Điển tích ấy là một trong những chi tiết nổi tiếng nói về tình anh em cùng vào sinh ra tử, sống chết có nhau. Hoa đào là một loài hoa gần gũi và là biểu trưng cho cái đẹp và sức sống tươi mới xuất hiện ở nhiều gia đình mỗi dịp tết đến xuân về.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà thơ từng viết về hoa đào. Trong ấy có thể kể đến bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực Tàu, giấy đỏ/Bên phố đông người qua…Năm nay đào lại nở/Không thấy ông đồ xưa/Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?.
“Hoa đào năm ngoái” của Trần Mạnh Hảo: Hoa đào năm ngoái còn tươi/ Mắt môi thuở ấy nét cười thẳm không/ Hồn hoa he hé gió đông/ Tiếc xuân đợi nỗi cải ngồng tháng ba”.
“Hoa đào nở sớm” của Chế Lan Viên: Hoa đào trước ngõ em qua/ Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa/ Đầy vườn lộc biếc cây tơ/ Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu”.
“Thương nhớ hoa đào” của Đỗ Trung Quân: Em hiểu lòng ta với/ Còn thương nhớ hoa đào/ Em hãy về áo đỏ/ Như Nguyên đán hôm nào/ Sài Gòn không mưa bụi/ Mùa đông hay mùa xuân/ Em có là chim sẻ/ Tha mây về cuối năm. Hay kể cả ý thơ về hoa đào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du từ ý thơ của Thôi Hộ: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...
Ngoài thi ca, hoa đào còn xuất hiện trong âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh… như là một loài hoa đầy biểu tượng. Văn hóa chơi đào ngày tết đã xuất hiện từ ngày xưa. Những cánh hoa bé nhỏ phơn phớt hồng hé mở mỗi phiên chợ cuối năm, báo hiệu một năm mới với nhiều niềm vui và hy vọng tới mọi người.
Từ những gốc đào lớn cho đến những cành đào nhỏ, tùy theo gia cảnh, sẽ được tỏa ra khắp các gia đình những ngày Xuân. Ngoài niềm vui được sum họp bên gia đình, hẳn mỗi người vẫn có chút tâm trạng bồi hồi nhớ lại một năm đã qua, và dễ xao xuyến khi đến ngắm hoa đào ngày tết.
tết, khi vẻ đẹp của hoa đào được tôn vinh đến tột đỉnh, có lẽ những bông hoa bé nhỏ ấy đang thầm biết ơn đến những người chăm sóc, nâng niu và cả những đôi mắt tinh tường nhận thấy vẻ đẹp của chúng.