Bài viết mới nhất từ CCB Vương Khả Sơn/Thành Đô ( biên tập- giới thiệu)
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P36
Khoảng 16 giờ 30. Bỗng nghe mấy tiếng nổ lớn tiếp theo là tiếng súng AR15, tiếng lựu đạn, phóng lựu M79 dồn dập khoảng hơn 20 phút từ hướng bưng Đức Huệ dội lại. Linh cảm mách bảo chúng tôi, các đồng chí ấy đã bị địch phục kích! Không một tiếng súng AK đáp trả. Chúng tôi nhìn nhau và đều hiểu: "Thế là hết!".
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P35
Trở ra bưng Tân Phú, sau đó rút về Hội Đồng Sầm, Mỹ Thạnh Đông bên kia sông Vàm Cỏ. Nơi đây là căn cứ để chúng tôi tiếp tục, củng cố lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P34
Cuối năm 1976, Ân được phục viên. Một thời gian sau khi về địa phương, Ân được tín nhiệm làm trưởng công an xã. Được biết cậu ta cũng "oách" và được việc lắm. Tuy nhiên hay lên mặt, cửa quyền, làm khó dễ dân.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P33
Ngày 01 tháng 2 năm 1973, đại đội 2 - D8 chúng tôi chuyển đến ấp 4 Tân Phú. Trận đánh hôm ấy, tôi và Nguyễn Xuân Ân - quê Xuân Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh), nhập ngũ cùng ngày với tôi - bị thương bởi sự cố ĐKZ khi đang huấn luyện ở Quảng Bình hồi tháng 10/1971 mà tôi đã thuật lại ở phần “Về Trung đoàn” (vì lý do tế nhị nên tôi không nêu tên thật), ngồi cùng một công sự.
Ký ức chiến tranh: Vào trận -P32
Đêm 26-1-1973, đơn vị chúng tôi nhận lệnh đứng chân giành dân, giữ đất ở Tân Phú (địa bàn quen thuộc vốn trước đây đã tác chiến). Do ảo tưởng và chủ quan, tin vào việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định của chính quyền và quân đội Sài Gòn nên chúng tôi gần như không chuẩn bị phương án tác chiến. Thậm chí nhiều đơn vị không đào công sự chiến đấu.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P31
Ít ngày sau, chúng tôi được lệnh quay về địa bàn Tân Phú. Lúc này đã gần đến Tết Nguyên đán Quý Sửu (1973). Tất cả đơn vị được quán triệt về tình hình Hội nghị Paris để thấy được thế và lực cũng như tương quan lực lượng của ta và địch trên chiến trường.
Ký ức chiến tran: Vào trận - P30
Lực lượng của Trung đoàn sau trận ấy còn lại rất mỏng. Đơn vị được bổ sung tân binh của các tỉnh từ Thanh Hoá, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Hải Phòng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Thái Bình... bù vào chỗ thiếu hụt qua trận Công Pông Tra Bec...
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P29
Trận Xa Thia - Công Pông Tra Béc, ghi thêm một trong những bài học thất bại đắt giá cho Trung đoàn 271 chúng tôi. Tôi chợt nhớ đến một câu nói muôn thuở: "Hiện thực của chiến tranh luôn nằm ngoài quy luật thông thường!"
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P28
Sau trận thi hành bản án tiêu diệt tên ác ôn Sáu Đởm, chúng tôi chia tay với ông Năm Châu, Sáu Luật và anh chị em du kích cùng với mảnh đất An Ninh, Lộc Giang, Tân Phú, Hoà Khánh đầy ắp kỷ niệm. Họ ở lại bám dân, bám đất tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.
Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P 27
Cơ sở cho biết, Đởm đến nơi làm việc không có một quy luật nào cả. Nơi làm việc của hắn là một nhà dân ở đầu ấp chiến lược. Nhà thường đi làm vắng. Có thể sáng đến rất sớm hoặc đang trưa, hắn đến. Có khi ba hoặc bốn giờ chiều cũng nên. Thậm chí làm việc xong, hắn ăn tại chỗ rồi nghỉ lại. Đêm, di chuyển đến nơi khác để ngủ. Gần chỗ hắn làm việc, có bốt bảo an với một trung đội lính canh gác, bảo vệ. Đó là chỗ dựa cho hắn.
Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P26
Ở An Thuận một thời gian, ba chúng tôi, trong đó có Kỷ và anh Cường, chính trị viên phó đại đội (quê Diễn Châu - Nghệ An sau này trong chiến dịch bảo vệ Hiệp định Paris năm 1973, Cường đã hy sinh. Hôm đó, Kỷ, Tý và Cường chung một công sự.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P25
Lúc này khoảng 10 giờ 30. Có tiếng máy bay. Tôi nghĩ nhanh, "Thế là ăn bom rồi!" Thò đầu ra khỏi hầm nhìn lên, tôi thấy bốn chiếc A37 rầm rộ lao tới đảo mấy vòng rồi bổ nhào theo trái khói chỉ điểm của chiếc trinh sát L19 vẫn dõi theo chúng tôi từ sáng sớm. Tiếng bom rít, xé không khí như xé lụa.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P24
Hôm ấy, lợi dụng nước ròng, địch tắt máy, thả trôi tàu theo dòng nước đang xuống nên chúng tôi không nghe được tiếng máy tàu. Vi chờ đợi lâu ngày, đâm ra chủ quan nên bị động. Nếu không mất cảnh giác, trực sẵn sàng chiến đấu thì ba chiếc tàu hôm đó đã bị nhận chìm trên sông Vàm Cỏ Đông rồi!
Ký ức chiến tranh: Vào trận -P23
Lúc này, anh Nguyễn Trọng Cầu (người mà tôi đã kể về việc bị kỷ luật do sự cố ĐKZ ở Quảng Bình hồi tháng 10/1971) được điều về làm chính trị viên đại đội tôi. Anh Nguyễn Tiến Đắc (Gia Lương, Hà Bắc) làm đại đội trưởng. Anh Đắc và anh Cầu là những người người giới thiệu kết nạp Đảng cho tôi vào tháng 7 - 1973 sau này. Anh Đắc nay là thượng tá, nghỉ hưu tại quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P22
Tôi làm y tá ở D bộ (D8) một thời gian ngắn với anh Điểm (quê Hải Hưng), y sỹ tiểu đoàn. Anh vốn được đào tạo cơ bản từ miền Bắc. Tôi được anh ân cần chỉ bảo. Bởi anh là một người rất tận tuỵ với công việc, sống giản dị, nhân ái và hết mực thương yêu tôi.
Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P21
Sáng hôm sau, chúng tôi chia tay nhau để trở lại chiến trường, bổ sung về các đơn vị mới. Tôi vĩnh viễn xa cô gái Khơ me xinh đẹp, dịu dàng kia từ đấy. Không rõ sau đó, số phận đưa em đến đâu?
Ký ức chiến tranh: Vào trận - Chúng tôi trở lại Ba Thu - P 20
Ở Ba Thu, bất ngờ tôi được điều đi học một lớp y tá ngắn hạn do quân y Trung đoàn mở. Tôi rời đơn vị khi tiếng súng mặt trận đang rền vang. Mấy ngày sau khi tôi đi, các tiểu đoàn 9 và 7 tiếp tục chuyển hướng xuống Kiến Tường, sau khi đã bổ sung quân.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P19
Công sự chiến đấu của chúng tôi hình chữ Z. Một người cửa trước, một người cửa sau. Khi pháo binh hoặc không quân địch phản kích thì chui xuống công sự. Nếu địch lọt vào trận địa như hôm ở vườn nhà má Tám bên An Thuận thì tổ chức tác chiến ngay theo phương án. Dưới hầm, có sẵn một can nước lã 5 lít để uống cả ngày. Cơm trưa, nuôi quân nắm từ sáng mang theo khi vào trận (bấy giờ không có lương khô).
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P18
Ra "cứ", tôi mới có dịp soi lại mặt mình qua mặt nước hố bom. Chỉ mới hơn một tuần đánh nhau mà không nhận ra mình nữa. Hai mắt thụt sâu, thâm quầng. Má hõm vào, râu ria mọc dài ra, lởm chởm. Mặt nám đen vì khói bom đạn.