Hoa Sơn là một thị trấn nhỏ nằm bên sông Phó Đáy thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, từ lâu người dân ở đây đã quen gọi với cái tên Phố Hoa Lư. Phố Hoa Lư tập trung buôn bán đủ món hàng, và xôi nếp là món ăn mộc mạc nhưng chứa đựng những tinh túy của ẩm thực truyền thống đang bán ở tiệm Xôi Phố; món quà quê khơi gợi nhiều ký ức đẹp về tình quê hương trong lòng thực khách, nhất là đối với những người xa quê.
Những gói xôi óng màu mỡ gà, nhẫy như nhộng ong,quyện hành phi, thơm vị ngọt ruốc, béo bùi của đậu xanh… Đơn giản thế thôi nhưng Xôi Phố tạo nên một phong cách đủ vị: Bùi, béo, ngậy, thơm, ngọt, dẻo, ngon đến lạ lùng. Xôi Phố được ủ kỹ theo phương pháp truyền thống để giữ độ nóng, dẻo và thơm. Cách thưởng thức Xôi Phố cũng đa dạng, tiện lợi, người ăn ngồi ngay bên vỉa hè, người đứng tựa gốc cây, người ngồi trên xe máy, có chị công nhân vừa tan ca đêm và cả những cô giáo tranh thủ thời gian đến trường cất những gói xôi vào túi xách rồi nổ máy, phóng xe đi trong bồng bềnh hương quê, ngọt lịm.
Vào buổi sáng tinh sương ở góc Phố Hoa Lư, “Ai xôi… đê” tiếng rao của cô chủ Xôi Phố cười vui vẻ để lộ má lúm bỗng chốc gợi lại ký ứccủa người xa quê mới trở về. “Ai xôi … đê” dù ở bất cứ đâu cũng khiến người ta cũng nhớ đến món quà quê được ví như sản vật dân dã đọng lại chưa hề phai.Hình ảnh những củ khoai lùi hay nắm xôi lạc gói trong lá sen quen thuộc, món điểm tâm cho bữa sáng bình dị “Xôi… đê”.
Chị Vũ Thị Hồng Nhung, chủ quán Xôi Phố đã ví gạo nếp là linh hồn của xôi, để có xôi ngon chị chọn Nếp nương (Điện Biên), nếp Tú Lệ (Yên Bái), có khi là nếp cái hoa vàng miền Bắc hay nếp Trứng Ngỗng nam bộ, tất cả đều là những “sản vật” quyết định đến vị xôi ngon mà chị đang bán ở Xôi Phố. Theo chị Nhungđể có món xôi ngon đúng phong vị truyền thống, ngoài việc chọn gạo nếp thì cách ngâm, căn mực nước trong nồi hay chỉnh nhiệt độ trong thời gian đồ xôi cũngđều phải cẩn thận và có sự điều chỉnh cho riêng từng loại gạo. Khi đồ xôi tốt nhất là dùng chõ bằng đất nung truyền thống sẽ cho ra mónxôi chín đều, hạt xôi đẹp, dẻo mà không dính bệt.
Quê gốc ở Thái Bình nhưng chị Nhung được sinh ra ở Vĩnh Phúc“Từ bé được bố kể chuyện quê nội, lớn lên bố dạy em cách thổi xôi, may mắn em được thừa hưởng sự tinh tế về ẩm thực của hai quê hương có lẽ vì thế mà em có duyên nợ với Xôi anh ạ” – Chị Nhung chia sẻ.
Cùng với hơn chục món ăn kèmnhư: giò, chả, thịt rim, thịt kho, khô gà, cánh gà, heo quay, ruốc (chà bông), tôm khô, hành khô, nấm hương và một số thứ khác,kết hợp tài tình bằng cả cái tâm qua bàn tay khéo léo, chị Nhung đã “thổi hồn” những vị xôi dẻo thơm ngon, trình bàyđẹp mắt như những đặc sản tiến vua thời trước. Với màu cam của xôi gấc, sắc vàng của đậu xanh, rực rỡ của xôi ngũ sắc hay tinh khôi của xôi trắng đã in vào trí nhớ của thực khách dù chỉ một lần thưởng thức món xôi do chị nấu. Cũng bởi thế mà nhiều người đã đến đặt xôi do chị Nhung nấu để tăng thêm giá trị mâm cỗ trong những ngày giỗ chạp, cưới hỏi hayhọp mặt, sinh nhật.
“Ai xôi… đê” tiếng rao có tự bao giờ chỉ cần nghe đã khiến người ta liên tưởng đếnmùi vị thơm ngon dẻo ngọt và béo bùicủa món quà quê dân dã. Người thưởng thức có khi còn ghiền cả tiếng rao mượt mà, làm xao động cả không gian khiến tâm hồn có chút bâng khuâng, xao xuyến. “Ai xôi… đê” đưa ta về miền ký ức của tình quê êm ả mà nó đang dần vơi đi trước cuộc sống hiện đại. Sự kết hợp một cáchhài hòa giữa xôi nếpvới những món chay hoặc mặn cũng đều đậm đà hương vị truyền thống, dung dị và thân quen với biết bao người mà chị Vũ Thị Hồng Nhung đang góp phần nhỏ bé của mình giữ gìn cốt cách văn hóa ẩm thực Việt Nam.
https://www.youtube.com/watch?v=7U9oStOkaXQ&t=8s