trái tim người lính
Lời cảm ơn của Ban tổ chức lễ ra mắt sách và CLB cùng tên " Trái tim người lính Thủ đô"
Trân trọng cảm ơn các Anh hùng LLVTND, các Tướng lĩnh Quân đội, Công an và các Cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong… nhiều thế hệ, là nhân vật của sách “Trái tim người lính Thủ đô”, cùng một số Nhân chứng lịch sử đã và đang đồng hành với Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam".
Mãi mãi âm vang "Trái tim người lính"
Sáng 14/12/2022, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra sự kiện: Kỷ niệm 2 năm ngày ra mắt CLB Trái tim Người lính; Giới thiệu tác phẩm Nhật ký chiến trường “Lính chiến” và Tiếp nhận kỷ vật “Tình yêu qua chiến tranh”; do CLB “Trái tim Người lính” (chủ trì) phối hợp với Bảo tàng PNVN; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức thực hiện.
"Độn thổ" đánh địch
Đang đánh địch trên địa phận tỉnh Công Pông Chơnang, đầu tháng 9/1971, Tiểu đoàn T50 (D5/429), Trung đoàn 44, Sư đoàn 1 chúng tôi nhận nhiệm vụ quay trở lại hoạt động đánh chặn giao thông trên quốc lộ 4, thuộc tỉnh Công Pông Sưpu, con lộ huyết mạch từ Nông Pênh đi cảng Xi Ha Núc vin.
Lần cuối cùng đi tìm lại anh em
Cuối tháng 4/2022, chị Lưu Liên Vũ có gửi cho tôi một số hình ảnh về chị cùng anh em Cựu Chiến Binh trở lại chiến trường để tìm đồng đội thuộc Trung đoàn Thủ Đô 102, sư đoàn 308 đã hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại mặt trận Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị.
"Trái tim người lính" giao lưu văn hóa với gần 1.700 cán bộ chiến sĩ đơn vị "Cận vệ thành" - Bộ Tổng tham mưu
Đêm giao lưu có sự tham gia của nhiều đại biểu của các cơ quan đơn vị trong Bộ Quốc phòng và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng gần 1.700 cán bộ chiến sĩ của đơn vị “Cận vệ thành” - Bộ Tổng Tham mưu (xem clip giới thiệu đính kèm).
Chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 1 (kỳ 2)
Rất may chiến sĩ trinh sát chỉ bị thương, đi lạc và được dân Khơ me chăm sóc tử tế, chiều hôm sau về đến đơn vị, anh kể khi đang đi đầu đội hình dẫn tổ điều nghiên, bỗng có tiếng hỏi từ phía trước bằng tiếng khơ me, chiến sĩ phiên dịch người việt kiều đi sau cho biết nó hỏi mật khẩu, rồi hỏi đơn vị tuần tra nào thế, không thấy trả lời, thế là nó bắn, lúc đầu sợ đụng phải đồng đội đi tuần nó bắn chỉ thiên
Anh cũng có lỗi đấy… còn phải học nhiều
Nhiều bạn có thể khó chịu với tôi, khi "trời đánh tránh miếng ăn" nhưng tôi vẫn nhắc: Hãy cất điện thoại đi, đừng Fb nữa, chuyện riêng thì ra ngoài nghe đi, đừng oang oang ở đây...
Lịch sử của một bức ảnh
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng ta đã bắt sống nhiều tù binh, trong đó có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc ra hàng bộ đội ta một cách tự nguyện, bộ đội ta không tốn một viên đạn nào. Thậm chí có báo đưa tin ngắn gọn rằng đại đội này thống nhất ra hàng theo nghị quyết của chi bộ. Đây là một câu chuyện hy hữu trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau - bài thơ về thời gian khó mà hạnh phúc
Phan Thế Cải có một tác phẩm văn học đặc sắc về đôi vợ chồng nghèo trong thiếu thốn mà vẫn hạnh phúc. Đó là bài thơ Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau - Bài thơ của thời gian khó mà hạnh phúc.
Phố buồn
Con người, dẫu có bình thản đến mấy thì cũng khó mà không lo lắng, hoang mang, tiếc nuối, khát khao những ngày đã qua. Chưa bao giờ những buổi chiều tắc đường với khói bụi mù mịt lại được nhiều người mong chờ đến thế.
Nói về biển Đông không thể quên sự kiện vịnh Bắc bộ.
Ngày 05/8/1964 đã là một dấu son mãi mãi đi vào lịch sử trở thành ngày đánh thắng trận đầu - Ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Niềm vui lúc xế chiều của ni cô Diệu Huyền
Sau 21 năm trời xa vắng, năm 1975 cô tôi là bà Bùi Thị Xuân (thường gọi là bà Lượng- gọi theo tên chồng) về thăm quê. Nhiều người trong làng nhìn bà với con mắt lạnh nhạt, có người quay mặt đi, vì họ cho bà là kẻ theo địch vào Nam năm 1954. Lòng tự trọng của bà bị xúc phạm, nỗi oan như xé ruột. Nhưng không ai thanh minh cho bà. Với tôi, cô không chỉ là họ hàng thân thiết, mà còn giúp đỡ tôi ăn học. Trước hoàn cảnh đó, tôi ái ngại vô cùng.
Chuyện về người Sư đoàn trưởng khôn khéo tạo vỏ bọc, thoát khỏi hoả ngục trở về đội ngũ
Quả thật, đó là một sĩ quan Quân giải phóng (QGP) cỡ bự bởi ông chính là Thượng tá Trần Văn Trân - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền.
Nỗi đau da cam vẫn còn đó
Ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã rải những thùng chất độc diocin hay còn gọi là chất độc da cam đầu tiên xuống những cánh rừng ở Miền Nam Việt Nam với mục đich làm rụng lá cây rừng tìm diệt Quân giải phóng. Từ đó cho đến ngày chiến tranh kết thúc 88 triệu lít chất độc màu da cam đã bị Quân đội Mỹ đem ra xử dụng làm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước ở nhiều vùng rộng lớn.
Hồi ký: Tháng 10/1988 không thể nào quên - Hồi III
Cuối năm 1988 trung đoàn 733 rút quân về nước. Để lại tiểu đoàn 9 trực thuộc Mặt trận. Quân số, VKTB... của tiểu đoàn được củng cố.
Một thời gian sau khi E rút quân về nước, tôi nhận được thư của bạn bè viết rằng: "Mẹ tôi lập bàn thờ tôi..."
Hồi ký: Tháng 10/1988 không thể nào quên
(Một kỉ niệm với Trung tướng Nguyễn Long Cáng, nguyên Tư lệnh QK5) khi còn ở chiến trường CPC.
Tại sao đã qua hơn ngàn năm thống trị, mà Trung Quốc vẫn không đồng hoá được người Việt Nam
Nhân chuyến đi khám phá vùng đất Tây Tạng huyền bí, tháng 7/2018, được tiếp xúc với nhiều nhân chứng và tìm hiểu nhiều sự kiện; chúng tôi xin giới thiệu một bài nghiên cứu thú vị của tác giả Trần Gia Ninh.
Bàn tay
Bàn tay thì có gì là lạ? Ai mà chẳng có đôi bàn tay? Mỗi bàn tay có năm ngón, lúc xòe ra, lúc nắm vào, lúc ngửa, lúc sấp.
Tình Mẫu Tử
Chuyện xảy ra cũng đã lâu, từ thời kháng chiến chống Mỹ...
Chị là người con gái Nam Bộ có khuôn mặt dễ coi, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹ. Chị công tác tại báo Phụ nữ Giải phóng. Anh chị gặp nhau và nên duyên chồng vợ. Vì yêu cầu công việc, anh ra Bắc công tác khi chị đã có bầu. Kết quả của tình yêu là một bé trai đầu lòng bụ bẫm , xinh xắn. Chị đã sinh con một mình trong rừng.