Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Tiểu thuyết lịch sử) - Tập  (Kỳ 11)

boddoj-dbp3-1661418260.jpg

Bộ đội ta dũng cảm tiến công chiến đấu giành giật với quân Pháp trên đồi A1 Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu TTXVN)

 

Kỳ 11.

VIII

  Đêm 17 tháng 3 năm 1954, trong Sở chỉ huy của Đại đoàn 308, Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đang ngồi uống nước và bàn về kinh nghiệm tác chiến ở Him Lam và đồi Độc Lập với Song Hào và Nguyễn Hải, chợt chuông điện thoại reo vang. Vương Thừa Vũ cầm máy:

-Alô, tôi Vương Thừa Vũ xin nghe.

  Bên kia đầu dây:

-Tôi Võ Nguyên Giáp đây.
-Xin chào đồng chí Đại tướng.

-Chào Đại tá, tôi gọi để giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 tấn công và tiêu diệt cụm cứ điểm Bản Kéo. Đóng giữ ở đó là Tiểu đoàn lính Thái số 3 do Thiếu tá Leopold Thimonnier chỉ huy. Đồng chí chỉ cần dùng một Trung đoàn tấn công là đủ. Vì đó là lính Thái nên có thể dùng cách vận động lôi kéo để họ đầu hàng, đỡ tốn xương máu.

-Tuân lệnh Đại tướng.

  Vương Thừa Vũ lập tức bảo sĩ quan tham mưu:

-Đồng chí gọi điện cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn bộ binh 36 Phạm Hồng Sơn tới họp.

-Tuân lệnh Đại đoàn trưởng.

  Một lát sau, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn tới. Vương Thừa Vũ, Song Hào, Nguyễn Hải cũng đã có mặt. Cuộc họp bàn về tiêu diệt cụm cứ điểm Bản Kéo được tiến hành ngay. Sau khi mọi người dùng một lượt trà, Vương Thừa Vũ nói:

-Mời các đồng chí lại nhìn lên bản đồ Điện Biên Phủ.

  Vương Thừa Vũ chỉ vào cụm cứ điểm Bản Kéo và nói:

-Bản Kéo, tên mà Pháp gọi là Ane Marie, cụm này có 4 cứ điểm, trong đó Bản Kéo 1 và Bản Kéo 2 nằm ở sườn núi. Trên hai mỏm của đỉnh núi là Bản Kéo 3 và Bản Kéo 4 nằm ngay đầu phía bắc của sân bay Mường Thanh, kề với phân khu Trung tâm. Tính từ bắc đi xuống thì đây là cụm cứ điểm thứ 3, thứ tự là Him Lam, đồi Độc Lập rồi Bản Kéo. Cho nên, tiêu diệt được Bản Kéo thì ta kiểm soát được sân bay Mường Thanh, cắt đứt được hậu cần của Điện Biên Phủ từ Hà Nội. Bản Kéo là tử huyệt dạ dày của quân Pháp, tử huyệt của nguồn súng đạn vũ khí. Đóng giữ Bản Kéo là một Tiểu đoàn lính Thái thiện chiến số 3 được Pháp tin tưởng do Thiếu tá Leopold Thimonnier chỉ huy. Tôi giao nhiệm vụ này cho Trung đoàn 36 bộ binh do Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn chỉ huy.

  Chính ủy Đại đoàn Song Hào nói:

-Hãy đẩy mạnh dụ hàng hoặc tuyên truyền cho Tiểu đoàn Thái tan rã. Sau khi Him Lam và đồi Độc Lập sụp đổ, tinh thần binh lính Thái và Pháp hoang mang cực độ. Hơn nữa, do chính sách khoan hồng của ta, tôi tin việc dụ hàng hoặc làm tan rã Tiểu đoàn Thái này thành công.

   Tham mưu trưởng Nguyễn Hải nói:

-Nhưng vẫn phải dự phòng phương án tác chiến nổ súng sau khi dụ hàng hoặc làm tan rã không thành công.

  Vương Thừa Vũ nói:

-Phương án tuyên truyền và dụ hàng thế nào, kể cả phương án nổ súng thế nào, giao cho đồng chí Phạm Hồng Sơn và Ban chỉ huy Trung đoàn 36. 6 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 1954 phải báo cáo tôi và Ban chỉ huy Đại đoàn.

  Phạm Hồng Sơn đáp:

-Tuân lệnh Đại tá.

  Trong cụm cứ điểm Bản Kéo, sau khi Him Lam và đồi Độc Lập mất, lính Thái vô cùng khiếp sợ đứng ngồi không yên. Họ liên tục than vãn và bàn tán:

-Him Lam và đồi Độc Lập sụp đổ, không biết mai hay ngày kia đến lượt Bản Kéo chúng ta rồi.

