Vĩnh Phúc tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội trong năm Quý Mão: 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá (Bài 2)

Không thỏa mãn với kết quả đạt được trong năm qua, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023, Vĩnh Phúc tập trung cao độ, quyết liệt, bài bản thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở Vĩnh Phúc chú trọng duy trì an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

kcn-khai-quang-vinh-phuc1-1674573807.jpg

Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: TTXVN

 


Để đạt được những mục trọng yếu nêu trên, Vinh Phúc tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội . Trước mắt  tập trung xử lý các vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt các tồn tại, hạn chế đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, rà soát của Trung ương, của tỉnh chỉ ra. Đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành tổ chức, thực hiện Đề án Điểm nghẽn đã được ban hành. Kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn (đặc biệt các điểm nghẽn về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công...), xử lý các tồn tại vướng mắc trong từng lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, chuẩn bị đầu tư sớm, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, quyết toán các dự án. Phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đặc biệt các điều kiện đầu vào cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát giá cả nguyên vật liệu, đáp ứng đủ nhu cầu lao động. Bám sát tình hình trong và ngoài nước để kịp thời điều hành dự toán ngân sách tỉnh cho phù hợp, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2023. Quản lý, điều hành chi ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành liên quan đến chế độ chi cho con người, chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ, chương trình, dự án cấp bách, trọng điểm của tỉnh.

kvn-vp2-a11107-1674574579.jpg

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất tại Vĩnh Phúc hằng năm đều nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguồn: congnghieptieudung.vn

 


Vĩnh Phúc phấn đấu tổ chức thực hiện tốt các chính sách về tiền tệ, tài khóa trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo dự báo sớm các rủi ro, các vướng mắc, hạn chế.  Triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2023, trong đó đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thu hút các nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao, chip điện tử…. Cụ thể hóa để tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời rà soát điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh và tiến hành lập các Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch chuyên ngành theo quy định. Tỉnh chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là đối với công trình, dự án trọng điểm, các khu công nghiệp, các dự án liên vùng, các công trình kết cấu hạ tầng đô thị. Phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư được giao trong năm 2023. Tập trung cao độ triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm, tạo sự chuyển biến tích cực về cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn của tỉnh, đặc biệt các dự án: Chỉnh trang khu công sở, nâng cao chất lượng cải tạo, nạo vét môi trương Đầm Vạc (phần còn lại dự án ODA), đầu tư mở rộng QL 2B, Cầu vượt đường sắt Kim Ngọc, hàng rào ngoài khu công nghiệp…. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tiến độ thực hiện dự án ngập lụt; rà soát hoàn thiện dự án nạo vét cải tạo phần còn lại của Sông Phan, các luồng tiêu trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phát huy tốt hiệu quả đầu tư dự án ngập lụt; đẩy nhanh tiến độ dự án đường song song đường sắt hoàn thiện chủ trương đầu tư toàn tuyến từ cầu Hạc Trì – Thành phố Phúc Yên.  Giải quyết vấn đề định giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; Khoanh vùng khai thác đất đáp ứng nguồn vật liệu thi công san lấp mặt bằng.  Triển khai các kế hoạch xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch năm 2023; khai thác tốt thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại điện tử. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cho thu hút đầu tư. Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2022-2026. Triển khai Nghị quyết về phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đến năm 2030. Tổ chức triển khai quy chế quản lý cụm công nghiệp.

d1ayzbtaks-1674575161.jpg

Mật ong Tam Đảo (Honece) - Một trong những sản phẩm OCOP của Vĩnh Phúc. Nguồn: thuonghieuvietnoitieng.com


Vĩnh Phúc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, sản phẩm nông nghiệp. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, các sản phẩm đặc hữu địa phương. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất BVTV. Chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; phát triển sản xuất rau, quả, cây dược liệu… ở những nơi có lợi thế. Tiếp tục cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi; phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh và xử lý tốt môi trường; chăn nuôi nông hộ theo phương thức hữu cơ, sinh thái. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất... Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM.
 Vĩnh Phúc tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và văn hóa dân tộc. Trong đó Lập hồ hơ khoa học, xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, quốc gia; Lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di tích cấp tỉnh dự kiến 3 đến 5 di tích; Lập hồ sơ khoa học, ghi danh Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; Lập quy hoạch, trình thẩm định và phê duyệt 02 quy hoạch: di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, di tích quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang. Triển khai các Kế hoạch Bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích chiến khu Ngọc Thanh; tu bổ, chống xuống cấp di tích đã xếp hạng; Bảo tồn, phát huy các giá trị Di sản văn hóa phí vật thể; truyền dạy trực tiếp hát Trống Quân Đức Bác; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.  Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; từng bước cải thiện, nâng cao giá trị đạo đức xã hội. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, các vấn đề văn hóa,... để chống phá chế độ. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục xây dựng và gìn giữ văn hóa trong nhân dân. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại”.  Phát triển thể dục thể thao quần chúng với nhiều loại hình đa dạng, huy động được đông đảo quần chúng tham gia như tổ chức ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước; tổ chức các giải thể thao quần chúng năm 2023. Chú trọng phát triển thể thao thành tích cao, chuyên nghiệp; Tổ chức triển khai tốt các cơ chế, chính sách và các đề án, kế hoạch phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Đảm bảo nhân lực, trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất; đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát, theo dõi và truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội  mà Vĩnh Phúc phấn đấu thưc hiện trong năm 2023:

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP-giá SS 2010 phấn đấu tăng 8,0 ‑ 9,5%.
 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành.
Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 32.398 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.398 tỷ đồng.
Thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.000 tỷ đồng vốn DDI.
Tỷ lệ dân số đô thị đạt 48%.
 Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,04%; Tỷ lệ hộ cận nghèo còn 1,75% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16-17 nghìn lao động, trong đó: đưa 1 nghìnlao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 37%.
 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Cân nặng theo tuổi còn dưới 7,6%, chiều cao theo tuổi còn dưới 14,5%.
Số bác sỹ/vạn dân: 14,4 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 40,3 giường/vạn dân.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,7% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 41,2%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 36,6%.
 Tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định 25%.
Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 71,5%.
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường
khu vực đô thị đạt 96%. Thu gom và xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn môi trường ở khu vực nông thôn đạt 76%.
Tỷ lệ dân số đô thị loại IV được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 94%. Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn đạt 71,5%.
 

V.X.B - N.T.D