Bài viết mới nhất từ Trái Tim Người Lính
Các nhà văn Việt Nam "thả thính" tình yêu như thế nào?
Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 (diễn ra từ 15/4 đến hết 1/5), được tổ chức trên phạm vi cả nước với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Anh hùng Liệt sĩ Trần Can - Người hi sinh tại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954
Anh hùng liệt sỹ Trần Can (1931 – 1954), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ An. Đã nhiều lần trốn mẹ xin đi tòng quân nhưng vì vóc nhỏ yếu nên mãi đến lần thứ 4, năm anh 20 tuổi mới trúng tuyển.
Tái bản cuốn sách "Phi công Mỹ ở Việt Nam" của Đặng Vương Hưng
Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả của cuốn sách này, từng là một nhà báo chuyên viết phóng sự và tư liệu về đề tài chiến tranh.
Liệt sĩ Nhà thơ Trần Mai Ninh và "nhớ máu"
Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh (1917 – 1947), quê Thanh Hóa. Năm 1935, ở tuổi 18, ông đỗ bằng Thành chung (tương đương Trung học cơ sở bây giờ). Trần Mai Ninh rời Thanh Hóa ra Hà Nội, học trường Thăng Long, tham gia nhóm “Nghiên cứu Mác xít" và hoạt động trong phong trào Thanh niên dân chủ Đông Dương. Bắt đầu viết báo, viết văn, minh họa sách báo, với nhiều bút danh: Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Tố Chi, Mai Đỗ, TK…
Trần Kim Xuyến - Nhà báo đầu tiên hi sinh trong kháng chiến chống Pháp
Liệt sĩ, Nhà báo Trần Kim Xuyến (1921 – 1947), nguyên là đại biểu Quốc hội khóa I, Ðổng lý Văn phòng Bộ Tuyên truyền, Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam (tiền thân của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ngày nay). Ông là nhà báo đầu tiên của nền báo chí Cách mạng đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Hoàng Lộc "Viếng bạn" bằng thơ, nhưng ai đã viếng ông sau đó ?
Nhà thơ Hoàng Lộc (1922 – 1949) sinh tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Không khí sục sôi của những ngày chuẩn bị Cách mạng tháng Tám và toàn quốc kháng chiến đã thôi thúc lớp trí thức trẻ như Hoàng Lộc (khi ấy đang học tú tài) xếp bút nghiên, tòng quân theo kháng chiến. Lên chiến khu,
Liệt sĩ, Nhà báo, Nhà thơ Thôi Hữu - Tác giả bài thơ "Lên Cấm Sơn"
Liệt sĩ, Nhà báo, Nhà thơ Thôi Hữu (1921 – 1950) tên thật là Nguyễn Đắc Giới, bí danh là Trần Văn Tấn, bút danh Tân Sắc, sinh năm 1921 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Cần sưu tầm Thư và Nhật ký thời chiến
Nhằm tiếp tục bổ sung tư liệu cho việc xuất bản bộ sách nhiều tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam”, “Nhật ký thời chiến Việt Nam” và phục vụ cho Báo chí - Truyền thông khai thác; Tổ chức “Trái tim người lính” phối hợp với CLB “Mãi mãi tuổi 20” tiếp tục sưu tầm tư liệu (bản gốc): Sổ tay, Nhật ký, Thư viết tay, Bút tích, ảnh, ký họa, bản đồ, các loại văn bản liên quan… được viết trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc bảo vệ chủ quyền Biên giới và Biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Chuyện ít biết về bà Hoàng Thị Thế - Người con gái của Hoàng Hoa Thám và cụ bà Đặng Thị Nho
Hằng năm, vào đúng ngày 16/3, cả vùng Yên Thế (Bắc Giang) quê tôi thường tổ chức Lễ hội, để tưởng nhớ người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913) và những người nông dân tham gia Khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp suốt gần 30 năm trời...
