ chạy, Giang Hạo cũng gạt kiếm chạy theo loạn quân. Quân Việt truy kích đến Bình Than. Quân Minh rút xuống thuyền. Quân Hậu Trần dùng tên lửa bắn xuống thuyền, vài chục thuyền quân Minh bốc cháy, số còn lại chạy về Lục Đầu Giang. Mặt trận bắc Bình Than, Lỗ Lược tướng quân Đồng Mạc, người Thanh Hóa đã phá được quân Minh và bắt sống tướng giặc là Tả Địch. Đồng Mạc được Trùng Quang Đế cử cai quản phủ Thanh Hóa. Khắp nơi ở đồng bằng sông Hồng, các hào trưởng Nguyễn Ngân Hà, Lê Nghị, Lê Khang, Đỗ Cối, Nguyễn Hiếu đã huy động dân chúng đánh quân Minh, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng. Trong hành dinh ở Bình Than, Trùng Quang Đế nhận được nhiều tin cấp báo:
-Dạ, bẩm hoàng thượng, quân ta thua to ở Hàm Tử Quan.
-Dạ, bẩm hoàng thượng, tướng Nguyễn Cảnh Dị thua trận ở Hạ Hồng và Trương Phụ đang tiến đánh Bình Than.
Trùng Quang Đế nói:
Ra lệnh cho các đạo quân rút về Nghệ An.
-Tuân lệnh hoàng thượng.
Trong hành dinh ở Nghệ An, Trùng Quang Đế ra lệnh:
-Cho gọi Hồ Bối vào đây.
-Dạ.
Hồ Bối vào quỳ hành lễ:
-Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế.
Hồ Bối là anh rể của Trùng Quang Đế, lấy Quốc tỉ trưởng công chúa là chị của hoàng thượng. Trùng Quang Đế nói:
-Ái khanh đứng dậy đi.
-Tạ hoàng thượng.
Sau một lượt trà, Trùng Quang Đế nói:
-Ái khanh đem 2 vạn quân cùng với Đồng Mặc đánh quân Minh ở Thanh Hóa, mở rộng địa bàn giải phóng của ta.
-Thần tuân chỉ.
Trung Quang Đế lại gọi tiếp:
-Người đâu.
-Dạ, hoàng thượng.
-Gọi Đại hành khiển Nguyễn Nhật Tư, Thẩm hình Lê Ngân vào đây.
-Dạ.
Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân bước vào:
-Hoàng thượng vạn vạn tuế.
-Bình thân. Hai ái khanh ngồi đi.
-Tạ ơn hoàng thượng.
Sau khi vua tôi xong một lượt trà, Trùng Quang Đế nói:
-Nay ta chủ trương mở thêm mặt trận ngoại giao, thương lượng để nhà Minh công nhận độc lập của nước ta, công nhận nhà Hậu Trần. Hai khanh lĩnh sứ mệnh đi sứ sang Kim Lăng.
-Hạ thần tuân chỉ.
Trong cung ở Kim lăng, hoàng đế nhà Minh Minh Thành Tổ ngồi trên ngai vàng thiết triều, có nội thị vào báo:
-Dạ, bẩm hoàng thượng, có hai sứ giả của nhà Hậu Trần từ Giao Chỉ sang muốn vào gặp.
-Cho vào.
-Dạ.
Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân bước vào quỳ hành lễ:
-Hoàng thượng vạn tuế.
-Đứng dậy nói đi.
-Tâu hoàng thượng, năm 1407, hoàng thượng sai 20 vạn quân chiến đấu sang Đại Việt để “Phò Trần diệt Hồ”. Nay nhà Hồ đã bị diệt, cháu của Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông là Trần Quý Khoáng nay đã lập nhà Hậu Trần, phù hợp với ý muốn của hoàng thượng. Nay chúng tôi là sứ giả của Trần Trùng Quang sang đây đề đạt hoàng thượng công nhận nhà Hậu Trần, chấm dứt chiến tranh cho bách tính hai nước khỏi đau thương.
Minh Thành Tổ cười ha hả:
-Chính quan lại nước các ngươi đã báo dòng dõi nhà Trần đã bị Hồ Quý Ly giết hết rồi, không còn ai. Nhà Hậu Trần chỉ là giả mạo gây mầm phản loạn ở Giao Chỉ.
Nguyễn Nhật Tư đáp:
-Bẩm hoàng thượng, quan lại nào báo cáo, đó là lời của bọn Việt gian phản quốc khai báo theo yêu cầu của Trương Phụ. Đây là ngọc bội của Trần Quý Khoáng, cháu nội của Trần Nghệ Tông, ai dám bảo hoàng đế Trần Trùng Quang là giả mạo?
Nguyễn Nhật Tư vừa nói vừa giơ ngọc bội của hoàng đế Trần Quý Khoáng. Minh Thành Tổ đuối lý thét:
-Bắt hai thằng giặc này lại cho ta.
Lê Ngân nói:
-Hai bên giao tranh, không giết sứ giả. Điều cơ bản đó mà hoàng thượng không biết ư? Còn nói “Phù Trần diệt Hồ” cái gì? Chỉ là cái cớ để xâm lược Đại Việt và gây tội ác như núi của nhà Minh.
Minh Thành Tổ càng phát điên thét:
-Lôi ra chém nhanh.
-Dạ.
Bốn tên võ sĩ lôi Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân ra. Hai người vẫn vừa đi vừa quay lại quát lớn:
-Lũ xâm lược tàn bạo dã man, chúng mày sẽ bị trời tru đất diệt.
(Còn Nữa)
CVL