hầu đồng
Loạn danh xưng và lộng ngôn trong tín ngưỡng thờ Mẫu: “Mập mờ đánh lận con đen”
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đã trải qua nhiều thế hệ lưu truyền và phát triển. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện đại, những vấn đề nổi cộm như loạn danh xưng, lộng ngôn và sự thiếu thống nhất trong cách gọi đang dần làm xói mòn giá trị văn hoá cốt lõi của tín ngưỡng này. Những hiện tượng tiêu cực nói trên, không chỉ gây ra sự nhầm lẫn, mà còn biến tín ngưỡng thờ Mẫu thành nơi chứa đựng nhiều yếu tố phản cảm, khiến người ngoài cuộc có cái nhìn thiếu thiện cảm.
Tự phong thánh thần: Loại “virus” khó kiểm soát trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu
Gần đây, trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu, xuất hiện hiện tượng một số thanh đồng tự xưng là thánh thần giáng thế, để phán xét và lăng mạ những thanh đồng khác. Hành vi này được ví như một loại "virus," không chỉ làm suy giảm giá trị văn hóa tín ngưỡng mà còn gây mất lòng tin, khó kiểm soát do thiếu quy định pháp lý, dẫn đến những hệ lụy đáng lo ngại.
Thuận lợi và thách thức của văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu trong thời đại công nghệ số
Tại Hội nghị Toàn quốc về văn hóa tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn và ngược lại, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Ứng vào văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, nội dung trên có ý nghĩa quan trọng. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một phần không thể tách rời của văn hóa dân tộc, là di sản văn hóa tinh thần quý báu của người Việt Nam. Việc bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống mà còn duy trì bản sắc dân tộc. Nếu các giá trị của tín ngưỡng này bị biến tướng hoặc mai một, điều đó đồng nghĩa với việc một phần văn hóa dân tộc cũng bị mất đi, có thể sẽ đe dọa sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, nhất là trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Nghệ nhân Ưu tú Phạm Hồng Quang: Thanh đồng phải có căn số, đạo đức và nhận thức đúng đắn
Xuất phát từ một người bình thường, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Hồng Quang nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể từ khi học lớp 9, cảm nhận rõ rệt sự hiện diện của các vị quan, thần nhập vào. Tuy vậy, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Hồng Quang vẫn tiếp tục việc học cho đến 25 tuổi, khi nhận ra căn số của mình và bắt đầu mở phủ hầu đồng, bước vào lĩnh vực tâm linh.
Công kích trên mạng xã hội: Thanh đồng làm giảm giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Những ngày qua, trên một số nền tảng mạng xã hội, xuất hiện nhiều clip có nội dung công kích, xúc phạm và lăng mạ lẫn nhau giữa các thanh đồng (người thực hành và bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu). Từ góc nhìn văn hóa, đây là điều không nên. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội, mà còn làm suy giảm giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như di sản văn hoá dân tộc.
Có nên sử dụng ngoại ngữ trong hầu đồng?
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện một clip hầu đồng gây chú ý; trong đó, thanh đồng sử dụng ngoại ngữ để "sang tai, phán truyền". Trước hiện tượng này, có ý kiến cho rằng, đây là hành động thiếu tôn trọng tín ngưỡng và làm sai lệch nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, có không ít thanh đồng đưa ra lập luận, sự linh hoạt và thích nghi với hoàn cảnh mới, có thể giúp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển và bảo tồn trong bối cảnh hiện đại, điều quan trọng là vẫn giữ được tinh thần và bản chất của nghi lễ cũng như sự tôn trọng đối với truyền thống văn hoá.
Giải pháp đồng bộ bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chứa đựng nhiều yếu tố tinh thần và lễ nghi mang giá trị lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, khi bị biến tướng và lợi dụng để trục lợi cá nhân, tín ngưỡng này không chỉ mất đi ý nghĩa nguyên bản mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường quản lý, giám sát, đồng thời nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về giá trị thực sự của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đến với tín ngưỡng thờ Mẫu: Một hành trình gian khổ
Những năm gần đây, các cơ quan đoàn thể có tổ chức ngày hầu xướng ở các đền, phủ bằng hình thức tập hợp các thanh đồng đạo quan về để hành lễ, nhằm ôn lại lịch sử văn hóa của dân tộc, của các bậc tiền bối cha ông ngày xưa. Theo đó, các nghệ nhân sẽ diễn xuất lại công trạng của các ngài để in sâu, thấm nhuần vào tư tưởng của người dân. Từ đó giúp mọi người hiểu rằng trong lịch sử đã có những vị thần như vậy, để mọi người tin tưởng, đi theo con đường đúng đắn của đạo Mẫu. Bên cạnh đó, việc làm này cũng là dịp để phân tích xem các thanh đồng hầu xướng đã thực đúng việc nhà người, đã phải phép việc thánh hay chưa, có biểu hiện hầu nhố nhăng hay không.
Bảo tồn và phát huy giá trị hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt
Việc hồi sinh nghi lễ hầu đồng bên cạnh mặt tích cực như làm sống lại nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân nhưng khôi phục lại nghi lễ hầu đồng cũng đã xuất hiện những việc làm cần được chấn chỉnh như các thanh đồng khi diễn xướng đã cải biên tùy tiện, theo lối chắp vá, lai căng làm biến dạng, mất tính nguyên gốc, chân xác lịch sử, hạ thấp giá trị vốn có của nghi lễ hầu đồng. Thứ nữa nhân danh đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm
Hiểu đúng về hầu đồng cùng ý nghĩa văn hoá tốt đẹp
Không ít người hiểu chưa đúng về nét đẹp văn hoá và ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của Người Việt, trong đó có cả những người đang phụng hành. Thật khó để tín ngưỡng này có thể trường tồn, nếu hiểu sai và thực hành sai.
Những điều cơ bản cần biết về một buổi lễ hầu đồng dưới góc nhìn văn hoá
Có không ít Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ,… dành hàng chục năm dòng để nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, và đều là những nhà nghiên cứu tầm cỡ. Còn với tôi, một phóng viên trẻ, lớp hậu bối, thì chỉ có thể gọi là “người tìm hiểu”, tự nhận vậy, vì để hiểu hết, hiểu đúng về tín ngưỡng này là cả vấn đề. Dưới đây, là ghi nhận của tôi, về những điều cơ bản xoay quanh một buổi lễ hầu đồng, sau nhiều lần tham dự.
Ấn tượng với phong cách và quan điểm hầu đồng của TS NNDG Nguyễn Văn Quân
Nhìn lại phần khai mạc đặc sắc, đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng đông đảo nghệ nhân, thanh đồng, của TS NNDG Nguyễn Văn Quân - Phó Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức thường trực, cùng quan điểm về hầu đồng, trong Chương trình “Liên hoan diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng” năm 2024 tại đền Cửa Đông (thành phố Lạng Sơn).
“Lạm phát Thanh đồng” - nỗi lo của tín ngưỡng thờ Mẫu
Dễ dàng bắt gặp những tín đồ của Mẫu tại các đền to phủ lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lề lối của đạo. Việc trình đồng mở phủ một cách tuỳ tiện phải chăng đang...
Tranh luận về hầu đồng: Cơ hội để cập nhật quản lý di sản văn hóa
Cuộc tranh luận xoay quanh việc tổ chức hoạt động hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng tại một trường đại học tại Thừa Thiên - Huế đã đặt ra câu hỏi về cách quản lý di sản văn hóa trong bối cảnh thay đổi và phát triển nhanh chóng của xã hội. Cục Di sản văn hóa và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có cơ hội để lắng nghe các quan điểm và góc nhìn của các chuyên gia và nhà nghiên cứu liên quan đến quản lý di sản.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Thìn: “Xin đừng để tín ngưỡng thờ Mẫu trở nên biến tướng”
Sự cách tân quá đà từ trang phục hầu Thánh, đến việc sáng tạo lối hầu trong mỗi giá đồng, vô hình trung khiến thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trở nên biến tướng lúc nào không hay. Nguyên nhân...
Hưng Yên: Nghệ nhân Đào Thị Tự - Người phụ nữ can trường - nghệ nhân mẫu mực
Hơn 40 năm bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu – Đạo của người Việt. Cũng là bấy nhiêu năm tháng, thăng trầm của cuộc đời. Từ đó khuôn đúc nên người phụ nữ can trường, nghệ nhân mẫu mực...
Chương trình “Giao lưu văn hoá diễn xướng chầu văn Hương xuân đạo Mẫu lần 3” tại đền Núi, diễn ra thành công tốt đẹp
Trong 02 ngày 04 và 05 tháng 4 năm 2022 (tức ngày 04 và 05 tháng 3 năm Nhâm Dần). Trung tâm Nghiên cứu thực hành Văn hoá Tín ngưỡng Dân gian, tổ chức thành công tốt đẹp chương trình “Giao lưu văn hoá diễn xướng chầu văn Hương xuân đạo Mẫu lần 3”, tại đền Núi (Ngọc Thuỵ - Long Biên – Hà Nội). Sự kiện có sự góp mặt của đông đảo nghệ nhân, thanh đồng đạo quan tiêu biểu, của một số tỉnh thành trong cả nước về tham dự và chúc mừng.
Nghệ nhân Phùng Thị Thực nỗ lực gìn giữ di sản văn hóa
Dành cả một đời tâm huyết cho việc gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ nhân đồng thầy Phùng Thị Thực là một con người có tâm với đạo mẫu, có đức với đời. Với phương châm “Sống cho đi không cần nhận lại, giúp đời, giúp người là giúp chính mình”.
Đồng thầy Trần Văn Hải – Một lòng giữ gìn, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng đồng thầy Trần Văn Hải đến nay đã có 26 năm theo và cống hiến cho tín ngưỡng. Trong quá trình thực hành tín ngưỡng 26 năm không phải là quãng đường dài,...