Bài viết mới nhất từ Nhà thơ Ngô Đức Hành
Nguyễn Linh Khiếu, ký ức giàu minh triết
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu vừa ra mắt bạn đọc đồng thời Chân mây và Hoa khởi trinh, NXB Hội Nhà văn tháng 9/2024. Đây là hai tập tùy văn, một dạng thức của tản văn trong văn học.
Đỗ Thu Hằng, tìm trong mục lục cõi lòng
Đó là ý thơ được mượn từ câu thơ: “Tìm từ mục lục lòng tôi / Bao nhiêu dấu gạch không lời nhớ quên” trong bài thơ Nghĩ từ trang sách chưa in của nhà thơ Đỗ Thu Hằng, trong tập thơ Vách đêm, NXB Hội Nhà văn năm 2024.
Họa sỹ Vi Quốc Hiệp, đam mê và cống hiến
Cho đến nay, “gia tài” mỹ thuật của họa sỹ Vi Quốc Hiệp đã có hàng trăm bức tranh. Tư gia của vợ chồng ông ở Phường 9, TP. Đà Lạt thực sự là một Gallery, tranh treo, tranh xếp từ chân tường ngồn ngộn, mê hoặc. Tranh Vi Quốc Hiệp đủ loại chất liệu: Sơn dầu, Acrylic, Màu bột...
Đặng Huy Giang, “Mỗi ngày tôi một mặt trời”
Đặng Huy Giang cho thấy, ông là thi sỹ luôn xới lên, úp xuống vể cảm xúc. Những đường lật suy tư của ông, từ lâu rồi đã thể hiện ở tên các tác phẩm thơ đã xuất bản, như: “Trật tự không trật tự”, “Những mảnh vỡ hoàn nguyên”, “Nhìn lên”...Trong “Mỗi ngày tôi một mặt trời”, NXB Hội Nhà văn, quý 3/2021, tác phẩm mới nhất cũng vậy.
Cảm nhận từ “Điều Pa thích nhất”
Phải nói thêm, yêu con như thế nào thì Nguyễn Đức Tú dành cho “đứa con tinh thần” là tác phẩm “Điều Pa thích nhất” như thế. Sách được in 4 màu, hơn 120 trang in đều có các tranh minh họa màu về chủ đề ông bà, bố mẹ với cháu; thế giới của thiếu nhi như cảnh vật liên quan đến nôi dung bài thơ, thế giới, đồ vật xung quanh trẻ em.
Bùi Thúy, thèm một mảnh hồn quê
“Chiếc giỏ mây trắng”, cũng mách tôi rằng, không phải Bùi Thúy mới đến với thơ lần đầu, “lóng ngóng” như đêm thứ nhất tân hôn. Dẫu khát khao nhưng vụng dại. Tên các bài thơ cho thấy, Bùi Thúy đã “tỏ đường đi lối về”, vững vàng với những mã thi ảnh. Đó là “Dưới vòm đêm”, “Gọi nắng ngày”, “Gửi mưa cho người”, “Ngược phía cơn mưa”...Tất cả dụ rằng, tập thơ “có vấn đề”, thật sự.
Ngôn ngữ làm nên Tổ quốc
Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam là nhiệm vụ không tách rời với xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật. Vậy câu chuyện đặt ra ở đây “giá trị tiếng Việt” có phải là một thành tố của giá trị văn hóa Việt và văn học, nghệ thuật có trách nhiệm với tiếng Việt không?
Phạm Thị Kim Khánh, cứ mặc mình ấu thơ...
Tập “Mùa lá” gồm 63 bài thơ, được tác giả “bố cục” làm 2 phần: “Nỗi yêu”, 46 bài và “Niềm thương”, 17 bài. Phân chia, sắp xếp có chủ ý. Tuy nhiên, lướt qua mục lục đã nhận ra chỉ là tương đối.
Nhà thơ Đoàn Xuân Hòa, “tứ thơ” vừa rời cõi tạm
Sáng 20/11, tôi cùng nhà thơ Trần Vũ Long có mặt tại tư gia nhà thơ Đoàn Xuân Hòa. Anh vừa nằm xuống, trước đó chưa lâu. Mẹ anh, Lê Thị Mười, người con gái gốc Huế năm xưa nay đã 89 tuổi. Cụ và các con, em nhà thơ Đoàn Xuân Hòa vừa đi ngay trong đêm từ Đông Hà (Quảng Trị) ra Hà Nội.
Đinh Ngọc Diệp và phía sau cảm xúc
Đời không cho ai tất cả, không lấy của ai tất cả. Đó là dụng ý của nhà thơ Đinh Ngọc Diệp khi biến chim Cánh cụt thành thi ảnh.
NSUT. Hồng Năm – “Định danh” dân ca xứ Nghệ
NSUT. Lê Hồng Năm, nghệ danh Hồng Năm sinh ra ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Con đường đến với “thánh đường” âm nhạc, từ quê lúa đến sân khấu lộng lẫy của chị không khác “duyên nghiệp”.
Nguyễn Thành Phong, nhân vị bật lên từ những đớn đau
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong vừa giới thiệu với công chúng yêu thơ và thi hữu tập thơ sang trọng “Đêm ngồi ngã ba sông”, NXB Hội Nhà văn, quý 2/2021. Ngồi ở ngã ba sông, biết chọn dòng nào, trôi hướng nào? Ngã ba sông có thể gió thổi lên mát rượi nhưng đọc “Đêm ngồi ngã ba sông”, hẳn người đọc thấy có một “mùa hè” nóng bỏng trong thơ thi nhân gốc Thái Bình này.
Đinh Tiến Hải, gió lùa đầy vai...
Đọc “Chiều trên sông vắng”, tôi cứ ngờ ngợ Đinh Tiến Hải “tự nén” mình trong 10/13 bài lục bát, ngay đầu tập nhằm tạo ra sự “bung phá” với những bài thơ tự do. Đinh Tiến Hải hoàn toàn được “giải phóng” khỏi cấu trúc niêm luật, lộ rõ “cách chơi” ngôn ngữ của “lãng tử” sông Thương.
Nguyễn Thị Hằng, nghe mùa tình tự
Nhà thơ Nguyễn Thị Hằng
Tôi chưa gặp Nguyễn Thị Hằng, Hội viên Hội VHNT Hà Tĩnh ngoài đời, chỉ mới đọc thơ chị trên trang cá nhân, nick Nguyễn Hằng. Cũng xin nói “rông dài” thêm vài câu: Tôi thích...
Đinh Nho Tuấn, ngổn ngang và bề bộn cảm xúc
Đọc thơ Đinh Nho Tuấn, rất dễ thấy tất cả cuộc sống ngoài kia cứ vỗ vào trái tim anh, bật lên thành thơ. Anh viết về thế giới, đất nước, quê hương, tình yêu, về những người thân, bạn hữu...Tức là cả ba tập đã xuất bản, đề tài rộng, đa dạng.
Nhà thơ Bùi Quang Thanh: Tự ru mình giữa bộn bề đa đoan
Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam vừa ấn hành tác phẩm “Bùi Quang Thanh Thơ” của Nhà thơ Bùi Quang Thanh - Hội viên HNVVN (sách xuất bản theo kế hoạch do Nhà nước đặt hàng năm 2020). Tập thơ khá đồ sộ, dày tới 400 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 235 bài thơ. Tôi ngẫu nhiên cộng “ba con số” trong số lượng bài thơ trên thì ra con số 10.
Trường ca Sa mộc và thông điệp về giá trị bất biến
Phạm Vân Anh qua hình tượng cây sa mộc cứng cỏi, uy dũng nơi núi rừng biên cương làm biểu tượng cho lực lượng Bộ đội Biên phòng. Hay nói cách khác, đó là một hình ảnh ẩn dụ để ca ngợi những người lính biên phòng đang ngày đêm bảo vệ vững chắc biên cương, hải đảo; chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ quốc gia từ rừng tới biển.