Bài viết mới nhất từ Bùi Trung
Độc ghét
Đoàn hát cải lương ngoài cặp đào kép chánh, Hề chánh phải có một kép độc chánh chuyên hát vai phản diện. Kép độc hát ngoài thể hiện cái ác cho người ta ghét còn phải sang... Diễn sao cho khán giả chẳng những ghét trên sân khấu còn phải ghét luôn khi gặp ngoài đời.
Nhớ hát tiều
Hồi tui còn nhỏ xíu (thập niên 60) lâu lâu tới ngày rằm tháng 7 âm lịch, Hội Hoa kiều Chùa Bà ở Cái Vồn hay rước gánh hát Tiều về hát trước sân chùa (cũng là sân chợ trước cái Nhà lồng).
Ông hề già
Gánh hát nào cũng phải có vai Hề. Hề có tên tuổi nhiều khi lương cao gấp mấy lần kép chánh. Xưa lúc Hề Râu Thanh Việt hát cho đoàn Cải Lương Cầu Ngang với giá lương "chết" 1000 đồng/đêm, trong khi Giang Tuấn (sau này đổi nghệ danh là VL) hát kép chánh lương chỉ 70 đồng.
Lương Sơn Bá "Ủ Tờ"?
Năm 1987, đoàn cải lương dạng Bầu tèo của ông Bầu Minh Đáng dọn về hát ở chợ Hòn Me huyện Hòn đất. Bà con ở đó đa số là người Khơmer và toàn là dân lao động đập đá (lúc đó Hòn me được phép khai thác đá) nên ai cũng có tiền, đêm nào bà con cũng kéo đến điểm hát rất đông nhưng lạ cái là không ai chịu mua vé?
Trần Hưng Đao đánh Chệt con
Lúc nhỏ sát vách nhà tôi là nhà của Ông Thầy Năm Quân, mẹ kêu bằng anh Năm nên tôi kêu Thầy Năm bằng Bác. Bác Năm ngoài chuyện bắt mạch hốt thuốc cho bệnh nhân còn chuyên trị bệnh Trĩ gia truyền, được bệnh nhân từ khắp nơi đến chữa bệnh và có chỗ cho bệnh nhân ăn ngủ lại.
Bán tự vi sư
Cái lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn đã bị dẹp, vợ chồng anh Phúc buồn hiu hắt. Ước mơ xóa mù cho bọn trẻ nghèo đành phải khép lại.
Những thầy cô thời tiểu học
Sáu tuổi tui vào lớp Năm A của Thầy Nguyễn văn Thâu. Dáng thầy ốm nhom, nhà gần bến đò chợ gần nhà chú Năm Bướm trồng răng.
Bắt nhậu?
Sáng ngày thứ hai tại chợ Nhà ngang huyện Vĩnh Thuận kép hát Minh Trọng sau khi được công an Hòn me thả ra (sau cái đêm hát vai Lương sơn Bá sỉn ca bậy) anh đã tìm đến được với đoàn, anh nói như muốn khóc :
Người thầy đầu tiên (1962)
Năm tôi bốn tuổi, ba người anh trai đều đi học nghề trên Sài Gòn chỉ có tôi và Mẹ ở nhà. Nhà tôi kế bên Công xi heo ở khóm 3 Thị trấn Cái vồn. Mẹ tôi thì bốn giờ khuya đã thức sớm để chiên bánh cam đem ra chợ bán. Mỗi buổi sáng Mẹ đội nguyên thúng bánh cam ra chợ bày bán trước cửa tiệm cà phê của ông Tiên Xường. Tôi là Út cưng của Mẹ nhưng khi Mẹ đi bán út cưng phải ở nhà một mình.
Thằng nhóc
Cuối năm 1985, lúc mới về ở chân cầu Bằng Lăng (thị xã Long Xuyên), năm giờ sáng tôi đã lội bộ đi cho kịp đến chỗ làm. Chiều xong việc lội về tới nhà thì cũng khoảng 7 giờ tối, tắm rửa xong vui nhất là giỡn với hai đứa con rồi ngủ.
Hai bữa thịt gà
Trước khi mở màn đoàn hát nào cũng có chương trình phụ diễn 30 phút. Nói là chương trình cho oai vậy thôi chứ thật ra chỉ là vài tiết mục ca nhạc họa hoằn lắm thì có thêm xiếc ảo thuật, múa lửa...
Nhất tự vi sư
Cuối thập niên 90, cái xóm nghĩa trang thời đó hoang vắng trống trơn không một bóng nhà, ai đi ngang cũng ớn. Lúc đầu mấy anh thương binh về cất chòi như chòi vịt ở quanh vòng rào để tiện cho việc chuyện lãnh đào huyệt hay bốc mộ cho người chết. Có mấy cái chòi có người ở rìa nghĩa trang cũng vui, bà con qua lại khúc vắng teo lạnh lẽo này cũng đỡ ớn và bớt sợ ma.
Đất Sài Gòn
Năm 1997, tôi và Mẹ tụi nhỏ dẫn nguyên bầy con bốn đứa từ Long Xuyên lên Sài Gòn về bến Ba Đình - Hưng Phú P8. Q8 ở đậu căn hộ nhỏ bên nhà vợ, tuy chỉ có 3 x 5 m nhưng ở đất địa Sài Gòn có chỗ ở mà khỏi phải tốn tiền thuê nhà là ngon lành rồi.
Thần kê và con vịt
Trước 1975, ở gần bến đò Doi Lửa ( Huyện Chợ Mới - An Giang) có cái Trường gà lớn, được đóng Ba tăng nên hàng ngày đều có tổ chức đá gà ăn tiền. Các tay "Sư kê" khắp nơi đều mang gà hay lại bắt cặp, cân ký rồi cho hai con gà đấu với nhau đến tàn cây nhang để phân thắng bại.
Đại bàng gãy cánh
Năm 1987, tôi theo đoàn Cải lương Bông Hồng của Bầu Nhi về hát ở chợ Mong Thọ (Huyện Châu Thành - Kiên Giang).
Những ông bầu miền Tây: Nghề quản lý
Trong Gánh hát thường có một Quản lý giỏi (còn gọi là Ngoại giao đoàn) là người chuyên đi xin bến bãi cho gánh hát. Ngày xưa có nhiều tay làm quản lý rồi nhảy ra làm Bầu gánh như anh Ngọc Tiết (Còn có tên khác là Tiết đen, Quản lý Tiết) Năm 1982, anh về Chợ mới lập gánh hát Bình Phước Xuân.
Bá Nha ngộ Tử Kỳ !
Anh Hữu Thìn hát kép độc trong đoàn cải lương Hoa Anh Đào (Châu Thành - An Giang) kiêm cho tiền góp. Vốn tánh hiền nên ai khó khăn không đủ tiền góp anh cũng xuề xòa và bỏ qua. Có lẽ vì vậy mà tôi thân với anh. Sáng nào hai thằng cũng hú hí ra quán cà phê ngồi trầm ê nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Người và sông
Ở Chợ Mỹ Luông hầu như ai cũng biết Bác Tư Tổng (Phan văn Tổng), nhà Bác Tư phía bên phải cuối bến sông Chợ. Ngay bến nhà có cái bè chuyên thu mua cá từ Hồng Ngự, Ba Răng... chở xuống bằng Ghe Đục và phân phối lại cho những người mua bán lẻ trong vùng.
Những ông bầu miền Tây: Bầu Minh Dũng
Minh Dũng là em bạn dì với Bầu Tâm Hoa Anh Đào. Anh là con nhà nghề nên vào thập niên 80 đã cùng vợ là nghệ sỹ Phương Hồng Yến lập gánh hát dạng nhỏ lưu diễn ở các vùng nông thôn hẻo lánh.