Bùi Trung
Người bạn tốt
Anh Bạch Tốt lớn hơn tôi vài tuổi, nhà ở bến đò cuối chợ Bình Minh má anh là Dì Chín Thâu, Dì bán cơm trong chợ vì vậy mà anh ít phải lo đói lo no. Dì Chín thì tôi biết Dì cũng trạc tuổi Mẹ tôi nên con dì cũng nhiều lắm.
Nội tôi
Trong ký ức thì tôi chỉ biết Bà Nội (Bà tên Nguyễn thị Xuyến, Ông nội tên Bùi Văn Sa) bởi vì Ông Nội mất khi tôi chưa ra đời. Nhà Nội ở Vàm Phù Ly xã Đông Thành - Quận Bình Minh, từ Bình minh muốn ra Nội có ba cách.
Lái máy bay
Trong gánh hát cải lương ngày xưa thông thường chỉ cần 4 cái micrô là đủ. 2 cái ở phía trước, một cái trên bục tam cấp và một cái micro dùng cho hậu trường dùng để thông báo.
Nhiệm vụ "Lái máy bay" là tên gọi dành cho mấy em nhỏ kéo mấy cái micro, em nào lái thì phải thuộc tuồng, nhớ lớp làm mới được chuyện.
Chú Tư ghe
Thời còn làm ở xưởng cưa xẻ gỗ Hòa Bình 1985 (TXLX) vì làm nhân viên kế toán nên tôi được sếp phân công giao hàng cho các công trình
NÝ
Miệt Cà Mau bạn bè thân nhau sẵn sàng chết sống vì nhau bà con hay gọi là "Ný". Bạn bè mà gọi nhau là Ný là người ta đã xem mình tình thân còn hơn bà con ruột thịt. Một danh gọi mà ở vùng trên không có mà không biết tại sao. Nhưng không phải bạn bè nào cũng gọi là Ný nhe. Nhưng khi gọi nhau là Ný rồi thì chết sống gì cũng không bỏ nhau khi hoạn nạn.
Kép phù thủy
Nhà anh Duy Chấn bán quán cà phê ở chợ Bình Thủy - Cần Thơ, nhưng anh vẫn bỏ nhà lông bông theo gánh hát. Hỏi anh vì sao không ở nhà với vợ con?
Hai bữa thịt gà
Trước khi mở màn đoàn hát nào cũng có chương trình phụ diễn 30 phút. Nói là chương trình cho oai vậy thôi chứ thật ra chỉ là vài tiết mục ca nhạc họa hoằn lắm thì có thêm xiếc ảo thuật, múa lửa...
Những ông bầu miền Tây: Nghề quản lý
Trong Gánh hát thường có một Quản lý giỏi (còn gọi là Ngoại giao đoàn) là người chuyên đi xin bến bãi cho gánh hát. Ngày xưa có nhiều tay làm quản lý rồi nhảy ra làm Bầu gánh như anh Ngọc Tiết (Còn có tên khác là Tiết đen, Quản lý Tiết) Năm 1982, anh về Chợ mới lập gánh hát Bình Phước Xuân.
Người và sông
Ở Chợ Mỹ Luông hầu như ai cũng biết Bác Tư Tổng (Phan văn Tổng), nhà Bác Tư phía bên phải cuối bến sông Chợ. Ngay bến nhà có cái bè chuyên thu mua cá từ Hồng Ngự, Ba Răng... chở xuống bằng Ghe Đục và phân phối lại cho những người mua bán lẻ trong vùng.
Như cơn gió nhẹ nhàng
Năm 1978, mùa nước vừa đổ người anh thứ Tư của tôi dẫn vợ con đi hết, bỏ mình tôi ở nhà, một căn nhà trống trơn không có cái gì để nấu thành cơm. Nhà không có điện, không có nước, không có tài sản gì nên tối ngủ không cần đóng cửa.
Hành khất đại hiệp
Trong đoàn hát của Bầu Chí Tâm Hoa Anh Đào (1983) kịch bản chủ lực hát đêm đầu tiên là vở Trăng Soi Cổ Tháp, một kịch bản dã sử kiếm hiệp của soạn giả Yên Lang (tên trước 1975 là Nắng Thu về Ngõ Trúc) mà vai chánh là Vũ nguyên Phong (Bửu Ngọc đóng) một lãng tử yêu cô Quận chúa Hoàng Oanh (Phương Linh) em gái của một Vương gia Triều Tống (Hữu Thìn).
Dì Ba
Cuối năm 1985, khi quân số công nhân của cơ sở Hòa Bình lên tới hơn 70 người , Sếp gọi tôi:
Tình người
Buổi sáng một ngày cuối năm 1999 tại quán cà phê của anh Ba N.. Có một vị khách lạ đầy vẻ bụi bặm phong trần
Thần linh?
Quân đao phủ giương đao lên sắp chém Lý an Bình thì Vương Tài trong vai Nùng Sâm xuất hiện và vô câu vọng cổ hơi dài minh oan cho Lý an Bình: "Cha ơi con vẫn còn sống và trở về đây chung vui cùng bộ.... lạc...". Lúc cao trào đó bỗng nhiên cái máy đèn của đoàn kêu lên tạch tạch rồi tắt hẳn...
Hổ cột – Hổ thả (1989)
Đoàn Cải lương Hương Bình của Bầu Sỹ Phú dọn về chợ Long Thắng ( Lai Vung- Đồng Tháp) Nhìn bên kia sông là nhà của anh Ba Hùm con trai của Võ sư Chín Cọp nổi tiếng một vùng nơi này.
Ánh lửa rừng khuya
Kịch bản ALRK là một kịch bản xã hội đầy rẩy những bất công, đàn áp thời thực dân phong kiến, Gia đình một nhà giáo phải ly tán vì tên Cai tổng háo sắc chiếm đoạt thân xác của cô Hiền người yêu của Cung, anh chàng nghĩa quân yêu nước là một kịch bản nổi tiếng của soạn giả Điêu Huyền.
Tony Tèo
Thằng Tèo là bạn nối khố của tui, cái thằng ngày xưa chuyên trốn học rồi mượn tập của tui chép bài hàng bữa. Sau đó gia đình nó chuyển lên Sì gòn sinh sống từ đó tui bặt tin nó cho đến hôm nay.
Cải lương, vì sao em chết?
Cải lương Miền nam hát riết không còn khán giả nên các gánh hát tư nhân, Nhà nước cũng từ từ dẹp tiệm. Nhiều người phân tích nhiều cách khác nhau, nhưng tôi chỉ xin nói cái vấn đề mình biết và thấy.
Đờ mi cưa
Trong gánh hát đào kép rất nhiều giá lương trừ ban nhạc. Ban nhạc ngồi cả đêm cụp xương sống, lương cũng không cao bằng đào kép nên bù lại chỉ có một giá lương.
Trong đêm hát nếu bán đủ...