-Tao còn bố mẹ già, chết ai nuôi?

-Tao còn vợ trẻ và con thơ, tao chết thì đời họ khốn khổ rồi.

  Tinh thần hoảng loạn lo sợ như vậy nhưng họ không biết làm sao để thoát ra khỏi các xiềng xích vô hình và hữu hình đang buộc họ vào chỗ chết. Bỗng nhiên, trưa 15 tháng 3 năm 1954, một người lính Algerie về nói với Đại úy Clacsam, chỉ huy cứ điểm:
-Dạ thưa Đại úy, có thư của phía quân đội Việt Minh.

  Đại úy Clacsam bóc thư ra đọc. Thư viết: “7 giờ sáng hôm sau, 16 tháng 3, ngài cử người tới bãi ruộng bờ suối phía đông bắc nhận những thương binh và xác chết của Tiểu đoàn 5 Algerie tử nạn ở đồi Độc Lập”. Trong thư còn có một bản "Kêu Gọi” binh sĩ và sĩ quan Bản Kéo ra hàng để tránh chịu thảm khốc như binh sĩ đồi Độc Lập.

  Clacsam quay bộ đàm về Mường Thanh:

-Thưa Đại tá De Castories, Việt Minh nói 7 giờ sáng mai chúng tôi được đến bờ suối phía đông nhận thương binh và xác tử sĩ chết ở đồi Độc Lập.

  De Castories trả lời:

-Ngài cứ cho chuyển về Bản Kéo, tôi sẽ cho đưa về Mường Thanh sau.

  Clacsam đem một Đại đội không mang vũ khí ra chỗ được hẹn trong thư thì thấy la liệt hàng trăm xác chết và thương binh, kẻ thì cụt đầu, kẻ thì cụt chân tay, người thì thủng bụng lòi ruột, người thì mù mắt. Tất cả thương binh đã được Việt Nam băng bó, sát trùng, cầm máu cẩn thận. Ghê gớm nhất là đám tử sĩ hàng trăm người không nguyên vẹn, thân thể tan nát và cháy xém, chết theo đủ kiểu: mất đầu, thủng bụng, thủng ngực, có người chín như bị nướng trong lò. Đại đội lính Thái cáng thương binh, tử sĩ về Bản Kéo. Cả Tiểu đoàn Thái ra xem, tất cả đều rùng mình, mặt mày xanh xám, hoảng loạn. Bên tai vang lên tiếng loa nói bằng tiếng Thái và tiếng Việt:

-Hỡi anh em lính Thái, các anh là người Việt Nam, các anh không nên cầm súng chết thay cho thực dân Pháp vốn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái. Các anh nhớ lại khi nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ, quân Pháp đã giết hại bao người Thái từ già đến trẻ em, từ đàn ông đến phụ nữ. Nay các anh không đầu hàng thì trốn đi khỏi Bản Kéo, nếu không các anh sẽ chết như lính Pháp ở Him Lam và đồi Độc Lập.

  Rất nhiều lính Thái nhặt vội vã những tờ truyền đơn in lời kêu gọi và dấu vào quân phục đem về truyền tay nhau đọc:

-Việt Minh nói đúng, quân Pháp đã giết nhiều người Thái chúng ta để mở rộng vành đai Điện Biên Phủ.

-Không chỉ ở Điện Biên Phủ, ở khắp vùng Tây Bắc đi đến đâu là chúng cũng đốt phá, giết chóc và hãm hiếp người Thái chúng ta. Vậy thì tại sao ta lại đi chết thay cho chúng?

-Ngay mai Việt Minh đánh Bản Kéo rồi, chúng ta chết đến nơi rồi, bỏ trốn để được sống anh em ơi.

-Đúng rồi, chạy thôi anh em ơi.

  Sáng 17 tháng 3 năm 1954, Tiểu đoàn lính Thái kéo nhau lên gặp Clacsam. Một lính Thái nói tiếng Pháp:

-Đại úy hãy phát hết khẩu phần lương thực cho chúng tôi. Thứ hai giải tán Tiểu đoàn cho chúng tôi về bản. Ngày mai Việt Minh đánh đến Bản Kéo rồi, ở lại là chết, Đại úy cũng sẽ chết. Chúng tôi không muốn chết.

   Clacsăm nói:

-Các anh chờ tôi gọi cho Mường Thanh, chúng ta bỏ Bản Kéo về Trung tâm vậy.

-Al lô, thưa Đại tá, Việt Minh sắp đánh Bản Kéo rồi, chúng tôi phải rút về Mường Thanh đây.

  Không chờ De Castories trả lời, Clacsam ra lệnh:

-Mở cửa, các anh theo tôi về sân bay Mường Thanh.

