Bài viết mới nhất từ Huỳnh Hồng Điệp
Một thời để nhớ
Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ... Nhớ khi xưa thời bao cấp, miền Bắc thắt lưng buộc bụng để dành tất cả cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Một thời để nhớ
Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ...
Quên lãng
Cuộc đời mỗi người mỗi cảnh ngộ, chẳng ai giống ai. Người mẹ nào cũng yêu con nhưng có người tình yêu mù quáng làm mờ mắt, họ đã cư xử không phải với chồng con mình. Quãng đời còn lại lương tâm họ chắc cũng day dứt lắm!
Chuyện cũ mà không cũ
Chuyện tôi kể là từ thời bao cấp...
Bác Vân cùng làm cơ quan và là thủ trưởng của mẹ tôi. Bác quê Thanh Hóa, tính tình vui vẻ và hay giúp đỡ mọi người.
Chuyện xưa: Cọp ở Nam Bộ
Ở Gia Định có lưu truyền câu tục ngữ “Dữ như cọp Vườn Trầu” vì nơi đây cây cối um tùm, cọp hay về bắt người rồi tha vào rừng rậm ăn thịt.
Chuyện kể tâm linh
Ngày ông ngoại tôi còn, những lúc vui vui chúng tôi hay nài ông kể chuyện xưa ở quê. Chuyện của ông thì nhiều lắm, chủ đề xoay quanh đồng ruộng, ao chuôm, cuộc sống đời thường của những người nông dân chân lấm tay bùn. Chuyện nào của ông cũng hay, cũng khơi gợi trí tưởng tượng của con trẻ thật phong phú.
Con chim se sẻ
Những con chim se sẻ màu nâu sau mỗi mùa gặt lại sà từng đàn xuống ruộng lúa nhặt nhạnh hạt thóc rơi vãi. Hình ảnh ấy tượng trưng cho sự no ấm của mùa màng. Có dịp về quê chúng ta sẽ thấy bọn sẻ đậu trên dây điện. Nhìn từ xa trông chúng giống như những nốt nhạc trên khuông nhạc của bản tình ca đất trời bao la vậy!
Cảm tác từ một bức ảnh
Tình cờ xem được cái ảnh chụp Hà Nội phố ngày xưa có bộ cửa giống nhà tôi trước đây quá, có cả xe cá xanh, rồi một lũ trẻ con ngồi bậu cửa sổ... Cả một bầu trời kỷ niệm tuổi thơ ùa về.
Cây hoa Diphylleia Grayi
Cây hoa Diphylleia grayi thuộc loại cây trồng lâu năm và có chiều cao không quá 40 cm. Người ta thấy hoa mọc ở những nơi sườn núi ẩm ướt, dưới tán những cây to có bóng mát như Vân Nam (Trung Quốc), Hokkaido (Nhật Bản), vùng núi phía đông nước Mỹ.
Đi đò không tiền
Nhà có năm anh em. Anh cả làm chánh tổng, oai danh trùm cả tổng. Vậy mà một nàng em gái tên là Sen lại lấy chồng nghèo. Cụ Phó Phát đành gả con cho nhà thông gia không môn đăng hộ đối.
Chuyện xưa
Thời trước, bác Tư gái lấy chồng đã lâu, sinh con ra năm sáu bận mà không nuôi được đứa nào. Đứa thì vừa đẻ ra đã chết ngay, đứa thì xỉnh xỉnh mọc răng đi tiêu chảy rồi mất, có đứa được mấy tuổi bụ bẫm đáng yêu sau một trận ốm thì cũng đi. Người ta bảo nhà bác Tư có vấn đề gì đó.
Tản mạn về hồ lô
Quả bầu hồ lô khô thỉnh thoảng tôi thấy họ bán rong ngoài đường hoặc trong chợ đêm Bờ Hồ. Từ quả bầu hồ lô tươi qua bàn tay khéo léo của người thợ đã biến thành những bình đựng rượu, đựng nước xinh xắn, tiện lợi.
Chuyện ở quê - Một thời để nhớ
Trời ngả sang trưa đã lâu, cái Tý loắt choắt đội cái nón to của u, trông nó như cây nấm vậy, vẹo người gánh đôi quang thúng . Một bên quang có liễn cơm với mấy con tép riu kho khế, cái tích nước vối, quang bên kia là rơm rạ. Nó mang cơm ra đồng cho thày nó đi cày.
Cây trái vườn nhà
Ngày trước được về quê chúng tôi thích lắm. Vườn nhiều cây ăn trái, nhãn , na, hồng xiêm và mít. Những cây mít trồng lâu năm , gốc to sần như người mẹ đang cõng đàn con trên lưng. Mít dai thơm và ngọt .
Nhà ngoại giao thích làm thơ
Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng ban đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Pari về Việt Nam (1968-1973) ngoài cái tài đấu lý nhanh nhạy, sắc sảo, còn là nhà thơ tế nhị.
Quà tuổi thơ
Tuổi thơ của trẻ con hàng phố rất thích ăn quà vặt. Thôi thì đủ cả! Mùa đông trong lớp học, bọn trẻ chia nhau từng miếng quế. Quế chi vỏ mỏng thơm nồng , cắn một chút thôi cũng đủ thấy ấm áp những buổi ra chơi gió mùa đông bắc. Ngô rang, lạc rang, hạt dẻ rang được gói trong những cái phễu giấy xinh xinh nhỉnh hơn ngón tay cái của người lớn. Đứa nào có tiền mua lại chia cho bạn, không ăn một mình.
Thuộc lịch sử
Quang Trung với Nguyễn Huệ là một à nha. Chị nhớ lại đi lịch sử mình có học đó nha !!!
Ký ức
Chia tay người vợ trẻ cùng hai đứa con thơ bé bỏng, anh xốc ba lô cùng đồng đội vào lại chiến trường B. Ròng rã trèo đèo lội suối, vất vả gian truân vượt Trường Sơn đúng ba tháng rưỡi , anh vào đến Phú Yên nhận nhiệm vụ bác sỹ trưởng một bệnh viện dã chiến.
Mơ
Có một loại quả quý của thời khắc giao mùa không thể không nhắc tên. Đó là quả mơ. Mơ không ngọt lịm như mận hậu, có thật là chín, ăn vẫn thấy dôn dốt.