Nhiều người bất bình với hành vi của người phụ nữ tự xưng là Cửu Thiên Huyền Nữ

L.X.H

03/05/2024 11:31

Theo dõi trên

Ngày 23/4 (tức ngày Rằm tháng 3 âm lịch) tại khu vực đền Thượng, còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn thuộc huyện Ba Vì, TP Hà Nội, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi tự xưng là hiện thân Cửu Thiên Huyền Nữ, là Mẫu Cửu Trùng Thiên giáng xuống trần gian để cứu nhân độ thế giúp đỡ mọi người. Hành động trên khiến dư luận quan tâm, nhiều người đã tỏ thái độ bất bình và lên án hành vi của người phụ nữ trên.

Cụ thể, người phụ nữ trong trang phục quần bò, đi giày thể thao tại khu vực thờ Thánh Mẫu luôn tự xưng mình là hiện thân Cửu Thiên Huyền Nữ, là Mẫu Cửu Trùng Thiên giáng xuống trần gian để cứu nhân độ thế giúp đỡ mọi người. Rồi hò hét, tay chỉ trỏ nói rằng mình đại diện cho ý kiến của nhân dân lên tiếng về vấn đề thờ cúng, quản lý của Ban quản lý đền Mẫu Thượng Ba Vì.

z5404145612269-c4be03c2ac721c46db27d67b7ee185c9-1714721091.jpg
Hình ảnh người phụ nữ có hành vi phản cảm chốn linh thiêng

Ngoài ra, người phụ nữ này còn tự ý xáo trộn đồ thờ tại bàn thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, miệng liên tục chê hoa héo, bàn thờ không sạch sẽ khiến trang phục của bản thân bị bẩn…

z5404137467728-f5f486a6f778ccbc729cacfb3364d953-1714709255.jpg

 

Bất bình trước hành động trên, anh Phan Đình Long (Ảnh trên), du khách được chứng kiến vụ việc trên, cho biết: “Tôi là người có duyên đến với đền Mẫu, tôi được nghe và chứng kiến người phụ nữ trên tự xưng mình là Cửu Thiên Huyền Nữ, tức là Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tôi hoàn toàn không đồng ý; thêm nữa là khi người phụ nữ đó nhận mình là Mẫu Cửu Trùng Thiên hiện thân về mà đứng giảng đạo giữa chốn đông người thì hình ảnh và hành động đó không thể chấp nhận được. Hơn nữa, việc một người phàm trần khi Mẫu hiện thân về thì cũng không nên nói và có hành động thái quá. Tôi hoàn toàn không tán thành việc trên của người phụ nữ đó.”

Trước hành động của người phụ nữ tự xưng là Cửu Thiên Huyền Nữ tại Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên, ông Nguyễn Văn Xứng, đại diện của đền, đã lý giải vấn đề này: “ Trong thực tế, đền Mẫu Cửu Trùng Thiên thờ bán thiên ở ngoài trời, do đó việc vệ sinh và bày biện nơi thờ cúng của Thánh Mẫu có nhiều yếu tố tác động do thời tiết ngoài trời như nắng, mưa, gió, và côn trùng. Ví dụ, vào mùa lá rụng, các cây trồng gần Đền thường rụng lá rất nhiều, tàn hương rụng, và trời nắng có thể khiến hoa ở ngoài trời héo”. Người phụ nữ đã góp ý cho nhà Đền là đúng tại tình huống cụ thể lúc đó.

z5404137461147-60c631b4238bea846b573e7142f65092-1714709255.jpg

Ông Nguyễn Văn Xứng – Đại diện BQL nhà đền Mẫu Thượng Ba Vì

Tuy nhiên, ông Lương Tuấn Duy, một du khách đến từ Hà Nam, chia sẻ quan điểm của mình. Ông luôn tin rằng các Thánh có hiển linh, nhưng việc nhập vào người trần hay ốp đồng như kiểu người phụ nữ trên thì ông không tin. Ông cũng nhấn mạnh rằng với những hành động của người phụ nữ đó, không có Thánh – Thần nào lại làm như vậy cả.

Theo truyền thống của người Á Đông, việc đi đền, chùa là để tìm đến nơi thanh tịnh, tìm chốn nương tựa tâm linh, và mong cầu những điều tốt lành và bình an cho thân tâm. Tuy nhiên, ngày nay, không ít hành động lệch chuẩn và ứng xử không phù hợp của một số người đã làm ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của các điểm đến tâm linh này. Xét thấy ở từng khu di tích đều có những nội quy, quy định riêng và chúng ta cần tôn trọng các nội quy, quy định đó để có cách ứng xử phù hợp tại những nơi linh thiêng này.

Thiết nghĩ cấp có thẩm quyền tại địa phương này cần vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm những sai phạm nêu trên, lập lại trật tự kỷ cương xã hội.

Đền Thượng – Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên

z5404137422339-556f69f92aaabff64c0323993f40122b-1714709255.jpg

Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tại đền Thượng Ba Vì

Đền Thượng còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn. Tương truyền ngôi đền cổ được xây dựng từ thời An Dương Vương, nằm dưới một mái núi thắt cổ bồng (gọi là núi Tản Viên). Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết: “ Năm 1.142 vào đời Vua Lý Nhân Tông sai thợ xây dựng đền thờ thần núi Tản Viên ở ngọn núi cao nhất, có lầu cao hai mươi tầng. Xem thế đủ thấy vùng đất này là một trong những vùng của miền đất Tổ, núi Ba Vì là Núi Tổ của nước Nam ta”.

z5404137425138-91cc8e999f721ec49233bc62e2b66883-1714709255.jpg

Du khách thập phương chiêm bái đền Mẫu Thượng Ba Vì

Đền Thượng chia làm 2 gian: Gian bên ngoài là nhà Đại Bái, gian bên trong là hậu cung. Gian bên ngoài là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh thường ngày; Gian bên trong là hậu cung, chính cung là tượng Đức Thánh Tản. Hai bên có 2 tượng là hai người anh em họ của ngài; Bên tả thờ ba vị là: Bà Đinh Thị Đen là thân mẫu của ngài; Bà Ma Thị Cao Sơn là dưỡng mẫu và Công chúa Ngọc Hoa; Bên hữu thờ Thái Bạch Kim Tinh, vị thần đã trao cho Đức Thánh Tản chiếc gậy thần để cứu đời; và qua sân đền chính, leo thêm  hơn trăm bậc đá nữa du khách sẽ tới điểm cao nhất của đỉnh Tản Viên. Ở đây đặt tượng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, ban Mẫu địa và ban Bát tiên, Mẫu Cửu Trung Thiên còn có các danh hiệu khác như: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhất Tiên Thiên.

Bạn đang đọc bài viết "Nhiều người bất bình với hành vi của người phụ nữ tự xưng là Cửu Thiên Huyền Nữ" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn