Ký ức chiến tranh
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P16
Sáng 19-5, địch nống ra càn sớm. Các đại đội bộ binh của tiểu đoàn 9 chạm súng với địch. Vẫn công thức cũ, chúng lui ra gọi pháo và bom. Chúng tôi lại gồng mình lên đội bom, pháo suốt một ngày ròng rã. Biết rõ sự lợi hại của hoả lực cối 82, chúng tìm cách tiêu diệt.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P15
Ở khẩu đội bên kia, anh Tam (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), anh Hoàng Xuân Tài (Thanh Lộc, Can Lộc) anh Võ Nhâm (Song Lộc, Can Lộc) đều hy sinh vì quả bom ấy. Thương tâm nhất là Tài và Nhâm cả hai đều chết không toàn thây. Nhâm thì bị bom hất tung lên rồi ném ra giữa ruộng, ngực và bụng anh bị phá nát.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P14
Trận tao ngộ chiến năm ấy đã đi vào lịch sử, nhưng dư âm về nó thì mãi mãi còn trong tâm thức của chúng tôi như mới ngày hôm qua. Có thể nói, đó là một tình huống cực kỳ hy hữu. Sau này chúng tôi thường gọi đùa là trận "Bắt tay với sư đoàn 25 - Tia chớp Nhiệt đới".
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P13
Đang mơ màng, tôi choàng mở mắt vì bỗng nghe tiếng phành phạch của trực thăng, rồi nhiều loạt AR15 cùng tiếng lựu đạn và M79 dội lại… Mặt trời đã lên cao, chói chang. Bọn địch đã nống (càn, phát triển) ra giải toả. Chúng đang lục soát để tảo thanh.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P12
Đêm ấy (4-5-1972), chúng tôi di chuyển trận địa. Cũng tại địa bàn Gò Nổi nhưng triển khai ở một hướng khác. Theo nhận định của tham mưu Tiểu đoàn rất có thể ngày mai địch sẽ theo hướng đó càn vào hòng chọc thủng phòng tuyến của ta.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P11
Trước đó, khi vào trận, một số anh em của đơn vị bạn (đặc công 429) đã đào sẵn một dãy dài 14 cái huyệt ngay cạnh trận địa chúng tôi. Sau khi bị lộ, đánh không dứt điểm, hy sinh nhiều, họ đưa các anh em hy sinh ra mai táng tại đấy nhưng không đủ huyệt; số còn lại phải đưa ra "cứ" ngoài bưng mới chuyển đi nơi khác chôn cất được.
Ký ức chiến tranh: Chương III - Vào trận - P10
Tôi tham gia trận đánh đầu tiên vào ngày 03-5-1972. Hôm ấy, một đêm tối trời, chúng tôi được lệnh phối hợp với một đơn vị của đoàn Đặc công 429 để tiến đánh căn cứ Lộc Giang (Đức Hòa - Long An). Đây là căn cứ nằm án ngữ phía Tây bắc tiểu khu Hậu Nghĩa (Khiêm Cương).
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P9
Nhưng rồi tôi cũng không có thời gian để mà buồn nữa. Đại đội nhận lệnh gấp rút bổ sung quân số,vũ khí, đạn dược để chuẩn bị xuống chiến trường. Không khí thật hối hả, khẩn trương.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P8
Thời gian này tôi học được khá nhiều tiếng Miên (Khơme) nên sau này, khi đơn vị có dịp trở lại Campuchia, tôi giao tiếp bằng tiếng Miên với dân khá sõi. Sau Tết cổ truyền Chôn Thơ Năm Thơ Mây, chúng tôi được chuyển về đoàn thu dung của Trung đoàn, chờ ngày bàn giao lại cho các đơn vị chiến đấu.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P7
5 giờ 30 sáng, tất cả phải ăn xong, thu dọn, nguỵ trang kín đáo và chuẩn bị xong công sự trú ẩn dã chiến. Bên cạnh bụi tre nơi chúng tôi trú quân, một hố bom lớn, nước đục nhờ.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P6
Trên đầu chúng tôi vẫn vè vè tiếng OV10 và L19. Ở phía Đông, tiếng đại bác vẫn ùng... oàng... dội lại rồi có tiếng gào rít của chiến đấu cơ và tiếng bom. Phía ấy, chắc bộ đội ta đang chống càn...
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P5
Chiều mùa khô Trường Sơn, khi ánh chiều hắt xuống những giọt nắng cuối cùng như nhuộm vàng lên màu diệp lục của lá rừng chính là lúc lòng người tê tái, trống vắng bởi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ hậu phương miền Bắc da diết.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc trường sơn -P4
Bây giờ thì chúng tôi đã tới địa phận của B3. Theo kế hoạch thì E (Trung đoàn) 271 sẽ được bổ sung cho Bộ Tư lệnh 470 ở Tây Nguyên. Đêm đêm, tiếng bom B52 vẫn ầm ầm dội đến từ các binh trạm trước và sau chúng tôi.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P3
Khác với trước đây, để chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho bộ đội hành quân trên Trường Sơn, các đơn vị hậu cần của Bộ Tư lệnh 559 lo làm kho, lán dự trữ. Bộ đội đi đến đâu, tự giác lấy theo nhu cầu của mình. Đến giai đoạn này, quân vào đông, nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ đã cạn.
Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P1
17 giờ, ngày 11-11-1971, chúng tôi được lệnh lên xe từ rừng cao su của nông trường 1-5 tại địa phận xã Cự Nẫm (Bố Trạch, Quảng Bình). Vào đầu mùa khô nhưng trời vẫn lất phất mưa và se lạnh. Đoàn xe Gats 63, mấy chục chiếc nối đuôi nhau lầm lũi tiến sang phía Tây... Càng đi sâu vào Trường Sơn, tiết trời càng lạnh.
Ký ức chiến tranh: Nhập ngũ (P2)
Nơi huấn luyện tân binh chúng tôi thuộc hợp tác xã Hồ Tây, xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tôi và mấy anh em nữa đóng quân trong nhà mẹ Trị. Năm đó, mẹ đã ngoài sáu mươi. Mẹ yêu quý chúng tôi như con đẻ. Có củ khoai bột mẹ cũng để dành phần cho.
Ký ức chiến tranh: Nhập ngũ (P1)
... Cha tôi cầm tờ giấy trong tay, điềm tĩnh, nói: - Con có lệnh gọi nhập ngũ rồi! Tôi nhớ như in câu nói của cha.
Giá trị của sự chân thực
[Lời bạt tôi viết trong cuốn sách “Ký ức chiến trận (Quảng Trị 1972-2022)” của Nguyễn Xuân Vượng, NXB Dân Trí 2022 (Phạm Thành Hưng viết Lời giới thiệu).
Ký ức chiến tranh
Cuối năm 1973; sau khoảng 8 tháng hành quân bộ dọc Trường Sơn; qua Lào, Campuchia; đoàn 2004 của chúng tôi (có khoảng 200 lính sinh viên) trở về VN và đóng quân tại Cà Tum (Tây Ninh).