Liệt sĩ Chu Cẩm Phong - Nhà văn Việt Nam đầu tiên được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà văn Chu Cẩm Phong (1941 – 1971), tên thật là Trần Tiến, sinh tại làng Minh Hương (nay là phường Minh An), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình cách mạng. Năm 1954, Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra Bắc, học ở Trường học sinh miền Nam, rồi vào Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp loại xuất sắc vào cuối năm 1964, Chu Cẩm Phong được chọn đi học tiếp ở nước ngoài, nhưng anh đã xin vào Nam chiến đấu.
Đi Điện Bàn (Quảng Nam) trao tặng nhà tình nghĩa
Nhắc đến vùng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, người ta thường nghĩ ngay đến một địa bàn ác liệt, nhiều hi sinh, mất mát trong kháng chiến chống Mỹ. Chỉ riêng xã Điện Phước, nơi chúng tôi đến trao tặng nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường hoàn cảnh khó khăn đã có tới 831 liệt sĩ và 148 Mẹ VNAH đang được thờ cúng...
Đọc lại "Bài thơ về Hạnh Phúc" để nhớ một nữ Nhà văn, Nhà báo hi sinh đúng ngày 8/3 của 55 năm trước
Đó là những câu thơ để đời, của Nhà thơ Bùi Minh Quốc (còn có bút danh là Dương Hương Ly) khóc vợ ông - Nhà văn, Nhà báo Dương Thị Xuân Quý, người đã hi sinh đúng ngày 8/3/1969 tại chiến trường Quảng Nam, cách đây tròn 55 năm
Tất niên tại nhà của kỷ lục gia CC Lê Duy Hảo
CCB Lê Duy Hảo là người đã sáng tạo ra Gốm sứ Tâm linh NASON – Sản phẩm độc đáo, đã xác lập Kỷ lục thế giới.
Kỷ niệm với Nhà thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng"
Trong những năm đầu Cách mạng và Kháng chiến, Nhà thơ Khương Hữu Dụng (1907 – 2005) bằng hai tác phẩm "Kinh nhật tụng của người Chiến sĩ" và bản anh hùng ca "Từ đêm Mười chín" đã tạc tên mình vào Lịch sử Văn học Việt Nam, với những câu thơ để đời:
Chị Tạ Thị Thúy, công nhân vệ sinh môi trường ở Hưng Yên, đã có nhà mới để đón Tết Nguyên đán
Sáng nay (31/1/2024), chúng tôi vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên, bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho chị Tạ Thị Thúy - công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Quà quý của Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu năm 2024
Đi công tác xa cả tuần, rồi còn về quê nghỉ Tết Dương lịch… nay mới có thời gian mở bưu phẩm của Đại tá, Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Đó là 2 cuốn “Tuyển tập Trường ca” và “Tuyển tập Thơ” đều đóng bìa cứng, có phụ bản minh hoạ, đẹp trang trọng.
Ra mắt CLB "Trái tim người lính Vị Xuyên - Hà Giang"
Hôm nay, 24/12, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” (TTNL) phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” vừa tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Trái tim người lính Vị Xuyên - Hà Giang, do CCB, Nhà văn Đặng Quang Vượng làm Chủ tịch.
"Quái kiệt xứ Thanh" tặng tranh vẽ phố cổ Hà Nội
Biệt danh “Quái Kiệt Xứ Thanh” là do tôi tặng Họa sĩ, Nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ gần 20 năm trước, khi ông nhờ tôi ấn hành và giới thiệu cuốn sách độc đáo “Mật Mã Vũ Trụ”. Lão họa sĩ 85 tuổi rất khoái biệt danh này. Cũng kể từ ngày đó, báo chí thường dùng để nói về Lê Đình Quỳ - Một trong những Họa sĩ- Điêu khắc nổi tiếng nhất Việt Nam đương đại, quê Thanh Hóa.
"Chuyện hoang đường có thật"
Đã xuất bản tới 17 tập thơ và thắng 14 giải thưởng thi sáng tác (trong đó có 10 giải Nhất); thật bất ngờ, khi Nhà thơ Đặng Cương Lăng đã cho trình làng tập sách thứ 18 là… văn xuôi!