Việt Nam diễn nghĩa – Tập V (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 21)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập V “NỘI CHIẾN TRỊNH -NGUYỄN VÀ NHÀ TÂY SƠN” của PGS TS Cao Văn Liên.

Kỳ 21.

Buổi chiều trên đoạn đường thiên lý ở đoạn Bình Đê, giữa Quảng Ngãi và Quy Nhơn, quân Lý Tài và Tập Đình gặp quân của Nguyễn Vệ. Lý Tài, Tập Đình không cần dàn trận ra lệnh:

-Xông lên giết.

Quân Tây Sơn đánh trống trận to như sấm, tiếng reo hò vang động một vùng xông vào chém giết. Hai đạo quân Trung Nghĩa và Hòa Nghĩa vóc dáng cao lớn dữ tợn lao lên làm quân Nguyễn khiếp sợ bỏ chạy. Quân Tây Sơn đuổi theo thả sức chém giết, thây đổ như chuối, máu chảy đầm đìa như sông. 5 vạn quân Nguyễn bị tiêu diệt. Chưởng cơ Nguyễn Vệ và hầu hết tướng lĩnh tử trận. Tàn quân Nguyễn chạy về Quảng Nam, bỏ lại 4 thớt voi và nhiều quân lương, vũ khí.

chuyngnhac1-1648045358.png
Tranh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Đạo thủy binh do Tổng nhung Tôn Sùng chỉ huy giữa đường gặp bão lớn chìm hết, còn một chiến thuyền trôi dạt vào cửa sông Trà Khúc bị quân Tây Sơn bắt gọn cùng 50 thủy binh và 3 đại bác. Quân Tây Sơn chiếm Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc trong tổng hành dinh nói:

-Tướng quân Nguyễn Văn Xuân.

-Dạ có mạt tướng.

-Tướng quân điều 1 vạn quân đắp chiến lũy ở Bến Ván, Bình Sơn để ngăn quân Nguyễn. Đắp xong chiến lũy, tướng quân chấn giữ tại đó.

-Mạt tướng ruân lệnh.

Tháng 12 năm Quý Tỵ (1773), tại kinh đô Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Quốc phó Trương Phúc Loan thiết triều, chợt có thám mã về báo:

-Dạ bẩm Định Vương, bẩm Quốc phó, đạo bộ binh của Chưởng cơ Nguyễn Vệ bị quân Tây Sơn tiêu diệt gần hết ở Bình Đệ. Nguyễn Vệ và các tùy tướng đã tử trận. Đạo thủy binh bị bão đắm hết chiến thuyền, chỉ còn 1 chiếc dạt vào cửa sông Trà Khúc bị Tây Sơn bắt 50 thủy binh, thu 3 đại bác.

Lại có thám mã về báo:

-Bẩm Định Vương, bẩm Quốc phó, quân Tây Sơn đã chiếm Quảng Ngãi.

Cả triều đình kinh hãi:

-Hả, bọn giặc cỏ nông dân mà mạnh như vậy sao?

Nguyễn Phúc Thuần hoảng sợ hỏi Trương Phúc Loan:

-Làm sao đây Quốc phó?

Trương Phúc Loan nói:

-Chúa thượng yên tâm, ta sẽ dẹp tan bọn giặc cỏ này. Bay đâu?

-Dạ, Quốc phó.

-Cho gọi tướng Tôn Thất Hưng, Tổng nhung Thành và Tán Lý Đản vào triều.

-Dạ. Tuân lệnh Quốc phó.

Tôn Thất Hưng, Tổng nhung Thành, Tán Lý Đản bước vào:

-Định Vương thiên thiên tuế.

-Miễn lễ.

-Đa tạ Định Vương, kính chào Quốc phó.

-Miễn lễ.

-Đa tạ Quốc phó.

Trương Phúc Loan nói:

-Quân ta vừa bị thua lớn và thiệt hại nặng ở Quảng Ngãi. Giặc cỏ Tây Sơn đã chiếm Quảng Ngãi. Nay cử Tôn Thất Hưng làm tiết chế đem 5 vạn quân đánh thẳng vào Bồng Sơn.

-Mạt tướng tuân lệnh.

-Nay cử Tổng nhung Thành và Tán Lý Đản đem 5 vạn quân đánh thẳng vào Lũy Cát chiếm lại Quảng Ngãi.

-Mạt tướng tuân lệnh.

Quân Nguyễn đông như kiến cỏ, cờ vàng rợp trời, gươm giáo, súng hỏa mai như rừng, lưng đeo cung tên tạc đạn tiến vào phía Nam. Trời mùa đông gió lạnh se sắt, cát bụi tung mù, bước chân chuyển rung mặt đất.

  Tại tổng hành dinh của Tây Sơn ở Quy Nhơn, thám mã về báo:

-Dạ bẩm Tây Sơn Vương, 4 vạn quân Nguyễn do Tổng nhung Thành, Tán Lý Đản chỉ huy đã tấn công Bến Cát. Quân ta núng thế, tướng Nguyễn Văn Xuân đã rút lên thượng đạo, rút về Quy Nhơn.

Lại có thám mã về báo:

-Dạ bẩm chúa công, 5 vạn quân Nguyễn do Tiết chế Tôn Thất Hưng chỉ huy đang tiến vào Bồng Sơn.

Lại có thám mã về báo:

-Dạ bẩm chúa công, hai đạo quân Nguyễn do Tôn Thất Hưng và Tổng nhung Thành đã hợp lại với nhau và chiếm được núi Bích Khê, phủ Quy Nhơn rồi ạ.

Nguyễn Nhạc gọi:

-Người đâu.

-Dạ, bẩm chúa công.

-Cho gọi các tướng Tập Đình, Lý Tài, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Điểm vào đây.

-Dạ.

Bốn tướng bước vào thi lễ:

-Kính chào Tây Sơn Vương.

-Miễn lễ.

-Đa tạ Tây Sơn Vương.

Bốn tướng do tướng quân Tập Đình thống lĩnh đem 3 vạn quân đến mai phục ở Trà Cầu, Quảng Ngãi chặn đường tháo lui của quân Nguyễn khi chúng thua trận chạy về Phú Xuân.

-Dạ, chúng mạt tướng tuân lệnh.

-Ngươi đâu.

-Dạ.

-Cho gọi tướng Nguyễn Văn Xuân, Tướng Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Huấn vào đây.

-Dạ.

Bốn tướng bước vào:

-Kính chào chúa công.

-Miễn lễ.

-Đa tạ chúa công.

-Bốn tướng do tướng Nguyễn Văn Xuân thống lĩnh đem 3 vạn quân đến Mồng Gà để tiếp ứng cho đạo quân ta ở Bích Khê và đạo quân của Tập Đình ở Trà Cầu, Quảng Ngãi.

-Dạ, chúng mạt tướng tuân lệnh.

Nguyễn Nhạc tự thống lĩnh 5 vạn quân cùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng tiến về núi Bích Khê. Chân dốc phía Nam của núi là đường thượng đạo rất hiểm trở. Nguyễn Huệ nói:

-Nơi đây huynh nên cho quân mai phục thì có thể phá tan được quân Nguyễn.

Nguyễn Nhạc nói:

-Đệ nói phải lắm.

Liền cho 4 vạn quân mai phục hai bên đường, còn cho hai vạn quân tiến lên núi giao chiến. Tôn Thất Hưng thấy quân Tây Sơn ít ra lệnh:

-Xông lên giết.

Hai bên kịch chiến, núi rừng vang lên tiếng trống trận, Tiếng nổ liên hồi như sấm của tạc đạn, của súng hỏa mai.Tôn Thất Hưng ra lệnh cho quân Nguyễn cánh tả và cánh hữu tản ra hình thành thế bao vây quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn núng thế vừa đánh vừa lùi và cuối cùng thì rút chạy. Quân Nguyễn ào lên đuổi theo. Tổng  nhung Thành bảo Tôn Thất Hưng:

-Đường hiểm trở cẩn thận có mai phục.

Tôn Thất Hưng cả cười:

-Giặc cỏ ít thì núng thế phải chạy, có gì mà mai phục. Thừa thắng chúng ta đánh vào phủ Quy Nhơn luôn.

Rừng núi Bình Khê vang lên tiếng bước chân chạy rung chuyển, bước chân quân Tây Sơn rút chạy, chân của hàng vạn quân Nguyễn truy kích. Thốt nhiên một phát pháo hiệu đỏ rực bay lên trời. Quân Tây Sơn đang chạy quay lại đánh vỗ vào mặt quân Nguyễn. Hai bên sườn quân mai phục Tây Sơn ném xuống núi tạc đạn, bắn súng hỏa mai và cung tên vào quân Nguyễn như mưa. Thây đổ, thây nát vụn, máu phun như suối. Tiếng nổ và khói lửa mù mịt rung chuyển cả vùng Bích Khê. Tiết chế Tôn Thất Hưng bị một quả tạc đạn xé tan xác. Thành và Đản đem tàn quân chạy về Quảng Ngãi. Chạy đến Trà Cầu bỗng nhiên thấy cờ đỏ rợp trời hai bên đường. Có tiếng thét:

-Giết.

Rồi tạc đạn, súng hỏa mai, cung tên xả xuống như bão. Hàng vạn quân Nguyễn tử trận, xác ngổn ngang, máu như suối tràn ngập đường. Các tướng Tán Lý Đản, Tổng Nhung Thành bỏ mạng. Quân Tây Sơn thắng một trận vang dội, thu được không biết bao nhiêu là quân lương, vũ khí, voi, ngựa chiến, tiếng tăm lừng lẫy, chấn động Đàng Trong. Nguyễn Nhạc lại làm chủ Quảng Ngãi, cho tướng Nguyễn Văn Xuân trấn giữ phủ thành.

(Còn nữa)

CVL.