  Của mở, Tiểu đoàn Thái không theo Clacsam về Trung tâm mà bỏ chạy hết vào rừng. Clacssam gọi:

-A lô, pháo binh đâu, bắn vào lính Thái đào ngũ đang chạy vào rừng, nhanh lên.

  Đại bác Pháp nổ quanh Bản Kéo như sấm sét nhưng lính Thái đã chạy hết vào khu rừng âm u huyền bí. Vương Thừa Vũ gọi điện về Bộ chỉ huy chiến dịch:

-A lô, báo cáo Đại tướng, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 không mất một viên đạn, do tuyền truyền mà lính Thái đã bỏ chạy hết vào rừng. Chúng ta đã làm chủ cụm cứ điểm Bản Kéo.

  Đại tướng hài lòng nói:

-Các đồng chí làm tốt lắm. Bản Kéo vào tay ta là tử huyệt của Pháp đã vào tay ta, sân bay Mường Thanh đã bị ta khống chế. Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ sụp đổ. Cảm ơn Đại tá và Đại đoàn 308, Trung đoàn 36.

-Cảm ơn Đại tướng.

IX

                                       

  Đêm 20 tháng 3 năm 1954, bóng tối bao trùm toàn bộ Tây Bắc và Điện Biên Phủ, bao trùm khu rừng Mường Phăng. Bầu trời lấp lánh vài vì sao xa xăm. Gió thổi làm khu rừng lá khua xào xạc.

  Trong khu nhà Tổng hành dinh, Bộ chỉ huy chiến dịch đang họp bàn phương án đánh Phân khu đông của Điện Biên Phủ. Sau khi mọi người dùng một lượt trà nóng, Đại tướng cùng Lê Liêm, Chính ủy, Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng đứng bên sa bàn Điện Biên Phủ. Đại tướng cầm gậy chỉ trên sa bàn và nói:

-Đây là đợt tấn công vào Phân khu Trung tâm nhằm đánh chiếm các dãy đồi phía đông để không chế cánh đồng Mường Thanh, từ đó mở cách cửa đánh vào Sở chỉ huy của De Castories.

-Phân khu Trung tâm khoảng 30 cứ điểm nằm hai bên bờ sông Nậm Rốm. Ở phía tây có 2 cụm cứ điểm, 2 cụm đó có 20 cứ điểm. Cụm thứ nhất Pháp gọi là Huguette, cụm thứ hai pháp gọi là Laudme. Hai cụm nằm trên cánh đồng bằng phẳng hữu ngạn sông Nậm Rốm. Ở phía đông, có hai cụm cứ điểm gồm 10 cứ điểm nằm bên tả  ngạn sông Nậm Rốm. Pháp gọi cụm cứ điểm thứ nhất là Dominique ở phía bắc và cụm thứ 2 là Elianne ở phía nam. Đó là những cao điểm nên kiểm soát được toàn bộ khu Trung tâm.

-Các đồng chí nhìn sơ đồ, cụm cứ điểm phía bắc Dominique, đánh số các cứ điểm từ 1, 6, 2, 5, 3 và theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 1. Cứ điểm1 gọi là E, cứ điểm 2 gọi là D1, cứ điểm 5 gọi là D3.

-Sơ đồ của cụm cứ điểm phía nam, Pháp gọi là Eliane, nó là hình bầu dục, Pháp đặt ký hiệu là 1, 4, 2, 10 và 12. Số 1 là C1, 4 là C2, 2 là A1.

  -Trong 10 cứ điểm ở phía đông, đồi A1 giữ một vai trò rất quan trọng, nó khống chế một khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ Phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh, Hồng Cúm và cả Sở chỉ huy của De Castories, cả hai chiếc cầu qua sông Nậm Rốm.

  Sau khi rời sa bàn, lại bàn ngồi uống nước, Đại tướng hỏi:

-Theo các đồng chí, chúng ta có nên cùng một lúc tấn công cả các cứ điểm Dominique và cụm cứ điểm Elianne không?

   Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái nói:

-Thưa Đại tướng, tôi nghĩ cùng một lúc nên tấn công tiêu diệt cả Dominique ở phía bắc và Eliane ở phía nam mà trọng tâm là đồi A1, vì A1 là sinh tử của phân khu trung tâm. Chiếm được A1 có thể uy hiếp cả Sở chỉ huy của De Castories.

  Chính ủy Lê Liêm nói:

-Thưa Đại tướng, tôi tán thành ý kiến của đồng chí Tham mưu trưởng. Chiếm A1 và thọc ngay sang sông tiêu diệt Bộ chỉ huy của De Castories thì có thể kết thúc chiến dịch.

(Còn nữa)

CVL