Bùi Trung
A Dành
Đó là tên gọi vui tôi dành cho anh, một người anh đồng hương vui tính và thích hát nhạc trữ tình
Mấy lối say
Người miền Tây tánh tình hào sảng, hiếu khách và thân thiện hể gặp nhau là gầy sòng bắt mâm nhậu. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu nói chung là cách gì cũng có cái cớ để nhậu.
Chiếc xe đạp của tôi
Thời điểm năm 1987 mua được chiếc xe đạp "đòn dông" của người bạn chung cơ sở nhượng lại với giá 15 ngàn, tôi mừng lắm vì gần hai năm qua, mỗi ngày đi bộ hai bận đi về 8 km cũng oải cặp giò.
Một thời ngang dọc
Lúc còn nhỏ Ba Chệt đã dạy tôi: Lớn lên con phải biết lấy tỉnh chế động. Nghĩa là đối thủ càng động thì ta phải càng tỉnh. Đối thủ càng nôn nóng thì ta càng phải nguội. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng là vậy.
Độc tưng tưng
Trong đoàn hát ngoài vai kép độc chánh, Bầu gánh còn phải tìm một vai độc lẳng tưng tưng giống như vai quan tri huyện trong tuồng Bên cầu dệt lụa trên sân khấu Thanh Minh do nghệ sỹ Hoàng Giang đóng. Vừa làm cho khán giả ghét lại làm cho khán giả cười ngất ngưởng vì những câu nói tưởng chừng như vô thưởng vô phạt nhưng làm khán giả bật cười khi nghe quan tri huyện đối đáp với Quận chúa Quỳnh Nga.
Con ma Trường Lập Nhơn
Cuối thập niên 70, đoàn văn công Thị trấn Cái vồn Huyện Bình Minh những ngày lễ tết thường hát phục vụ ở sân trường Lập Nhơn, vì hát nhiều đêm nên mấy anh hội người Hoa giao luôn chìa khóa cho tụi tôi, vì vậy mấy ngày hát tụi tôi cứ kéo lên trường tập dợt chương trình hát buổi tối (trường Lập Nhơn của hội Hoa kiều Bình Minh sau năm 1975 bị trưng dụng tầng trệt làm Phòng giáo dục, lầu 1 vẫn còn của hội HK).
Đệ nhất ác
Trong các tuồng cải lương xưa nhân vật nữ đóng vai mẹ chồng hay mẹ ghẻ gọi là ác nhân thì không nhiều lắm. Hôm nay mình nhớ lại kể các bạn nghe chơi nhé.
Bắp đắng (Phần ngoại truyện )
Hôm qua được lão kép hát a lô mời nhậu, vốn là bạn tâm giao nên tôi đến ngay. Tiệc rượu được bày ngay trước sân, kế cái xe Bắp vì thời gian này học sinh được nghỉ học nên lão chỉ bán trước sân nhà.
Thằng bạn công tử
Nó, Thằng bạn công tử của tôi tên là Lê văn Tòng một tay trống của xứ Bình minh
Khu vườn bí mật (phần 2)
Tôi hỏi Chín : - Có khi nào chú gặp ma hay quỷ gì không chú Chín?
Tình hình căng?
Năm 1985, Bầu tui Mới dìa Long Xuyên, vợ chồng con cái đến tạm trú ở xã Mỹ Hòa, cái xứ lạ hoắc huơ vậy mà bà con lối xóm cũng có người thương kẻ ghét. Thôi kệ, mình sống tốt thì từ từ người ta sẽ thương lo gì...
Gọn vừa thôi
Nhà bên có giỗ, bên này anh chàng Bợm nhậu nhấp nha nhấp nhỏm sao đám tiệc mà không thấy ai qua mời? Buồn vì tình làng nghĩa xóm bị xem nhẹ nên Bợm leo lên võng nằm ca vọng cổ, ca hết bài rồi mà cũng chẳng thấy ai qua mời nhậu.
Số không trúng số
Ngay cái Mũi tàu gần cầu Cái vồn lớn (Bình Minh- Vĩnh long) nơi mà ngày xưa người ta dự định đặt cái tượng của Ông Năm Lửa là cái quán cà phê của Chú Năm Xì. Chú Năm bán cà phê, chị Mai con gái chú thì bán hủ tíu, ngay địa thế đắc địa quán có hai mặt tiền nhiều ngã đổ ra cái mũi tàu nên quán lúc nào cũng đông khách.
Gió xuân
Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển trân trọng giới thiệu sáng tác mới của tác giả Bùi Trung "Gió xuân".
Cao thủ cá Bè
Năm 1985, tôi về làm kế toán cho Xí nghiệp Hòa bình ở Thị xã Long Xuyên, ngoài công việc hàng ngày coi thu chi cho Hãng Nước sơn, xưởng Tấm lợp xi măng, xưởng Gạch bông, xưởng cưa xẻ Gỗ ...
Út cưng của mẹ
Nhà tôi có bốn anh em trai, tôi là Út nên được mấy ông anh thương lắm. Anh hai tuổi Canh Thìn (1940), Anh Ba tuổi Quý Mùi (1943), Anh Tư tuổi Ất Dậu (1945) còn tôi nhỏ hơn anh tư tới 13 tuổi (1958 - Mậu Tuất) có lẽ tôi nhỏ như vậy nên trong gia đình ai cũng gọi tôi là Út Cưng.
Trộm đào dưới lá
Sếp tui thứ Hai trong gia đình, là một người đàn ông có số Đào hoa và cũng là một tay sát gái.
Hớt tóc làm vua
Ông Bầu gánh hát đang rầu vì thiếu người đóng vai vua, gặp anh chàng hớt tóc có cái dáng cao ráo lại vui tính nên ông nghĩ thầm.
Ngoại tôi
Bà ngoại tôi quê ở đâu tới bây giờ tôi cũng không biết. Chỉ biết ngoại là người con thứ 6 trong một gia đình Danh gia vọng tộc, ruộng đất cò bay thẳng cánh, ruộng cho tá điền thuê cả ngàn công nghe nói quê Ngoại bên Chợ Lách (?).