Phạm Văn Tình
Ba hoa xích tốc và ba xí ba tú
Trước hết, phải nói ngay rằng hai thành ngữ này không cùng nguồn gốc tiếng Việt và cũng không có nghĩa giống nhau.
Chữ học trò mỗi ngày mỗi xấu
Đọc thông, viết thạo là yêu cầu đầu tiên với bất cứ một học sinh nào khi bước chân vào ghế nhà trường. Viết thạo tức là phải viết đúng quy cách: chuẩn chính tả, chuẩn dạng chữ, rõ ràng, dễ đọc... Nhưng hình như gần đây kĩ năng này hoặc bị xem nhẹ, hoặc bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Kết quả là, chúng ta phải chứng kiến những trang vở học trò “chữ không ra chữ”.
Hà Nội phố, Hà Nội cây
Những ngày ngồi nhà giãn cách vì covid mới thấy nhớ biết bao những đường phố Hà Nội với bạt ngàn cây xanh đủ loại. Bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn như văng vẳng đâu đây: “Hà Nội mùa thu/ Cây cơm nguội vàng/ Cây bàng lá đỏ/ Phố xưa nhà cổ/ Mái ngói thâm nâu”. Hà Nội quả là đẹp thật. Và có lẽ, góp phần làm nên nét đẹp tươi tắn đó có sự hiện diện của những hàng cây trường tồn cùng lịch sử...
Gái thụt hai trai thụt một
“Gái thụt hai, trai thụt một” hay còn biến thể khác “Con gái thụt hai, con trai thụt một”.
Rau luộc – thực đơn mùa dịch bệnh
“Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau là món ăn thiết yếu cho mỗi bữa cơm gia đình. Thật khó tưởng tượng là trong mỗi bữa ăn của người Việt ta lại không có rau. Bây giờ đi ăn tiệc (tiệc lớn tiệc nhỏ, tiệc thành phố tiệc nông thôn…) nhìn mâm cỗ mà sợ. Xung quanh toàn những món thịt, cá, tôm, hải sản chế biến cầu kì, chất đầy. Rất ít rau mà nếu có cũng chỉ “chạy qua hàng rau” cho phải phép.
Tiếng mưa
Buồn vì đã 1 tháng (chính xác là từ 24-7-2021) phải ngồi nhà theo tinh thần giãn cách toàn xã hội. Lần đầu tiên phải “ngồi im” lâu đến thế.
Bệnh cấp uống thuốc bừa
“Bệnh” trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nhưng có một nghĩa cơ bản, chỉ “trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình thường” (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2020).
Chua ngọt tại cây
Giản đơn vì có vẻ câu này đơn giản chỉ là một nhận định thông thường mà nhà nông ta rút ra trong quá trình trồng trọt. “Bốn mùa trồng cây bốn mùa em hái quả”.
Chuyện vui độc vận
Mời mọi người cùng đọc mấy truyện vui được coi là “độc vận” sau đây:
Cứ ngỡ tiếng mưa giật mình tỉnh dậy
Mưa làm mát cho bầu trời. Mưa làm mát cho cây. Hiển nhiên rồi. Nhưng với cây cảnh, cây rau, cả cây thân mộc, thì mưa to mưa nhiều quá sẽ ảnh hưởng.
Chuyện sửa lời bài hát
Bài hát “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân đã nổi tiếng lại trở nên nổi tiếng hơn khi video clip bài hát này (do cô bé Lê Nguyễn Hương Trà - hiện đang học tại Trường THPT Chuyên ngữ ĐHQG HN - biểu diễn cách đây 18 năm (2003), bằng tiếng Việt và tiếng Ý, tại Cuộc thi hát thiếu nhi quốc tế Zecchino d’Ono lần thứ 46 ở Bologna, nước Cộng hoà Ý) đột nhiên được lan truyền trên mạng.
Bố đẻ và Cha đẻ
Trong một giờ tiếng Việt cho học sinh lớp 6 (mà tôi có đôi lần xin phép vào dự), khi giảng đến từ bố, một học sinh đã hỏi cô giáo: “Thưa cô, bố và cha có khác nhau không ạ?”. Sau đó em đã nhận được câu trả lời là: “Bố chính là cha chứ còn là gì nữa?”.
Cau phơi tái, gái đoạn tang
Nguyên văn đầy đủ câu tục ngữ này là Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà gại ổ.
Chuồn chuồn đạp nước
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Chắc nhiều người đã nghe (và nhiều trẻ em đã hát) câu tục ngữ có hình thức một câu ca dao này chứ? Chuồn chuồn là một loại côn trùng có đuôi dài, hai đôi cánh màng dạng mỏng, bay nhanh, chuyên ăn sâu bọ. Nhiều em nhỏ ở nông thôn còn thích bắt lũ chuồn chuồn thả ống bơ làm trò chơi, rất thú vị. Tuy nhiên, tạo sao dân gian lại có câu thành ngữ “chuồn chuồn đạp nước” nhỉ?
Lá mọc xanh rừng
Rừng này là “Rừng quốc gia Cúc Phương” trên mái nhà tôi đó. Nó đã thay đổi khá nhiều sau những trận mưa gần đây, đặc biệt là trong sự chuyển đổi thời tiết hướng về mùa thu đang đến gần (Lập thu sẽ vào 7-8-2021).
Bủng người tươi đách
Đây là một câu tục ngữ nói về kinh nghiệm đánh giá ai đó, cụ thể là một phụ nữ, qua một biểu hiện ngoại hình.
Canh tập tàng thì ngon
"Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn". Câu tục ngữ này hiện tại còn ít người biết và hiểu đúng nghĩa. Đến nỗi, Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) có thống kê nhưng lại để trống phần giải nghĩa và chua là "Chưa rõ nghĩa".
“Đánh gôn” hay “đánh gốp”?
Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như người Việt vẫn dùng từ "gôn" như cách gọi đã có từ bao năm nay. Tuy nhiên, không hiểu sao gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV khi đưa tin về môn thể thao này đều nhất loạt đọc là "gốp".