Bài viết mới nhất từ Trịnh Quang Cảnh
Nhớ trung thu cũ mùa trăng
Trung thu không chỉ có một ngày mà năm nào cũng có. Trung thu cũng không chỉ của một vài người, mà của tất cả mọi người. Và dĩ nhiên, cảm nhận Trung thu của mỗi người mỗi khác. Người sang có cách hưởng trung thu tao nhã, người nghèo lại có cách đón trung thu ấm cúng cũng rất riêng. Ngay trong đời người, mỗi năm ta lại chào đón trung thu theo những kiểu không hề lặp lại.
Kể chuyện thuở xưa làng Thành Phú
Theo dòng chảy của thời gian, có những thứ từng hiện hữu, thân quen, thậm chí vô cùng quan trọng với chúng ta lại dần lui vào dĩ vãng. Làng tôi cũng vậy, trải qua mưa nắng, đến nay lịch sử làng cũng theo kí ức các thế hệ đi dần, rồi đi mãi mãi. Lớp con cháu lớn lên, sống giữa đất làng nhưng không hiểu biết về chút mảnh hồn làng. Đến tên làng vì sao có tên như vậy, hay làng có từ bao giờ thì cũng không hề biết.
Bỗng dưng nhớ chuyện con bò
Hôm ấy, đi học về, không thấy bò đâu cả. Mẹ bảo giờ không cần bò nữa. Con bò vội đem theo những chiều nắng chang chúng tôi lùa nhau ngoài thảm xanh gió lộng. Nó không cho tôi làm tướng quân oai dũng nhảy từ lưng bò leo tót lên ngọn cây duối đầu cổng nhà tôi. Nó chẳng cho tôi bắt giết những con ruồi to tướng trên người nó. Chẳng bao giờ, chẳng còn gặp nó nữa đâu.
Đàn gà tuổi thơ
Ngày còn nhỏ, tôi rất thích nuôi gà. Những con gà rất đáng yêu, đặc biệt nhìn những con gà nhép non tơ, chúng thật hồn nhiên và đáng yêu. Tôi có thể dành hàng giờ, thậm chí cả buổi để nhìn theo chúng chạy nhảy trong vườn. Những con gà vô tư, chúng vô tư như tôi cái buổi lên chín, lên mười. Cái thời chẳng biết lo nghĩ, chẳng cơm áo gạo tiền, chẳng đối mặt thị phi.
Trưa hè mộng mị (Chương 1)
Một sự thật là tôi không phải là người mê tín dị đoan, từ nhỏ đã vậy mà lớn lên cũng như thế. Chuyện là gần đây, không biết có phải là "tuổi già kéo đến" hay không, cũng gần bốn mươi tuổi rồi, tôi lại đâm sợ ma mới "ngại" chứ.
Hoa tím buồn trên mảnh lụa trời xanh
Hàng xoan trồng thành dãy dài từ nhà tôi xuống tận cống mương. Những cây xoan vươn mình lên trời xanh, thêu lên bầu trời vẻ thủy mặc khúc khuỷu của mình.
Đến với thi phẩm qua câu thơ lưu lạc
Ngạn ngữ phương Tây có câu "Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật" còn Việt Nam ta cũng có câu chuyện rất thú vị về việc đánh giá một sự vật, hiện tượng, đó là câu chuyện Thầy bói xem voi.
Bờ rào hoa râm bụt trong ký ức
Tôi vẫn nhớ về bờ rào ngày xưa ấy. Bờ rào hoa râm bụt trong ký ức thỉnh thoảng hiện về, đặc biệt mỗi khi đi qua con đường cũ, con đường gắn liền với những ngày thơ bé. Con đường ấy đã cùng tôi từ cái thuở thôi nôi cho đến khi khôn lớn.
Chẳng còn tiếng chó cắn ma
Ngày nhỏ, không chỉ chơi ban ngày, bọn trẻ chúng tôi còn rủ nhau chơi cả ban đêm. Ngày đó cũng phải làm bài tập, nhưng có lẽ không nhiều bài tập như ngày nay nên thời gian dành cho chơi rất nhiều.
Bất chợt nhớ lại ngày mưa
Ngày ấy cứ mưa là mất điện, nhà tôi thường đã có sẵn đèn dầu hoặc nến. Bên ánh đèn vàng, cả nhà quây quần bên nhau. Những bóng người in trên tường nhà nghiêng ngó rất vui nhộn.
Thương nhớ mùi khói bếp
Đối với những người xa quê, thậm chí ở quê nhưng lâu ngày không tiếp xúc với những gian bếp nông thôn, mỗi khi sống chậm lại những lúc hoàng hôn, nhìn thấy "khói bếp nhà ai" ắt hẳn lòng không khỏi bồi hồi nỗi nhớ quê hương, nhớ những ngày thơ ấu, những ngày trẻ thơ vô tư bên người thân.
Thương nhớ mùi khói bếp
Đôi khi bắt gặp mùi khói bếp, những kỷ niệm ngày nào lại ùa về để cảm nhận lại những giây phút ngày xưa...
Người kể chuyện làng bằng những vần thơ
Tôi thấy người ta thường khen một bài thơ hay là bài thơ có ngôn từ đẹp, mới lạ và nhất là phải ẩn trong câu chữ những biện pháp nghệ thuật độc đáo. Tôi vốn không phải người yêu văn thơ cho lắm, và nghề nghiệp cũng chẳng có chút gì liên quan đến thơ văn.
Chút dư vị ngày xưa ấy
Tôi sinh ra trong một gia đình không quá khó khăn nhưng cũng không phải khá giả gì. Bố tôi làm việc trong cơ quan nông nghiệp, còn mẹ là một người nông dân lam lũ. Nghe mẹ kể ngày bao cấp “con ăn theo mẹ” nên chúng tôi đều sống chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng xã giao.
Mẹ tôi và những người ăn mày
Ngày xưa, cứ sau mỗi mùa mưa bão, lụt lội hay có đợt hạn hán, hoặc vào dịp "ngày ba tháng tám" đói ăn, những người ăn mày dạt về quê tôi xin ăn.
Thoảng mùi hoa dẻ
Hoa dẻ khiêm tốn chẳng diêm dúa điểm tô, hoa lặng thầm e ấp, nép trong những lá xanh xanh, cứ như cô gái mới lớn thôn quê lần đầu theo mẹ ra phố vậy.
Chùng chiềng sợi nắng vương mây
Với những người xuất thân từ làng quê, có thể nói hầu như ai cũng có tình yêu làng da diết. Nhất là người xa quê, mỗi khi thấy những hình ảnh về làng, dù là làng khác, đều nhớ về làng mình với tràn trề tình yêu từ cái thuở tắm mưa. Làng có khi chỉ được gợi từ hình bóng của cây đa, của lũy tre, của những đụn rơm vàng, của những con trâu hay cái cày cái cuốc...
Cây khế ngày xưa
Người ta thường ví quê hương như chùm khế ngọt:
Đâu còn đáy nước tim trăng
Xã hội càng phát triển, đất làng lên phố cũng rũ bỏ cái áo cũ xưa mà khoác lên mình cái áo mới màu mè, hiện đại hơn. Làng không còn thích mặc cái áo bà ba rộng rãi, cũng chẳng còn nghĩ về cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy.