Bài viết mới nhất từ Trịnh Quang Cảnh
Phía cuối đường có lối rẽ tốt hơn
Buổi ấy chưa lâu nhưng đối với tôi nó đã như từ lâu lắm. Chính là vì tôi đã nhanh chóng lãng quên một biến cố của cuộc đời. Nhiều người quen cũng đã gặp biến cố ấy, nhưng họ luôn luôn rầu rĩ, ôm lấy nỗi buồn xuyên suốt.
Luyến nhớ một thời bên rãnh nước ngày xưa
Rãnh nước ngày xưa bên con đường làng nằm ngay hông nhà tôi. Nhà tôi hướng Đông Nam nhưng cổng lại ngoặt sang phía đằng tây để ra đường làng. Đường làng ngày xưa là đường mòn đất nhẵn chạy từ làng ra cánh đồng rộng lớn. Bên kia là rãnh nước gắn bó tuổi thơ tôi.
Nhớ chuyện nấu rượu ngày xưa
Chắc hẳn nhiều người không tin chuyện tôi đã uống rượu từ thuở nhỏ. Có khi biết được thông tin này lại đánh giá tôi thuộc loại "chẳng ra gì". Nhưng quả thật tôi đã biết uống rượu, nếm rượu từ cái buổi lên chín, lên mười rồi.
Cây ổi ngày thơ
Thật "buồn cười" tôi nhớ về cây ổi. Nay ngẫm lại thì cây ổi nhà tôi không hề là cây ổi ngon hay là cây sai quả gì. Chỉ đơn giản cây ổi này gắn bó một thời với tuổi thơ tôi.
Tại sao phải nản lòng vì thất bại
“Khi chúng ra nhìn cuộc sống bằng cặp mắt tươi vui, mọi thứ quanh ta cũng sẽ thay đổi. Đó là điều chắc chắn! Chúng ta hoàn toàn có thể làm được! “ Đây là câu viết đầu tiên tôi đọc được khi cầm trên tay cuốn Tin vào chính mình – sức mạnh của sự tự khẳng định (I can do it – how to use affirmations to change your life) của Louise L.Hay. Cuốn sách đã gây ấn tượng mạnh với tôi vì rất nhiều lý do.
Tiếng quê mình lạc lõng giữa quê tôi
Ngày học đại học, tôi phải cố gắng không lộ ra tiếng làng mình giữa bạn bè cùng lớp đến từ khắp nơi. Giờ học thể dục quốc phòng phải điểm danh, tôi cố nói chuẩn từ "có" đôi khi thấy ngượng mà lệch ra thành "cố", hòng giấu đi tiếng làng mình chỉ nói "cúa" mà thôi. Rồi các bạn bè gọi nhau "cậu, tớ", "bạn, mình", tôi vẫn muốn gọi những đứa bạn là "tau, mi" thấy gần gũi hẳn ra, chứ "tao, mày" đối với quê tôi lại giống người ghét bỏ.
Chuyện hai con đường bờ đạp
Người làng tôi gọi chúng là bờ đạp, cũng có nhiều người học nói tiếng phổ thông thì gọi là bờ đập, tuy nhiên khi nói về nó, chúng tôi vẫn gọi là "bờ đạp". Ngày nay, những người trẻ lớn lên có khi chẳng có mấy người biết hai con đường ấy gọi là bờ đạp nữa. Bởi có bờ đạp trở thành dĩ vãng, bờ đạp kia nghênh ngang vinh dự thành đường chính cổng làng.
Trốn tìm cảm xúc đón tết xưa
Chỉ còn một thời gian ngăn ngắn nữa là đến tết âm lịch, trời lại rét kinh khủng. Trên ti vi, đài báo liên tục đưa thông tin thời tiết, đặc biệt về nhiều nơi ở vùng cao, vùng sâu miền núi chịu ảnh hưởng của khí lạnh, vài nơi thậm chí có băng tuyết.
Cây đào ngày ấy
Trong cái se lạnh những ngày đông, làm cho con người ta thêm ngóng trông ngày xuân ấm áp nhanh tới. Cây đào trước ngõ hãy còn xanh lá, vươn mình ra đường đón bụi mỗi đợt xe qua. Cây đào này tôi trồng từ năm ngoái, sau đợt tết, cây đào trưng tết được bỏ ra khỏi chậu, trồng vào khoảnh đất trống ngay ở trước nhà.
Nhớ thời thái chuối băm bèo
Tôi vẫn nhớ cái thuở xưa ấy, sau giờ học chiều kiểu gì cũng được "giải trí" với việc băm bèo, thái rau cho lợn.
Bánh chưng của mẹ
Đối với nhiều người khác, chưa chắc món bánh chưng của mẹ tôi đã ngon bằng bánh chưng nhà họ, nhưng đối với đại gia đình tôi, bao gồm ông bà, chú bác, cô dì và con cháu, bánh chưng của mẹ tôi là ngon nhất.
Dấu cũ còn lưu
Thời gian đã qua lâu lắm rồi, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn hồi nhớ về cái không khí ngày mình còn thơ bé. Đôi khi chợt nghĩ, hay là mình đã đến cái độ tuổi "bên kia con dốc" nên toàn nhớ chuyện xửa chuyện xưa. Như bố tôi từng nói "người già hay nói Ngày xưa..." Nhưng thật sự cái dư vị ngày xưa nó hay hiện hữu, dù cho đã trải qua từ rất lâu rồi. Cũng có thể trí nhớ của tôi tốt, mà những "ám ảnh" ngày nào vẫn vướng víu trong tôi.
Về nhân vật Trịnh La trong kí ức Định Tường xưa
Sau cách mạng tháng 8/1945, trong không khí hồ hởi chào đón luồng văn hoá cách mạng mới, nhiều văn hoá xa xưa bị đánh đồng cùng hủ tục, người công dân của chế độ mới rũ bỏ hình tượng của chế đô phong kiến.
Gốc cáo trên cổ mộ
Gốc cáo nằm cô đơn giữa cánh đồng. Nó không được vinh dự như bao cây cáo (cây gạo) ở làng khác là được trồng ở đầu làng. Rất nhiều người khi nhắc về cây cáo, thường sẽ có cảm xúc thương nhớ làng quê, còn khi nhắc đến cây cáo làng tôi thì lại có cảm xúc hơi sợ, e dè.
Truyền thuyết tục săn cuốc làng Thành Phú
Làng Thành Phú vốn là một làng quê thuần nông nằm trên bãi bồi của dòng Mạn Định nên thơ tre xanh soi nước hồ trong. Từ cái thuở sơ khai, tiền nhân quê tôi đã gắn liền với đồng ruộng nên những tập tục làng thường xoay quanh ruộng đồng, bờ chuối, hàng cau...
Đội văn nghệ làng trong ký ức của mẹ tôi
Ngày nay, trẻ con không thích xem sân khấu, đặc biệt chương trình sân khấu trên truyền hình lại càng không xem. Ngay như mấy đứa cháu tôi, chúng chỉ lên Youtube xem hoạt hình hoặc mấy kênh thực tế nhí nhố mà thôi.
Một ký ức làng bị lãng quên
Giữa biết bao bộn bề cuộc sống, chúng ta thường cũng hối hả mà chạy theo guồng quay của sự phát triển đến chóng mặt của xã hội xung quanh. Đôi khi bắt gặp sự việc, hiện tượng tương tự chút ký ức mong manh, bỗng thấy trân quý, như gặp lại người bạn thân lâu năm.
Kể chuyện cổ tích làng
Thật là, ngày xưa nghèo quá, tôi còn nghe rất nhiều món ăn cổ tích làng nữa. Nay đời sống làng tôi đổi khác hoàn toàn, nhà cao cửa rộng, đường xá khang trang. Có những lúc thấy cuộc sống còn nhiều bế tắc, nghĩ đến ngày xưa của ông bà lại có thêm động lực để vươn lên.
Đâu rồi những đụn rơm rạ quê tôi
Những nhà làm nông bao giờ cũng nuôi thêm trâu bò. Ngoài việc dắt trâu bò ra đồng ăn cỏ, hay cắt cỏ về cho chúng ăn, những người dân làng tôi thường tích trữ rơm rạ qua những đụn rơm. Không những làm thức ăn cho gia súc, đụn rơm còn giúp những bữa cơm gia đình phảng mùi khói bếp. Nay kinh tế khá giả hơn, ăn cơm bếp điện, chắc hẳn sẽ có những phút giây nhiều người nhớ lại những ngày cực khổ thuở cơ hàn.