Người tham gia bắn máy bay Hạm đội 7 năm xưa

Đặng Sỹ Ngọc

21/11/2021 19:26

Theo dõi trên

Ngày 5/3/2018 đọc tin điện tử trên mạng Internet mọi người đều biết tàu USS cari vison như một thành phố nổi được tàu tuần dương hạm và tàu khu trục của hải quân Mỹ trang bị đầy đủ hộ tống - từ bên kia Thái Bình Dương đã đến thăm Việt Nam – neo đậu cách bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng 1 km.

chuy-traitim1-1637497431.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp: Anh Đức tại nhà riêng năm 2021

Tôi vội tìm đến anh Đức – người đồng đội cùng đơn vị, từng đánh nhiều trận với máy bay của hạm đội 7. Trong chống Mỹ cứu nước. Từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ ấy. Hạm đội 7 đã gây ra muôn vàn tội ác cho nhân dân cả nước ta. Anh đã nhập ngũ làm người cầm súng bảo vệ tổ quốc. Là người có thể lực tốt, cao ráo, đôi mắt trong sáng. Được phân công học và sử dụng chiếc máy đo xa TZK cho phân đội pháo phòng không. Anh đã dũng cảm, bình tĩnh hiên ngang giữa trận địa đo chính xác các loại mục tiêu đối phương. Tạo cho người chỉ huy quyết định phát lệnh điểm bắn đúng, lập nhiều chiến công sau những trận đánh.

Suốt 10 năm (1965 – 1975) chiến đấu hào hùng – Anh Đức có 3 lần được cử đi bắt phi công bị đơn vị bắn rơi. Lần thứ nhất vào ngày 3/2/1966 (đúng ngày kỷ niệm thành lập Đảng). Đại đội 10 của anh, đã bắn trúng chiếc máy bay A3J của hải quân Mỹ đến gây tội ác tại phà Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Lần thứ 2 vào tháng 6/1967 tại trận địa bãi chành (Đoạn dốc bò lăn) thuộc đường 15, giáp giới hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đại đội của anh đã bắn trúng ngay từ loạt đạn đầu cả tốp 2 chiếc AĐ6 từ hạm đội 7 vào bắn phá. Cả hai lần trên, đại đội được Bác Hồ biết và gửi thư khen cùng bức trướng màu đỏ thêu chữ vàng (Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược) và lần thứ 3 là tháng 6/1968 chiếc F4H từ biển đông bay vào vùng ngã ba Thụ Lộc tỉnh Quảng Bình – nó bị trúng đạn của đơn vị. Phi công kịp nhảy dù, gần chạm đất, dân quân địa phương đã giương súng bộ binh ngắm bắn. Đức đã kịp thời hô lớn “Không được bắn tù binh” vì vậy phi công Mỹ thoát chết.

Là pháo phòng không, nhưng đại đội của anh có 2 lần phải tác chiến bắn thẳng vào tàu của hải quân đối phương. Đó là, khoảng đầu năm 1966 tại trận địa thuộc xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi tốp tàu hải quân Mỹ vào cách bờ chừng 2km, đang pháo kích gây tội ác vào đất liền. Đơn vị đã tập trung các phần tử bắn thẳng. Bỗng chúng vội phóng khói mù mịt trải rộng bao la trên mặt biển rồi chạy biến, hình ảnh này làm anh nhớ mãi không quên. Lần thứ 3 là giữa tháng tư năm 1975 khi đại đội đang thần tốc cùng đoàn quân tiến thẳng vào Sài Gòn. Phải dừng lại ngắm thẳng vào tàu chiến Mỹ ngoan cố chống cự ở cửa biển Phan Thiết – làm chúng chìm 2 tàu.

Ngày thống nhất non sông, anh Đức phục viên về sống với gia đình trong chế độ còn bao cấp khó khăn. Sức khỏe anh giảm sút do bị sợ nhiễm chất độc màu da cam. Nay đã 78 tuổi anh đã nghỉ nghề xe ôm vì tuổi già sức yếu. Chỉ ở nhà với con cháu. Có ngày vợ con phải cho anh thở oxi ở phường Quang Trung – TP Vinh – Nghệ An.

Bởi vậy, tìm anh không khó khăn gì, tôi chưa kịp kể về chiếc tàu lớn của Mỹ mà tôi đọc được trên mạng. Anh đã vui vẻ liên thoáng thông tin cho tôi biết rằng – ngày 5/3/2018 vừa qua đồng chí Vượng trưởng ban liên lạc truyền thống đơn vị tại Hà Nội đã điện thoại cho anh báo tin, trung đoàn Sông La đã được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu tập thể anh hùng các lực lượng vũ trang.

Dù đã phải rời quân đội, xa đơn vị nhiều năm, nhưng lòng chúng tôi vẫn hướng về, rồi lắng nghe theo dõi đơn vị cũ của mình từng ngày, mong muốn cán bộ chiến sỹ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc như những năm xưa. Nay có tin vui, tôi xúc động giây lát rồi nói với anh.

Đúng thôi anh Đức ạ!, trung đoàn ta trong quá khứ đã có một cá nhân là anh Lê Cấp Bằng quê Ngọc Lạc, Thanh Hóa được tuyên dương anh hùng. Đại đội ta (C10) được tuyên dương tập thể anh hùng tháng 10/1971. Tiểu đoàn 15 ta cũng được tuyên dương năm 1973. Trong trung đoàn còn có tiểu đoàn 7 cũng đã được tuyên dương anh hùng nữa.

Trung đoàn pháo phòng không H84 được thành lập tại nông trường Thạch Ngọc – Hà Tĩnh năm 1967 nó được mang tên đoàn Sông La – trải qua hơn nửa thế kỷ thăng trầm – một thời đã biến mất bởi đất nước đã hết quân xâm lược. Rồi nó lại phải tồn tại vì trung đoàn có nhiều chiến công góp cho lực lượng quân đội nhân dân anh hùng, từ một trung đoàn pháo phòng không với những khẩu pháo bắn máy bay bay thấp đã cơ động chiến đấu khắp mọi miền tổ quốc. Nay cùng với sự lớn mạnh của đất nước trung đoàn nay đã được trang bị loại tên lửa hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ vùng trời tổ quốc được phân công.

Trong câu chuyện tôi hỏi anh: thế anh đã biết tàu USS cari vison của Hoa kỳ đến thăm Việt Nam chưa? Anh trả lời nhẹ nhõm: Mình lo làm ăn rồi nghỉ ngơi vì tuổi già, tối đến là đi ngủ!

Anh lại hỏi tôi: Mà Ngọc này, tàu USS… là cái gì vậy??

Tôi nói: Cũng như hạm đội 7 ngày xưa, nhưng là sự thỏa thuận của 2 chính phủ là sự hợp tác nổ lực, hỗ trợ lẫn nhau, trong quan hệ song phương. Để giải quyết các vấn đề quá khứ, cùng lúc hướng đến tương lai tốt đẹp, chúng ta muốn làm bạn với tất cả các nước mà! Đồng thời để ổn định an ninh khu vực ở biển đông góp phần bảo vệ hòa bình trên thế giới. Tàu lớn lắm, chúng ta nhận dạng chiều dài, chiều rộng, chiều cao dễ dàng, trên tàu chứa 70 máy bay tiêm kích. Trên cột tháp cao, đã treo cờ Việt Nam và Hoa Kỳ bình đẳng. Được hải quân chúng ta đón nhận, các thủy thủ tàu đã giao lưu với quân dân vùng tàu neo đậu cùng nhau hát vang ca khúc (nối vòng tay lớn) của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Bằng cả tiếng anh và tiếng việt đây.

Tôi nhìn anh – một cựu chiến binh già, đang gật gật đầu, miệng phát ra âm thanh ừ ừ... như công nhận./.

Theo trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Người tham gia bắn máy bay Hạm đội 7 năm xưa" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn